Các cụm từ an điểm trong IELTS Speaking

Xin chào chào các chiến binh IELTS của IELTS Fighter! ^.^

IELTS Speaking - kỹ năng đối với một số bạn là một thử thách khó chinh phục đúng không nào? Nhưng các em đừng lo lắng, cô Diệu Linh sẽ giúp các em với công thức siêu dễ dùng, dễ ăn điểm nâng band điểm trong IELTS Speaking Part 1 nhé. Với chiến thuật này không chỉ giúp các em Speaking fluently mà còn được các examiner đánh giá cao hơn nữa nhé.

Trong bài Speaking Part 1 các em thường vướng phải các lỗi như: bài ngắn, thiếu idea, các câu thiếu liên kết, không trôi chảy,.. Để khắc phục các lỗi đó, chúng ta cùng học cách triển khai các ý bài Speaking Part 1 thật hiệu quả, đơn giản dễ dùng và dễ ăn điểm nhé.

Để bài Speaking tự nhiên hơn thì nên có lead in, pointing phrase, detail or example. Các bạn xem chi tiết video bài giảng dưới đây nhé: 

The Frist, Lead in

Chúng ta không nên trả lời trực tiếp luôn mà nên có một phần dẫn nho nhỏ [Lead in].

Các em có thể nói : As you can probaly guess,… hoặc alright, actually, ok then, well,… Phần này giúp cho bài Speaking của chúng ta tự nhiên và cho các em có thời gian để sắp xếp lại tinh thần và tự tin hơn.

The second,  Pointing phrase

Các em nên chọn 3 ideas. Đối với tứng ideas thì các em nên có các phần dẫn nho nhỏ là pointing phrase.

  • Đối với idea 1, các pointing phrase mà các em  có thể sử dụng như: I could start off by saying that…, The first thing I should mention is that …, The point I’ll like to begin with is that…,
  • Đối với idea 2, các pointing phrase mà các em có thể sử dung : As well as that, I could say that…, Another point I could add is that …, A second feature which I should mention is that…
  • Đối với idea 3, thay vì dùng In Sum, Inconclusion như thường lệ các em có thể dùng : Something else I need to comment on is that… , And I shoudn’t forget to mention that …, In addition to what I ‘ve just said, I can add that…

Note:  Lời khuyên cho các em là không nên cố gắng nhớ hết tất cả nhé, các em chỉ nên chọn những pointing phrase phù hợp nhất và luyện tập đi luyện tập lại trôi chảy nhất nhé.

Finally, Detail or example

Ví dụ:

Lead in: well as you can probably guess I come from Hanoi and I have lived here all my life.

Pointing phrase: I suppose if I have to describe Hanoi. The first thing I would say is that.

Idea 1: It’s absolutely peaceful.

Sentences: I suppose if I have to describe Hanoi. The first thing I would say is that. It’s absolutely peaceful.

Detail: Maybe one of the most peaceful cities in Southeast Asia I guess.

Vậy là cô Diệu Linh đã chia sẻ cho các em chiến thuật chinh phục IELTS Speaking Part 1 dễ dàng  hơn . Hi vọng với những công thức siêu dễ nhớ này sẽ giúp các em nâng band điểm Speaking và tự tin hơn trong kỹ năng này nhé. Cô còn rất nhều bí quyết chia sẻ cho các em, nhớ theo dõi và chờ đón xem các bài học tiếp theo tại IELTS Fighter nhé.! Chúc các chiến binh IELTS học tốt. 

Trong bài thi IELTS Speaking, một bộ phận các thí sinh nhận được các câu hỏi mà bản thân họ cảm thấy thật sự hóc búa so với khả năng, thậm chí cho dù được phép sử dụng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì cũng khó có thể cho ra một câu trả lời chi tiết và thuyết phục ngoài ba từ: “Tôi không biết!”. Tình huống khó khăn này xảy ra khi mà các thí sinh không có đủ kinh nghiệm và kiến thức nền về vấn đề mà câu hỏi IELTS Speaking đặt ra hay đơn giản hơn là họ chưa bao giờ nghe đến, nghĩ tới hoặc có hứng thú với chủ đề của câu hỏi đó. Xét ví dụ sau đây:

Examiner: “Do you think it is possible to achieve a good balance between work and leisure?”

Khi nhận được câu hỏi này từ giám khảo, đối với những thí sinh có trải nghiệm trong vấn đề này, có thể nhờ đã hoặc đang đi làm thì khả năng cao đây sẽ là một câu hỏi không quá khó khăn để xử lý, nhưng đối với các thí sinh hoàn toàn chưa có trải nghiệm ở môi trường làm việc, điển hình là phần lớn các học sinh thì đây sẽ là một thử thách không hề nhỏ. Vì thế, một số thí sinh sau một hồi ẫm ờ đành trả lời cụt ý như sau:

Candidate: “Well…I do not know!”

Đáng tiếc thay, câu trả lời phía trên thì còn quá ngắn để có thể đáp ứng tốt các tiêu chí chấm điểm của bài thi IELTS Speaking khi mà chỉ với ba từ “I don’t know” thì vẫn chưa thể hiện được rằng thí sinh có độ rộng từ vựng và ngữ pháp [Lexical Resource và Grammatical Range] đủ để đạt được band điểm cao. Không những vậy, câu trả lời này cũng chưa dài và có chiều sâu, kết nối đủ để được điểm cao cho tiêu chí mạch lạc [Coherence].

Để tránh các trường hợp đáng tiếc như trên xảy ra thì bài viết này sẽ cung cấp cho người học những cách trả lời thay thế cụm từ “I don’t know” với các cấu trúc ngữ pháp/từ vựng đa dạng, linh hoạt và dễ dàng áp dụng. Người học nên nhớ rằng IELTS là bài kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh dựa trên 4 tiêu chí trong Band Descriptor chứ không phải kiểm tra kiến thức của thí sinh dự thi. Vì thế, cho dù thật sự không có ý tưởng để trả lời thì thí sinh vẫn nên tận dụng cơ hội để thể hiện khả năng về ngôn ngữ.

Các cách diễn đạt “I don’t know” trong IELTS Speaking

Dưới đây sẽ là những cách diễn đạt thay thể câu trả lời “I don’t know” kèm phân tích chi tiết và cụ thể để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt cũng như áp dụng vào bài IELTS Speaking của riêng mình. Cũng lưu ý rằng người học cũng nên tích cực luyện tập sử dụng một cách chuẩn xác các cấu trúc này để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong bài thi IELTS Speaking.

Cách 1: “Chưa từng nghĩ đến vấn đề này bao giờ!”

Ví dụ:

Đoạn hội thoại mẫu

Examiner: “Do you think it is possible to achieve a good balance between work and leisure?”

Dịch: “Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự cân bằng tốt giữa công việc và giải trí không?”

Candidate: “I’m not entirely sure to be honest, it is something that I have never thought about before in my life simply because I’m still a student. However, I imagine it must be rather challenging to get the balance right in this competitive world of work. I’m sorry, that was not a very detailed answer. If I had had more time, I could have given a better one.”

Dịch: “Thành thật mà nói thì tôi không chắc chắn lắm, đó là một điều mà từ trước tới nay tôi chưa bao giờ nghĩ đến đơn giản bởi vì tôi vẫn là học sinh. Tuy nhiên, tôi có thể tưởng tượng được rằng sẽ rất khó khăn để có thể đạt được một sự cân bằng trong thế giới công việc đầy sự cạnh tranh này. Tôi xin lỗi, đó không phải là một câu trả lời chi tiết cho lắm. Nếu mà tôi có thêm thời gian, tôi đã có thể đưa ra một câu trả lời tốt hơn rồi.”

Phân tích

Phân tích câu trả lời

Trong câu trả lời phía trên, thí sinh này đã mở đầu câu trả lời của mình bằng câu nói thật rằng mình chưa từng suy nghĩ đến vấn đề này bao giờ: “I’m not entirely sure to be honest” – một câu trả lời sử dụng được cụm từ vựng “not entirely sure to be honest”. Tiếp đến, trong câu “it is something that I have never thought about before in my life”, thí sinh đã sử dụng thì hiện tại hoàn thành giúp tăng độ rộng ngữ pháp của bản thân và ăn điểm ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Speaking.

Có thể thấy, câu trả lời “However, I imagine it must be rather challenging to get the balance right in this competitive world of work” mà thí sinh đưa ra chưa thực sự giải quyết được yêu cầu “đánh giá liệu có thể cân bằng giữa công việc và giải trí” của câu hỏi. Nhưng thay vì kết thúc câu trả lời của mình ngay tại đây, thí sinh này đã khéo léo chèn vào một câu xin lỗi có cấu trúc rất hay “I’m sorry, that was not a very detailed answer. If I had had more time, I could have given a better one.” – trong câu này, thí sinh này đã sử dụng được cả thì quá khứ đơn [that was not…] và điểm ngữ pháp câu điều kiện loại 3 [If I had had…, I could have given…] chứng tỏ bản thân có thể sử dụng đa dạng các điểm ngữ pháp.

Cấu trúc

“I’m not entirely sure to be honest, it is something that I have never thought about before in my life simply because [đưa ra lý do đơn giản hoặc có thể bỏ luôn phần “simply because” này]. However, I imagine/guess [đưa ra ý tưởng trong phạm vi khả năng về vấn đề được đặt ra trong câu hỏi và cố gắng paraphrase lại nếu được]. I’m sorry, that was not a very detailed answer. If I had had more time, I could have given a better one.”

Cách 2: “Chưa từng làm việc này bao giờ!”

Ví dụ

Examiner: “What qualities should a good inventor have?”

Dịch: “ Những phẩm chất mà một nhà phát minh giỏi cần có là gì?”

Candidate: “I’m probably not the best person to answer this question because I’ve never invented anything or wanted to do so. But I suppose inventors need to possess a good scientific or technical background. Well…I wish I could think of a more detailed answer, but…I’m sorry, my mind has gone blank!”

Dịch: “Tôi có lẽ không phải là người tốt nhất để trả lời câu hỏi này vì tôi chưa bao giờ phát minh ra bất cứ thứ gì hoặc muốn làm như vậy. Nhưng tôi cho rằng các nhà phát minh cần phải có một nền tảng khoa học hoặc kỹ thuật tốt. Chà… tôi ước tôi có thể nghĩ ra một câu trả lời chi tiết hơn, nhưng… tôi xin lỗi, đầu óc tôi đã trở nên trống rỗng!”

Phân tích

Trong câu trả lời phía trên, thí sinh này đã mở đầu câu trả lời của mình bằng câu thú nhận rằng bản thân chưa bao giờ thử sức với các lĩnh vực được đưa ra trong câu hỏi nên không biết: “I’m probably not the best person to answer this question because I’ve never invented anything or wanted to do so”. Trong câu này, thí sinh đã sử dụng thì hiện tại hoàn thành [I’ve never invented] và điểm ngữ pháp so sánh nhất [not the best person] giúp tăng độ rộng ngữ pháp của bản thân và ăn điểm ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Speaking.

Ở câu trả lời ngay sau đó là: “But I suppose inventors need to possess a good scientific or technical background.”, thí sinh này đã đưa ra được ý tưởng liên quan tới vấn đề trong câu hỏi [có nền tảng khoa học hoặc kỹ thuật tốt] nhưng chưa đi sâu phân tích, giải thích. Nhưng thay vì kết thúc câu trả lời của mình ngay tại đây, thí sinh này đã khéo léo chèn vô một câu xin lỗi có cấu trúc rất hay “Well…I wish I could think of a more detailed answer, but…I’m sorry, my mind has gone blank!” – trong câu này, thí sinh đã sử dụng được cấu trúc ngữ pháp thể hiện sự mong ước [I wish] và thì hiện tại hoàn thành [my mind has gone blank], chưa kể đến việc cụm từ này là một thành ngữ [my mind goes blank = đầu óc trống rỗng không nghĩ được gì thêm], giúp thí sinh này thể hiện rằng bản thân có vốn ngữ pháp và từ vựng tốt.

Cấu trúc

“I’m probably not the best person to answer this question because I’ve never + V3 [đưa ra lý do là từ trước tới nay mình chưa bao giờ làm hay muốn làm việc tương tự]. But I suppose [đưa ra ý tưởng trong phạm vi khả năng về vấn đề được đặt ra và paraphrase câu hỏi nếu có thể]. Well…I wish I could think of a more detailed answer, but…I’m sorry, my mind has gone blank!”

Cách 3: “Không có hứng thú về chủ đề này!”

Ví dụ

Examiner: “Why do many people like to visit historical buildings?”

Dịch: “ Tại sao nhiều người thích đến thăm các công trình lịch sử?”

Candidate: “I really haven’t got a clue what to say because I’m not particularly interested in architecture so it’s not something I’ve ever considered. I suppose if pushed, I would have to say people are keen on visiting old buildings simply because they want to know more about the history of these places. Other than that, I haven’t got the faintest idea!”

Dịch: “Tôi thực sự không biết phải nói gì vì tôi không đặc biệt quan tâm đến kiến trúc nên đó không phải là điều tôi từng xem xét tới. Tôi cho rằng nếu phải trả lời, tôi sẽ phải nói rằng mọi người rất muốn đến thăm các tòa nhà cổ chỉ vì họ muốn biết thêm về lịch sử của những nơi này. Ngoài ra, tôi thực sự không biết!”

Phân tích

Phân tích câu trả lời

Trong câu trả lời phía trên, thí sinh này đã mở đầu câu trả lời của mình bằng câu nói rằng mình không hề hứng thú về chủ đề này nên thực sự không biết gì cả: “I really haven’t got a clue what to say because I’m not particularly interested in architecture so it’s not something I’ve ever considered”. Trong câu này, thí sinh đã sử dụng thì hiện tại hoàn thành [I haven’t got và I’ve ever considered] và thành ngữ [not have a clue] giúp tăng độ rộng ngữ pháp và từ vựng của bản thân và ăn điểm ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy và Lexical Resource.

Ở câu trả lời tiếp theo: “I suppose if pushed, I would have to say people are keen on visiting old buildings simply because they want to know more about the history of these places.”, thí sinh này đã đưa ra được ý tưởng liên quan tới vấn đề trong câu hỏi [muốn biết thêm về lịch sử của những tòa nhà cổ] nhưng chưa đi sâu phân tích, giải thích. Nhưng trong câu này thí sinh đã lồng ghép được câu điều kiện loại 2 [if pushed, I would…], từ đó cho giám khảo thấy rằng bản thân có khả năng sử dụng đa dạng các điểm ngữ pháp.

Thêm vào đó, thay vì kết thúc câu trả lời của mình ngay tại đây, thí sinh này đã tiếp tục khẳng định lại việc mình không biết gì về chủ đề này với câu: “Other than that, I haven’t got the faintest idea!” – trong câu này, thí sinh này đã sử dụng được thì hiện tại hoàn thành [haven’t got] kết hợp với cụm từ “not have the faintest idea” giúp thể hiện bản thân có một trường từ vựng lẫn ngữ pháp tốt.

Cấu trúc

“I really haven’t got a clue what to say because I’m not particularly interested in [chủ đề chung của câu hỏi] so it’s not something I’ve ever considered. I suppose if pushed, I would have to say [đưa ra ý tưởng trong phạm vi khả năng về vấn đề được đặt ra và paraphrase lại câu hỏi nếu được]. Other than that, I haven’t got the faintest idea!”

Tổng kết

Đôi khi trong bài thi IELTS Speaking, việc gặp phải những câu hỏi hóc búa là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng thay vì chỉ ậm ừ giữ im lặng hay chỉ đơn thuần nói ra ba từ “I don’t know” với khả năng cao điểm số bị ảnh hưởng, bạn đọc nên học thuộc lòng và áp dụng một trong 3 cách diễn đạt mà bài viết đã cung cấp ở trên để vẫn xử lý được một cách khéo léo, ấn tượng các trường hợp gặp câu hỏi mà bản thân không biết trả lời.

Lê Hoàng Tùng

Video liên quan

Chủ Đề