Cách chạy xe trên đường cao tốc

Lái xe trên cao tốc thật thú vị nếu bạn hiểu luật, phán đoán tốt tình huống và quan trọng là tâm thế thoải mái.

Đọc một số bài và các ý kiến về việc lái xe trên cao tốc tôi mạn phép chia sẻ tám lưu ý để các bác tài có một chuyến đi thú vị. 

 Thứ nhất, điều tiên quyết để lái xe an toàn là phải nắm rõ luật.

Thứ hai, khi lái xe đầu óc phải thoải mái, đừng ấm ức với những bác tài khác đi không giống ý mình. Khi đầu óc tài xế căng thẳng sẽ làm cho khả năng phân tích, xử lý tình huống, quan sát... bị kém đi rất nhiều, gây ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Nếu lái xe mà cảm thấy bực bội khi đi đường thì tốt nhất là không nên lái xe. 

Thứ ba, chú ý biển báo trên đường cao tốc [mỗi đường cao tốc lại có chỉ dẫn khác nhau tùy tình hình thực tế]. Đường có bao nhiêu làn, chia làn thế nào, tốc độ các làn là bao nhiêu, khoảng cách an toàn giữa xe trước và xe sau... lưu ý tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu. Không được đi quá tốc độ tối đa thì ai cũng biết rồi nhưng tốc độ tối thiểu thì rất khó để xử phạt. Vì tốc độ tối thiểu còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế trên đường. Camera giám sát rất khó để ghi lại chi tiết, chính xác điều kiện thực tế trên đường [Độ phân giải, tầm nhìn xa, đường xấu...].

Ngoài ra tầm nhìn, kinh nghiệm, phân tích tình huống của mỗi bác tài là khác nhau [xi-nhan phải rẽ trái, xe mở cua để quay đầu, người say rượu và ngủ gật lái xe...]. Cứ chăm chăm chạy với tốc độ cho phép mà không phân tích tình huống rất dễ xảy ra tai nạn hoặc 'dính' lỗi không làm chủ tốc độ. Khoảng cách giữa xe trước vào xe sau trên cùng một làn đường, lỗi này cũng khó "bắt" vì chỉ dựa vào ước lượng bằng mắt của mỗi người.

Thứ tư, nên đi trên làn đường nào - điều này phụ thuộc vào biển báo [tốc độ, loại xe] và trình độ của người lái xe. Nhiều người tranh cãi về vấn đề này thì tôi cũng xin chia sẻ như sau: Nếu là đường bốn làn, biển báo chỉ quy định tốc độ chạy trên làn đường [không quy định loại xe] thì thường sẽ gồm hai làn đồng tốc phía sát tim đường, một làn có tốc độ thấp hơn nằm ở giữa và một làn đường dừng khẩn cấp phía lề đường. Không tính làn đường dừng khẩn cấp, tôi sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng làn:

Làn tốc độ thấp có ưu điểm: di chuyển chậm, dễ căn đường [cái này là do tâm lý khi phải căn một bên]... Nhược điểm, thường phải vượt xe tải vì những xe này chở hàng nặng lưu thông với tốc độ thấp. Khi xe tải gặp đường dốc lên, đường lồi lõm, đường "chờ lún"... thường phải giảm tốc độ và khi lấy lại tốc độ sẽ rất chậm. Đường xe tải đi nhiều thường xấu, nhiều vệt bánh xe. Những người mới lái đi làn này mỗi lần phải vượt là một vấn đề không dễ.

Làn đồng tốc [ở giữa] có ưu điểm là lưu thông được tốc độ cao, tầm nhìn tốt... Nhược điểm là khó căn hai bên [với lái mới], tốc độ tối đa lớn. Người mới lái đi làn này thường hay chệch tay lái, không bám được làn nên cảm thấy đi làn này nguy hiểm.

Làn đồng tốc sát tim đường, ưu điểm là tốc độ cao, quan sát tốt, chỉ phải căn một bên đường... Nhược điểm là tốc độ tối đa hay bị xe sau nháy đèn, bấm còi xin vượt. Với lái mới mà "bò" ra làn này họ thường kệ, không quan tâm vì chuyển làn là cả một vấn đề lớn.

Với các ưu nhược điểm ở trên thì dễ thấy tại sao những người mới lái, đi với tốc độ thấp lại thích đi làn sát tim đường. Chỉ ra như vậy không phải để cổ vũ người mới lái cứ "bò" ra làn tốc độ cao để đi mà là để những người này tự nâng cao tâm lý, kỹ năng tay lái của mình không gây ảnh hưởng đến người khác. Đối với những người lái lâu năm thì có thể thông cảm cho những người mới lái. Thực ra, lái già không quan tâm đâu vì họ hiểu và họ có kinh nghiệm, có giải pháp. Mỗi chuyến đi là mỗi niềm vui đối với họ bất kể đường xá ra sao.

Với kinh nghiệm cá nhân tôi thì chuyển làn, đi làn nào có tầm nhìn phía trước xa nhất dễ quan sát, phán đoán tình huống từ đó đưa ra được giải pháp hợp lý.

Thứ năm, chuyển làn - muốn chuyển làn thì phải xi-nhan, quan sát đủ điều kiện thì mới được chuyển. Tốc độ tăng, giảm hay giữ nguyên phụ thuộc vào tình huống và tình hình thực tế [chú ý tốc độ cho phép].

Thứ sáu, vượt xe là vượt qua xe khác trên cùng làn đường, phần đường để xe chạy được phân định bằng vạch kẻ. Tuy nhiên, đường cao tốc tôi chưa thấy đường nào có làn đủ rộng để hai xe cùng đi trong một làn nên xin phép không gọi là vượt xe mà gọi là qua xe. Đã không có vượt xe thì sẽ không có lỗi vượt phải nhé.

Thứ bảy, qua xe như thể nào. Qua xe có hai kiểu qua, qua cùng làn và qua khác làn.

Qua xe khác làn, đầu tiên phải đi gần đến xe định qua. Khi đến gần vị trí gương chiếu hậu của xe phía trước ở làn bên cạnh có thể nhìn thấy xe của mình thì giữ tốc độ bằng với xe định qua sau đó nháy đèn, còi [còi và nháy vài cái cho chắc] để báo hiệu cho xe kia. Nếu có vấn đề thì họ sẽ xi-nhan theo hướng xe định qua [có thể họ sẽ chuyển làn]. Lúc đó lái xe phải giảm tốc để theo dõi tình hình rồi mới đưa ra phương án tiếp theo. Nếu không có vấn đề gì thì xe phía trước sẽ giữ làn để xe qua, khi đó lái xe đạp ga cho đến khi mũi xe mình ngang thân xe định qua nhả ga khoảng 2 giây [tình huống xe định qua gặp tình huống mà chuyển làn bất ngờ còn phanh kịp]. Nếu không có vấn đề gì thì lái xe tiếp tục đạp ga để qua một cách mượt mà, nhanh chóng mà vẫn trong tốc độ cho phép. Chú ý, không đi song song với các xe tải, container vì giảm tầm nhìn và có nhiều yếu tố bất ngờ hay xảy ra [nổ lốp, lật thùng...].

Nhiều lái xe cho rằng sao không có xi-nhan thì tôi xin thưa là có cũng được không có cũng được. Bắt được lỗi đó thì CSGT không dễ mà bỏ qua đâu. Giống như câu chuyện đi vào đường cong có phải xi-nhan ko thôi.

Qua xe cùng làn, đầu tiên phải xi-nhan xin chuyển làn rồi quan sát, khi đủ điều kiện thì chuyển làn thôi. Qua bằng làn nào thì phụ thuộc vào tốc độ cho phép trên làn đó có phù hợp với tốc độ để xe có thể qua xe hay không. Khi chuyển làn xong thì quay về bước qua xe khác làn như trên.

Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi, bài viết có gì sai sót mong các lái xe giàu kinh nghiệm đóng góp thêm.

Chúc mọi người lái xe vui vẻ!

Độc giả TungLV

Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đi [hòa] vào đường cao tốc là một trong những bài học cực kỳ căng thẳng chúng ta đều đã học trong các bài học dành cho lái xe. Vì điều kiện của đường cao tốc [và những người lái xe khác] không thể đoán trước được nên rất khó có thể áp dụng cùng một cách cho bất cứ tình huống nào. Hiểu rõ luật giao thông và có phản xạ lái xe nhuần nhuyễn là chìa khóa để có thể hòa vào đường cao tốc một cách an toàn. Xem bước 1 để biết thêm tất cả những gì bạn cần biết để có thể hòa vào đường cao tốc mà không gây va chạm.

  1. 1

    Tăng tốc cùng tốc độ với các xe khác. Bước đầu tiên để hòa vào đường cao tốc an toàn là đảm bảo bạn đang đi cùng tốc độ với xe khác trên đường cao tốc. Đi vào làn đường tăng tốc - lối vào đoạn đường nối hoặc điểm bạn nhập vào đường cao tốc – để nhanh chóng tăng tốc.

    • Hòa vào đường cao tốc với cùng tốc độ với các xe khác sẽ đảm bảo bạn không tạo ra tình huống nguy hiểm khi có xe đang chạy tốc độ cao ở phía sau.
    • Nhìn vào gương và chú ý đến các xe khác trong khi bạn tăng tốc. Bạn có thể phải đợi một hoặc hai nhịp trước khi tăng đến tốc độ cần thiết nếu bạn nhìn thấy dòng xe đang đi đến quá nhanh ở làn xe bạn định hòa vào.

  2. 2

    Hãy bật tín hiệu xin vào. Hãy bật sớm để những lái xe khác biết bạn định làm gì. Việc này cho họ thời gian để có những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mình là người hòa vào dòng xe, bạn không có quyền được ưu tiên phần đường. Những người lái xe khác không muốn bị chạy ra khỏi làn đường của mình, thay vào đó họ sẽ giữ nguyên tốc độ và tất cả phụ thuộc vào việc bạn có điều chỉnh tốc độ và hòa vào làn xe một cách an toàn hay không.

  3. 3

    Tìm khoảng trống trong làn đường. Nếu giao thông trên đường cao tốc quá đông, bạn sẽ phải tìm một khoảng trống để hòa vào. Để ý nhìn đường, nhưng hãy nhìn gương và cả phía sau để biết khi nào an toàn để có thể di chuyển vào. Cùng lúc đó việc duy trì tốc độ thích hợp sẽ cho phép bạn hòa vào dòng phương tiện một cách an toàn.

    • Nhìn vào gương chiếu hậu trong xe, sau đó là gương ở phía người lái.
    • Liếc qua để chắc chắn không có xe nào ở điểm mù [ngay phía sau bạn trong làn đường bạn đang hòa vào].
    • Kiểm tra xem có ai đi chậm lại hoặc dừng ở đường nối/đường nhập vào trước mặt bạn hay không.

  4. 4

    Hòa vào đường cao tốc nếu an toàn. Khi bạn nhìn thấy khoảng trống, hãy lái xe vào. Sau đó bạn nên lái xe ở cùng tốc độ với các phương tiện khác trên đường. Chú ý đến các xe xung quanh khi bạn hòa vào; bạn sẽ cần phản ứng nhanh nếu ai đó phanh trước mặt bạn hoặc cố gắng chen xe vào làn đường của bạn

  1. 1

    Hãy chú ý đến “ngôn ngữ cơ thể” của các xe khác. Về mặt kỹ thuật, các xe lưu thông trên làn đường hòa vào đường cao tốc đều đi cùng một tốc độ, và trách nhiệm của người muốn hòa vào là phải tìm một khoảng trống sau đó tiến vào. Tuy nhiên, mỗi lái xe lại có cách hành xử khác nhau, nên điều quan trọng là cần chú ý đến điều gì đang diễn ra và đưa ra quyết định dựa trên tình hình thực tế.

    • Nếu bạn nhìn thấy xe ở phía sau bạn hình như đang đi chậm lại, người lái xe có thể đang cố gắng “cho bạn đi vào”; hãy tăng tốc và nhận lấy sự hỗ trợ của họ. Điều này cũng tương tự với việc bạn thấy những chiếc xe khác đi ra khỏi làn hòa vào đường cao tốc để nhường chỗ cho bạn.
    • Nếu bạn nhìn thấy có xe đang tăng tốc, hãy để họ vượt qua trước khi bạn hòa vào.
    • Đôi khi các lái xe khác sẽ vẫy tay cho bạn vào.
    • Không bao giờ mặc định rằng những người khác sẽ đi đúng tốc độ. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với những gì xảy ra.

  2. 2

    Tạo khoảng trống ở phía trước và phía sau bạn. Khi bạn hòa vào đường cao tốc, bạn muốn duy trì một khoảng cách hợp lý với các xe ở phía trước và phía sau bạn. Việc này sẽ tạo được khoảng đệm trong trường hợp xe phía trước bạn phanh lại, buộc bạn cũng bất ngờ phải đi chậm lại. Hãy thực hành tăng tốc ở tốc độ thích hợp, bạn sẽ không tăng tốc xe quá nhanh hoặc làm chậm các xe phía sau mình.

  3. 3

    Đừng bao giờ hòa vào một cách đột ngột. Hãy cố gắng hết sức không phải chỉ để đưa được xe vào làn đường bạn đang cố hòa vào. Những người lái xe khác có thể không nhìn thấy bạn. Hãy chắc chắn bạn đã bật tín hiệu và tiếp xúc bằng mắt nếu có thể.

  4. 4

    Đừng dừng lại ở làn đường hòa vào đường cao tốc. Nếu giao thông quá tệ và bạn không thể nhìn thấy khoảng trống nào, bạn có thể muốn tìm một chỗ đỗ lại. Nhưng đây không phải là ý hay, vì nó sẽ khiến xe mất nhiều thời gian để tăng tốc từ 0 lên đến 65; khi bạn cố gắng di chuyển lần nữa, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và những lái xe khác. Bằng việc bật tín hiệu đúng cách, tăng tốc bằng tốc độ của các xe khác, đưa tín hiệu bằng mắt với lái xe phía sau bạn, bạn có thể tạo một khoảng trống cho mình.[1]

  5. 5

    Hãy cư xử lịch thiệp khi bạn nhìn thấy người khác cũng đang hòa vào đường cao tốc. Hãy nhả ga một chút nếu ai đó cũng đang cố gắng hòa vào làn đường cao tốc trước mặt bạn, hoặc tăng tốc nếu đó là một lựa chọn an toàn. Hãy luôn ở trạng thái cảnh giác và cố gắng tạo điều kiện cho những lái xe khác – nó sẽ khiến đường cao tốc trở nên an toàn hơn cho tất cả mọi người.[2]

  • Luôn quay đầu lại nhìn, đừng chỉ nhìn vào gương chiếu hậu vì bạn sẽ không thấy những chiếc xe ở điểm mù.
  • Chú ý và không để bị xao nhãng bởi những thứ khác.
  • Nhìn vào dòng xe trên đường cao tốc ngay khi có thể để giúp bạn xác định điểm mở bạn muốn tăng tốc vào.
  • Trách nhiệm của bạn là hòa vào dòng phương tiện. Phương tiện trên đường cao tốc có quyền ưu tiên phần đường. Bạn phải tự điều chỉnh tốc độ và hòa vào một cách an toàn!
  • Luôn quan sát xem làn đường hòa vào đường cao tốc còn dài bao xa. Làn đường hòa vào đường cao tốc có thể có độ dài rất khác nhau thậm chí chúng trên cùng một đường cao tốc.
  • Hãy đảm bảo bạn đã đi đủ nhanh để hòa vào đường một cách an toàn.
  • Bạn có thể phải đi chậm lại và di chuyển xuống phía sau xe đang đi cạnh mình. Đừng cố gắng “tăng tốc” để vượt lên trước xe đó cho bằng được. Bạn có thể không có đường để làm việc đó.
  • Cố gắng hòa vào dòng phương tiện với khoảng cách giữa xe phía trước và xe phía sau xe của bạn dài bằng một chiếc xe.
  • Khi bạn không thể an toàn hòa vào đường cao tốc - nếu bạn muốn ở lại làn đường hòa vào đường cao tốc vì nó ngay lập tức đã “trở thành lối ra”, hãy ra khỏi đó – “không” dừng trên “làn đường tăng tốc/lối ra”. Đơn giản bạn có thể vòng lại trên đường gom [frontage] hoặc đường địa phương và thử lại sau.
  • Nếu bạn thực sự quá căng thẳng và có nhiều người khác trong xe, yêu cầu họ trật tự để bạn có thể tập trung.
  • Nhớ kiểm tra xem bạn có thể ở lại trong làn đường bạn mới nhập vào hay không. Ở một số thành phố lớn, làn đường bên phải là làn đường dân cư chỉ mở vào một số giờ nhất định.

  • Hãy quan sát những phương tiện hòa vào làn đường của bạn. Rất nhiều lối nhập vào đường cao tốc đồng thời là lối ra của con đường bạn vừa đi vào.
  • Đừng quên bật tín hiệu lên. Đây là tín hiệu tốt nhất cho các phương tiện trong làn đường hòa vào đường cao tốc biết bạn sắp làm gì tiếp theo.
  • Ghi nhớ rằng những người ở phía sau bạn cũng đang cố gắng hòa vào đường cao tốc. Hãy cố gắng cho họ khoảng trống để hòa vào cùng bằng cách di chuyển sang làn khác nếu có thể.
  • Đôi khi, không có khu vực hòa vào đường cao tốc ở cuối đoạn đường nối. Nó sẽ được hiển thị rõ ràng bằng các biển báo như “Không có chỗ để nhập vào” hay “Đường cong”. Trong trường hợp này bạn sẽ phải chậm lại hoặc thậm chí dừng lại để đảm bảo rằng mình sẽ hòa vào một chỗ trống ở làn bên cạnh.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 24 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 13.680 lần.

Chuyên mục: Ô tô và các loại xe khác

Trang này đã được đọc 13.680 lần.

Video liên quan

Chủ Đề