Cách bọc sách giáo khoa lớp 1

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường và bàn tay con người, nên bìa sách là một trong những bộ phận dễ bị hỏng nhất của một quyển sách. Nếu không được bảo quản đúng cách, bìa sách dễ trở nên nhăn nheo, rách hoặc bạc màu theo thời gian khiến giá trị của cuốn sách giảm đi về mặt thẩm mỹ cũng như khả năng sử dụng. Sau đây, mình xin hướng dẫn một cách bọc sách khá đơn giản và hiệu quả mà tất cả mọi người đều có thể làm được ở nhà.

1. Các cách bọc sách thường dùng

Bọc sách bằng giấy bọc tự cắt, ghim bấm hoặc keo dán hai mặt: Đây là phương pháp thường được dùng cho các sách vở học tập. Ưu điểm của cách này là đơn giản và có thể sử dụng cho nhiều sách có kích cỡ sách khác nhau, tuy nhiên nó lại khá xấu và làm phá vỡ kết cấu bìa sách.

Bọc sách tự động bằng máy của một số nhà sách online như tiki, vinabook: Ưu điểm của cách bao này là đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên đòi hỏi người dùng phải mua sách tại các đơn vị này với giá thành bọc sách khá đắt [từ 2-3k/1 quyển]

Bọc sách bằng các loại giấy bọc có keo dán được sản xuẩt sẵn: Ưu điểm của cách này là rất đơn giản và nhanh chóng. Khuyết điểm là các giấy bọc thường chỉ có kích cỡ 14.5×20.5 cm và 17x24cm. Ngoài ra giấy bọc này thường không khít [cùng một kích thước nhưng sách của mỗi đơn vị phát hành lại khá chênh lệnh nhau], có logo hình con nai [hiệu Thanh Ngọc] khá củ chuối và có giá 1000 đồng/ 1 giấy bọc loại tốt.

Bọc sách bằng loại giấy nilon mềm hai lớp: Ưu điểm của cách này là chi phí rẻ, sách được bọc khá khít, rõ ràng và vẫn có thể lột ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, với các loại sách với nhiều kích cỡ khác nhau thì cách bọc này khá tốn công.

Lưu ý là cách bọc sách bằng giấy nilon mềm 2 lớp này chỉ có hiệu quả với các loại sách bìa mềm.

2. Các kích cỡ sách thường được sử dụng

Vào thế kỷ thứ 13, Villard de Honnecourt [một kiến trúc sưở vùng Picardy miền bắc nước Pháp] đã tìm ra cách xác định tỷ lệ giữa khổ in và khổ bát chữ [sau này được gọi là tỷ lệ vàng] để tạo nên một trang thiết kế hài hòa cho mọi khổ sách.

Khổ sách thường phụ thuộc vào đối tượng đọc và cũng phải in được trên khổ giấy hiện có trên thị trường [để tiết kiệm chí phí giấy in nếu sách được in số lượng lớn, có khi đến vài ngàn quyển]. Ở Viêt Nam hiện có các cỡ sách thông dụng như sau:

Sách bỏ túi: Có các kích cỡ 10×15 cm, 10.5×17.5 cm, 10×18 cm

Sách thông thường: Có các kích cỡ 13×19 cm, 14.5×20.5 cm, 12×20 cm

Sách lớn: Có các kích cỡ 15x24cm, 16×24 cm, 17x24cm

Sách có hình dạng và kích thước đặc biệt.

3. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

Các dụng cụ chính: Kéo, dao lam, dao mũi nhọn, thước kẻ nhựa mỏng,

Giấy bọc sách bằng nilon mỏng 02 lớp: Ở Đà Nẵng, có thể mua ở cửa hàng Hợp Lực 20 Nguyễn Chí Thanh. Nếu để bọc sách số lượng lớn có thể mua 01 cuộn 30 m, chiều rộng 0.8 m với giá 280k. Và cũng có thể mua lẻ với giá 15k/1m tới.

4. Các bước tiến hành

a. Dùng kéo và thước cắt giấy bọc theo kích cỡ của cuốn sách, để thừa mỗi cạnh một khoảng từ 2,5-3cm

Với các khổ sách loại thường, chiều rộng khổ nilon 0.8m có thể dùng để đặt 4-5 cuốn sách [đã tách nilon ra làm đôi], tính theo 1 mét tới ta có thể bọc khoảng 4×4=16 [hoặc 20] cuốn sách.

b. Dùng dao lam và mũi dao nhọn tách giấy bọc thành 02 mảnh [ Chú ý hai cạnh chạy dọc theo khổ nilon đã được dán lại]

c. Úp mặt trong [hơi ướt] của giấy bọc vào bìa sách, sau đó dùng kéo cắt 2 góc ở gáy.

d. Gấp các cạnh của giấy bọc vào bên trong theo thứ tự: cạnh dọc trước cạnh ngang sau, cạnh dưới trước cạnh trên sau. Dùng thước nhựa miết vào các cạnh ngay sau khi gấp để cố định.

e. Kiểm tra chỉnh sửa các chênh lệch rồi dùng một ít sách nặng chồng lên cuốn sách vừa được bọc. Sau khoảng 01 ngày, lớp giấy bọc mềm sẽ cứng lại và bám chắc vào bìa sách.

Advertisements

Share this:

Related

  • Tôi dừng việc hẹn hò vì tôi tìm thấy nhiều thứ khác tốt hơn cho mình
  • April 10, 2016
  • In "Dịch"
  • Phim vs. Sách: Chúa tể của những chiếc nhẫn Hội Đồng Hành
  • May 24, 2015
  • In "Nghệ thuật và giải trí"
  • Phim vs. Sách: Chúa tể của những chiếc nhẫn Tổng quan
  • May 22, 2015
  • In "Nghệ thuật và giải trí"

Video liên quan

Chủ Đề