Cách bảo quản dưa lưới đã cắt

Thông tin tác giả

Tham khảo

X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 16.973 lần.

Dưa lưới phải chín trên cây mới có hương vị tươi ngon nhất. Tuy nhiên, bạn có thể làm chín dưa lưới đã cắt khỏi cành thêm vài ngày nữa để cải thiện màu sắc, kết cấu và độ mọng nước của quả dưa.

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Làm chín dưa lưới trên cây

  1. 1
    Kiểm tra khi quả dưa đã chuyển màu.[1] Bạn đừng bao giờ hái dưa lưới khi vỏ quả còn xanh vì chắc chắn nó sẽ không chín. Khi bắt đầu chuyển màu da hoặc màu vàng thì có lẽ là quả dưa đó đã chín.
    • Bạn không nên chỉ dựa vào màu sắc để thu hoạch dưa lưới. Quả dưa màu xanh chắc chắn là chưa chín, nhưng dưa màu vàng hoặc màu da cũng chưa chắc là đã chín.
    • Tuy nhiên, ngay cả khi quả dưa chưa chín thì bạn cũng sẽ đoán được dưa sắp chín hay chưa bằng cách nhìn vào màu sắc.
    • Dưa lưới phải được để cho già hẳn trên cây. Không như các loại quả khác, lượng đường trong dưa sẽ không tăng lên sau khi được hái, vì vậy dưa lưới sẽ không ngọt thêm sau khi đã rời cành. Màu sắc và kết cấu của dưa có thể thay đổi, nhưng vị ngọt thì không.
  2. 2
    Tim đường nứt xung quanh cuống.[2] Thông thường, dưa lưới chín sẽ có một đường nứt nhỏ vòng quanh cuống tại điểm gắn với quả dưa.
    • Nếu không chắc đường nứt đã đủ sâu hoặc đã nứt hẳn chưa, bạn hãy thử ấn vào bên cạnh cuống quả dưa.[3] Đặt ngón tay cái ngay bên cạnh cuống. Bạn chỉ nên ấn nhẹ, và cuống quả dưa phải rời ra dễ dàng.
  3. 3
    Thu hoạch dưa. Ngay khi quả dưa đã chuyển màu vàng và xung quanh cuống đã nứt hẳn thì nghĩa là dưa đã chín và phải được thu hoạch ngay.
    • Đừng để dưa lưới chín quá lâu mới thu hoạch. Nếu dưa đã tự rụng khỏi cành thì có lẽ là đã quá chin. Khi đó hương vị và kết cấu dưa sẽ không còn ngon nữa.

Phần 2
Phần 2 của 3:
Làm chín dưa lưới đã hái

  1. 1
    Biết điều gì sẽ xảy ra. Như đã nhắc ở trên, vị của quả dưa lưới sẽ không thay đổi khi bạn làm chín dưa sau khi đã hái, vì thịt quả dưa không chứa tinh bột để có thể chuyển hóa thành đường. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện màu sắc, kết cấu và độ mọng nước, vì vậy quá trình này vẫn có ích nếu bạn vừa hái một quả dưa đã già hoặc chưa được chín lắm.
  2. 2
    Bỏ quả dưa vào túi giấy nâu.[4] Chọn túi giấy nâu đủ rộng để đựng vừa quả dưa và còn một chút khoảng trống. Bạn không nên bọc quả dưa quá chặt. Lý tưởng nhất là túi phải còn một khoảng trống nhỏ để không khí lưu thông bên trong.
    • Nhớ đóng kín miệng túi khi bạn bắt đầu làm chín dưa.
    • Khí ê-ty-len sinh ra từ dưa lưới trong quá trình quả chín sẽ không thoát ra ngoài do túi giấy đóng kín. Khí ê-ty-len trong túi sẽ tiếp tục gia tăng, và khí ê-ty-len được duy trì ở mức cao sẽ giúp dưa chín nhanh hơn.
    • Bạn cần dùng túi giấy thay vì túi ni lông. Túi giấy có lỗ thông khí, vì vậy khí carbon dioxide có thể thoát ra ngoài, đồng thời khí ô xy có thể lọt vào trong túi giấy. Nếu không có không khí lưu thông ở mức tối thiểu như vậy, quả dưa có thể sẽ bị lên men.
  3. 3
    Bạn có thể cho một quả chuối hoặc quả táo vào túi. Khi bạn cho chuối hoặc táo chín vào túi, khí ê-ty-len sẽ càng sinh ra nhiều hơn bên trong túi, và quá trình chín dưa sẽ càng diễn ra nhanh hơn.
    • Chuối và táo khi chín sinh ra lượng khí ê-ly-len cao hơn những loại quả khác, vì vậy đây là các loại quả thích hợp để làm chín dưa.
  4. 4
    Để quả dưa ở nơi có nhiệt độ phòng cho đến khi chín.[5] Quá trình làm chín dưa thường chỉ mất hai ngày, có khi sớm hơn.
    • Đảm bảo không để quả dưa ở nơi quá nóng hoặc lạnh. Bạn nên tránh những khu vực có độ ẩm cao hoặc nơi có luồng gió mạnh.
    • Thỉnh thoảng kiểm tra để đảm bảo rằng dưa không chín quá sớm.

Phần 3
Phần 3 của 3:
Nhận biết dưa chín

  1. 1
    Kiểm tra đầu cuống.[6] Nếu bạn mua dưa thay vì hái trong vườn nhà, đầu tiên bạn cần chắc chắn là trên quả dưa không có cuống. Đừng mua quả dưa vẫn còn cuống, vì điều này có nghĩa là quả dưa đã được thu hoạch trước khi già hẳn trên cây. Quả dưa lưới như vậy sẽ không bao giờ chín.
    • Bạn cũng nên kiểm tra vòng nứt xung quanh đầu cuống của quả dưa. Nếu có những vết rách trên vỏ xung quanh đầu cuống, có thể quả dưa đó đã được hái quá sớm.
    • Nhớ rằng đầu cuống quả dưa phải hơi lõm xuống, vì điều này ám chỉ là quả dưa được bứt ra dễ dàng. Nếu đầu cuống quả dưa hơi lồi lên thì đó là dấu hiệu khác cho thấy nó được thu hoạch quá sớm.
    • Bạn cũng nên tránh chọn những quả dưa có đầu cuống mềm trông thấy, và có các giọt nước xung quanh đầu cuống. Đây là dấu hiệu cho thấy quả dưa đã quá chín.
  2. 2
    Quan sát kết cấu lưới trên vỏ quả dưa. Vỏ dưa lưới phải có một lớp lưới dày, xù xì và rõ rệt bao bọc toàn bộ bề mặt vỏ.
    • Tuy nhiên, phần lưới trên vỏ dưa không phải chỗ nào cũng nổi rõ. Bạn đừng đòi hỏi quả dưa phải đồng đều một cách hoàn hảo.
  3. 3
    Lưu ý màu sắc. Nếu bạn mua dưa thay vì hái tại vườn nhà, hãy kiểm tra màu sắc trên vỏ quả dưa trước khi mua. Vỏ dưa phải có màu ánh vàng, vàng hoặc màu da.
    • Nếu vỏ dưa vẫn còn hơi xanh thì tức là quả dưa đó chưa chín.
  4. 4
    Kiểm tra bằng xúc giác. Ấn nhẹ vào đáy quả dưa. Vỏ quả dưa phải hơi lún xuống một chút khi bạn ấn vào. Nếu thấy còn cứng, bạn nên để cho dưa chín ở nhiệt độ phòng khoảng một ngày.
    • Ngược lại, nếu quả dưa lún xuống quá nhiều hoặc bạn có cảm giác mềm nhũn thì tức là nó đã quá chín.
    • Tương tự, bạn nên nhấc quả dưa lên khi kiểm tra. Khi chín, dưa lưới dường như nặng hơn so với kích thước của nó.
  5. 5
    Ngửi quả dưa. Ngửi đáy quả dưa thay vì trên đầu cuống. Phần nhô lên của quả phải ở ngay dưới mũi khi bạn hít vào, và bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của dưa lưới khi chín.
    • Nếu chưa thấy mùi thơm, bạn hãy thử làm chín dưa thêm khoảng nửa ngày nữa.
    • Nếu chưa quen với mùi dưa lưới, bạn chỉ cần để ý mùi ngọt dễ nhận biết.
    • Quả dưa sẽ bắt đầu mềm và thơm ở dưới đáy trước, vì vậy mùi thơm ở đáy quả dưa sẽ mạnh nhất và dễ nhận ra nhất.
  6. 6
    Hoàn thành.

Lời khuyên

  • Dưa lưới chín cắt vuông có thể bảo quản trong hộp đậy kín và cất trong tủ lạnh một hoặc hai ngày.
  • Khi dưa lưới đã chín, bạn có thể để nguyên quả dưa trong tủ lạnh đến 5 ngày.
  • Dưa lưới chín cắt khúc cần được bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh đến 3 ngày. Bạn nên để nguyên phần hạt để giúp cho phần thịt quả không bị khô quá sớm.

Cảnh báo

  • Dưa lưới sẽ không chín sau khi đã bị cắt ra, vì vậy bạn sẽ chẳng thể làm gì để cứu vãn nếu đã cắt quả dưa và phát hiện là nó chưa chín. Bạn cần phải chắc chắn là dưa đã chín trước khi cắt.

Những thứ bạn cần

  • Túi giấy nâu
  • Chuối hoặc táo chín

Video liên quan

Chủ Đề