Cách chua nếp cẩm bị cứng

Sau khi đã ngâm nếp cẩm được 4 tiếng, bạn chắt nước ra, rồi rửa lại cho sạch.

Kế đến, cho nếp cẩm vào nồi cơm điện cùng với 3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, trộn đều, sau đó đổ thêm nước xăm xắp mặt nếp. Đậy nắp, cắm điện và nấu lần 1 như cách nấu cơm bình thường.

Khi thấy nước trong nồi sôi lên, bốc hơi nhiều thì bạn mở nắp ra, dùng muỗng đảo đều rồi đóng nắp lại, nấu tiếp đến khi nếp cẩm chín hẳn.

Nếp chín, bạn đổ thêm nước vào xăm xắp mặt nếp và bật chế độ nấu lại từ đầu như lần 1, nấu đến lúc nếp sôi lại thì đảo đều rồi đậy nắp. Tiếp tục để nồi nấu lần 2 đến khi nồi chuyển sang chế độ hâm nóng.

Cuối cùng nấu lần 3 cùng với 70ml nước cốt dừa và nấu đến khi nước cốt dừa sôi lên thì thêm vào 1/2 muỗng cà phê đường, đảo đều. Đóng nắp và nấu tương tự như 2 lần trên là hoàn thành.

Tự nấu xôi nếp cẩm tại nhà giúp bạn chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ nếp cẩm như: sữa chua nếp cẩm, kem xôi xoài nếp cẩm, chè, xôi nếp cẩm với gà chiên mắm, rượu nếp cẩm… Thế nhưng không phải nấu bằng phương pháp truyền thống mà sử dụng chính chiếc nồi nấu cơm hàng ngày của gia đình bạn để tiết kiệm thời gian. Nếu bạn còn đang loay hoay chưa biết cách nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện? Vậy thì chuyên mục góc nhà bếp của michael-shanks.com sẽ hướng dẫn bạn! Theo dõi và cùng chúng tôi thực hành ngay nhé!


CÁCH NẤU NẾP CẨM BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN CỰC NHÀN MÀ VẪN DẺO THƠM ĐÚNG ĐIỆU

Nếp cẩm và các chọn gạo nếp cẩm ngon, không bị nhầm lẫn với gạo lứt và gạo nếp than

Muốn nấu được nếp cẩm ngon, dẻo thơm để chế biến các món ăn hấp dẫn thì trước tiên, bạn cần biết cách chọn gạo, phân biệt với gạo nếp than và gạo lứt [rất nhiều người đã bị nhầm lẫn giữa các nguyên liệu này khi gặp phải người bán hàng không có tâm].

Bạn đang xem: Cách nấu nếp cẩm dẻo

Hạt nếp cẩm: Hạt căng tròn, bụng màu vàng nhạt, thân có màu tím sẫm, hạt gạo to. Nếp cẩm giàu dinh dưỡng.

Hạt gạo nếp than: Hạt nếp than cũng là một loại gạo nếp ngon nhưng dinh dưỡng không cao bằng nếp cẩm. Hạt nhỏ hơn, dẹt và dài, màu gần như đen kín cả hạt.

Gạo nếp cẩm

Gạo nếp than

Gạo lứt: là tên gọi chung của các loại hạt chỉ loại bỏ vỏ trấu, giữ được lớp cám ở bên ngoài. Trong đó, gạo lứt đen có màu sắc gần giống với nếp cẩm. Tuy nhiên hạt thường nhỏ và dài, khi nấu thì khá cứng, phải nhai kỹ mới nuốt được. Gạo lứt có thể nảy mầm nếu được ủ đúng cách.

Gạo nếp cẩm

Gạo lứt

Nếp cẩm là sự lựa chọn thông minh của các bà nội trợ. Nó được gọi là “siêu thực phẩm” do chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng, đa lượng, protein chiếm đến 6.8%, tỉ lệ chất béo là 20%

Các nhà khoa học đã phân tích: “Hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin trong một thìa cám nếp cẩm nhiều hơn một thìa nam việt quất [cranberry] mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn”. Do đó, gạo nếp cẩm ngoài tác dụng bổ máu còn rất tốt cho việc làm đẹp, dưỡng da …

Cách nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện siêu ngon

Nguyên liệu để nấu nếp cẩm: 500g gạo nếp cẩm Đường Muối hạt Bột cốt dừa Nước sạch Nồi cơm điệnCác bước nấu nếp cẩm ngon:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp cẩm vo thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, vỏ trấu. Sau đó đem ngâm với nước ấm trong khoảng từ 60 - 70 độ trong khoảng 2 tiếng. Nếu ngâm nước lạnh thì ngâm khoảng 4 - 5 tiếng. Trong khi ngâm, cứ 30 phút lại thay nước ấm một lần để gạo có độ nở, vì gạo nếp cấm cứng hơn gạo bình thường rất nhiều.

Sau khi ngâm xong thì rửa lại 2 - 3 lần bằng nước sạch.

Bước 2: Nấu nếp cẩm trong nồi cơm điện

Đổ nếp cẩm đã vo sạch vào nồi cơm điện, nước đổ vào nồi sẽ bằng với lượng nếp cẩm đã có [bạn có thể dùng ngon tai của mình để thử giống như khi nấu cơm nhé].

Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào, khuấy đều cho tan hết. Sau đó bật nồi cơm ở chế độ nấu cơm để nhanh sôi.

Trong khi chờ đợi nồi cơm sôi thì lấy 150ml nước sạch + bột cốt dừa + 150g đường trắng, đánh đều cho tan hết [Nếu như dùng hũ nước cốt dừa đã pha sẵn thì bạn không cần pha thêm nước].

Khi nếp cẩm trong nồi đã sôi, bắt đầu cạn hết nước, nồi cơm chuyển sang chế độ ủ thì đánh tơi nếp cẩm, cho bột cốt dừa vào nồi, khuấy đều, bận nồi quay lại chế độ nấu đến khi nảy lại chế độ ủ là được.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Lạc Ngon Vô Đối, Cách Nấu Xôi Lạc Ngon Nhất Ai Ăn Cũng Phải Khen

Còn nếu bạn muốn nếp cẩm khô nước thêm một chút thì có thể bật lại chế độ nấu, mở vung, để khoảng 2 - 3 phút là được.

Yêu cầu thành phẩm sau khi nấu:

Hạt nếp cẩm chín mềm, dẻo, quyện vào nhau. Nếp cẩm đã nấu có màu tím bóng mắt đặc trưng, dậy mùi thơm, không bị quá nhão, quá nhiều nước hoặc quá khô.

Cách sử dụng nếp cẩm sau khi nấu chín:

Nếp cẩm sau khi nấu chín có thể dùng để chế biến món sữa chua nếp cẩm, rượu nếp cẩm, chè nếp cẩm…

Cách làm nếp cẩm sữa chua:

Nếp cẩm sau khi đã nguội hẳn, bạn chỉ cần múc ra cốc sau đó cho sữa chua vào, khuấy đều lên, cho vào tủ lạnh hoặc thêm 1 viên đá nho nhỏ là có thể thưởng thức món sữa chua nếp cẩm tuyệt vời, thơm, ngon bổ dưỡng tại nhà rồi.

Còn nếu bản chủ đích nấu nếp cẩm chỉ để ăn cùng với sữa chua từ đầu thì cách nấu sữa chua nếp cẩm thơm ngon là bạn hãy bỏ thêm 1 - 2 lá dữa để đun cùng cho dậy mùi thơm nhé.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc đói vì đây là thời điểm độ toan trong dạ dày các, các lợi khuẩn khó sống sót, làm giảm tác dụng của sữa chua.

Thời điểm thưởng thức món sữa chua nếp cẩm ngon nhất là lúc bụng no, vào buổi tối nhé.

Cách làm chè nếp cẩm:

Bạn có thể tự chế các món chè xoài nếp cẩm, chè khoai môn nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.

Với chè khoai môn nếp cẩm: ngoài việc nấu nếp cẩm, bạn dùng khoai môn thái miếng nhỏ đem luộc cùng với sữa tươi và đường cát trắng. Nấu hạt bột tráng [hạt trân chân]. Sau đó trộn đều khoai môn với trân châu và nếp cẩm để hoàn thiện món chè khoai môn nếp cẩm.

Với chè xoài nếp cẩm: Bạn có thể ăn cùng với sữa chua hoặc dùng sữa tươi nấu với nước cốt dừa để tạo thành hỗn hợp sền sệt, đem trộn đều với nếp cẩm, đặt vài miếng xoài chín vàng lên phía trên để ăn cùng. Món này ăn lạnh thì ngon hết sẩy.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau hoàn thành cách nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện dẻo thơm. Cách này vừa đơn giản, lại không phải tốn thời gian chông trừng như những phương pháp truyền thống. Đặc biệt nồi cơm điện sau khi nấu chín sẽ tự động bật sang chế độ ủ nên thường sẽ không bị cháy khét, làm ảnh hưởng đến mùi vị của thành phẩm. Chúc các bạn thành công nhé!

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Sữa chua nếp cẩm không những là một món ăn nhiều dinh dưỡng mà còn được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự thơm ngon. Tuy nhiên, không ít người đã thất bại trong việc làm nếp cẩm tại nhà. Chính vì vậy, ngày hôm nay tapchinhabep.net sẽ tiết lộ cách nấu nếp cẩm sữa chua cực ngon như lần đầu tiên bạn được ăn.

Trước khi đến với cách nấu nếp cẩm để làm sữa chua nếp cẩm, bạn cần tìm hiểu một vài nguyên nhân làm nếp cẩm không ngon ở dưới đây để hiểu hơn về cách nấu sữa chua nếp cẩm ngon nhé!

Các nguyên nhân khiến nếp cẩm không ngon

Dù bạn đã biết hay chưa biết cách nấu nếp cẩm sữa chua ngon thì nhất định bạn đã từng gặp phải trường hợp nếp cẩm bị lại gạo, bị đắng hoặc nếp cẩm không có độ dẻo,… Vì vậy, hãy đọc kỹ các nguyên nhân để tìm ra lỗi trong cách nấu nếp cẩm ăn sữa chua mà bạn đã làm hoặc đã biết nhé!

1. Nguyên nhân nếp cẩm bị lại gạo

Đa phần trường hợp nếp cẩm sau khi nấu xong, để tủ lạnh qua 1 đêm rồi ăn lại thì nếp cẩm bị cứng và không được mềm như khi mới nấu xong. Trường hợp này còn có cách gọi khác là bị lại gạo.

Nguyên nhân chính của điều này là do bạn ngâm gạo nếp cẩm trước khi nấu là chưa đủ lâu. Bởi gạo nếp cẩm có độ cứng hơn so với các loại gạo thông thường nên bạn sẽ phải ngâm lâu hơn để gạo mềm ra.

2. Nguyên nhân nếp cẩm bị đắng sau khi nấu xong

Đã có nhiều bạn thử qua các cách nấu gạo nếp cẩm làm sữa chua khác nhau như nấu bằng bếp gas hoặc nấu bằng nồi cơm điện. Nhưng cuối cùng kết quả là nếp cẩm vẫn bị đắng.

Nguyên nhân chính là lớp cháy ở phía dưới nồi. Nhiều bạn có thói quen bỏ mặc nếp cẩm cho tới khi đặc sệt rồi mới ra kiểm tra và đảo lại. Chính vì không đảo thường xuyên nên nếp cẩm ở phía đáy nồi rất dễ thành cháy và tạo vị đắng gây ảnh hưởng tới mùi vị của cả nồi.

3. Nguyên nhân nếp cẩm không có độ dẻo cao

Khi nói về độ dẻo của nếp cẩm, ta có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới. Thứ nhất là chất lượng gạo nếp cẩm, thứ 2 lượng nước bạn dùng để nấu nếp cẩm.

Thứ nhất, có một loại gạo khác mà người ta rất hay nhầm lẫn với gạo nếp cẩm, chính là nếp than. Tuy có 1 số bài viết nói về cách nấu nếp than dẻo nhưng thực chất xét về chất lượng thì nếp cẩm lại có độ dẻo hơn cả.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới lượng nước khi nấu nếp cẩm. Nếu quá ít, nếp cẩm sẽ mất đi độ dẻo tự nhiên như khi bạn ăn ở các quán bán sữa chua nếp cẩm.

4. Nguyên nhân nếp cẩm ủ bị chua và cay nồng

Đây là vấn đề mà chỉ với các bạn sử dụng phương pháp ủ nếp cẩm gặp phải. Nếu ủ quá thời gian từ 1 – 2 ngày thì nếp cẩm sẽ bị lên men cay và chua. Vì vậy, sau 1 ngày ủ cứ cách khoảng 4 tiếng bạn cần kiểm tra xem nếp cẩm đã ủ tới chưa.

Ngoài ra, việc ứ đọng nước do nếp cẩm tiết ra trong quá trình men ngọt ủ cũng sẽ dẫn tới việc nếp cẩm có vị cay.

Xem thêm: Cách nấu nếp cẩm dẻo – Cách nấu nếp cẩm ngon như truyền thống

Cách nấu nếp cẩm ăn với sữa chua cực ngon

Có 2 cách nấu nếp cẩm để làm sữa chua nếp cẩm. Đó là cách nấu chè nếp cẩm sữa chua [nếp cẩm mà bạn vẫn hay ăn với sữa chua] và cách ủ nếp cẩm làm sữa chua. Tapchinhabep.net sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách nhé.

1. Cách nấu nếp sữa chua thơm dẻo mịn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lon nước cốt dừa 400ml.
  • 4 chiếc lá dứa [lá nếp].
  • 400g nếp cẩm.
  • 150g đường trắng.

B1: Vo gạo nếp cẩm. Sau đó ngâm với nước từ 6 – 8 tiếng.

Trong khoảng 4 – 6 tiếng đầu hãy ngâm với nước bình thường. Trong 2 tiếng ngâm cuối, bạn hãy ngâm bằng nước ấm để giúp gạo nếp cẩm mềm hơn và không bị lại gạo sau khi nấu.

B2: Đun gạo nếp cẩm đến khi nếp hơi đặc sệt.

Công đoạn đun nếp cẩm sẽ chiếm rất nhiều thời gian và cần nhiều lưu ý nên bạn hãy đọc kỹ nhé:

– Đầu tiên, cho nước nhỉnh hơn gạo khoảng 5cm, đun tới khi sôi mạnh.

– Tiếp theo, bạn vặn lửa nhỏ, thả lá dứa vào và đun sôi lăn tăn trong 10 phút.

– Sau đó, bỏ lá dứa ra ngoài, cho 1 thìa cafe muối và khuấy đều nếp cẩm sau mỗi 10 phút cho đến khi nếp cẩm hơi đặc sệt.

Lá dứa sẽ giúp nếp cẩm nấu xong thơm hơn, 1 thìa cafe muối và đun lửa nhỏ sẽ giúp gạo nếp chín mềm từ bên trong.

B3: Đun tiếp nếp cẩm cùng với 200ml nước cốt dừa [nửa lon] và 200g đường trắng cho đến khi đặc sệt hẳn.

Việc cho thêm nước cốt dừa sẽ giúp nếp cẩm tạo độ ngậy nhẹ và ngon hơn. Khi nếp cẩm đặc sệt là ăn được rồi. Rất dẻo và thơm ngon nhé. Với cách nấu chè sữa chua nếp cẩm trên, bạn hãy bảo quản bằng tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 4 – 6 ngày nhé.

2. Cách ủ nếp cẩm ăn sữa chua

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 400g nếp cẩm
  • 2 viên men ngọt [khoảng 20g]
  • Lá chuối / Lá sen / Giấy bạc [Dùng loại nào cũng được]

B1: Vo sạch gạo nếp cẩm, ngâm nước khoảng từ 6 – 8 tiếng

Việc ngâm lâu sẽ giúp nếp cẩm mềm hơn, khi nấu sẽ dẻo và ngon hơn.

B2: Cách nấu cơm nếp cẩm làm sữa chua

Sau khi ngâm gạo nếp cẩm xong, bạn dùng nồi cơm điện để nấu cơm nếp cẩm với mực nước cao hơn nếp cẩm 1,5 cm [giống mực nước khi nấu cơm thông thường]

Trong khi đợi nếp cẩm chín bạn cần theo dõi xem nếp cẩm đã có đủ nước hay chưa, nếu vẫn thấy nếp cẩm ăn hơi khô thì bạn nên cho thêm nước và bật lại lần nữa. Sau khi chín, bạn cho nếp cẩm ra một đĩa lớn, dàn mỏng ra và để nguội đến khi ấm ấm.

B3: Trộn nếp cẩm với men ngọt

Dùng dao nạo hết lớp vỏ trấu ở 2 viên men ngọt đi rồi cắt miếng nhỏ và giã thành bột. Sau đó từ từ đổ một từng chút men ngọt vào nếp cẩm, lấy găng tay trộn đều nhè nhẹ nếp cẩm cho tới khi trộn hết men ngọt với nếp cẩm.

B4: Dùng lá sen hoặc lá chuối hoặc giấy bạc bọc kín cơm rượu

Nếp cẩm nếu được bọc lá sen hoặc lá chuối sẽ rất thơm. Tuy nhiên nếu không có hai loại lá đó, bạn cũng có thể dùng giấy bạc. Nhưng hãy nhớ chọc thủng 1 vài lỗ nhỏ li ti trên giấy bạc để không khí có thể lưu thông nhé.

B5: Ủ nếp cẩm

Sau khi đã bọc nếp cẩm xong, bạn hãy ủ nếp cẩm bằng nồi cơm điện. Đặt một cái bát vào trong nồi trước, rồi để một tấm lưới lọc [hoặc bất cứ vật gì có chiều ngang và có lỗ để nước men ủ chảy xuống] lên trên bát.

Sau đó bạn để bọc nếp cẩm lên trên và đậy nắp nồi cởm lại. Ủ trong 1 – 2 ngày, sau 1 ngày đầu tiên, mỗi 4 tiếng bạn lại kiểm tra xem nếp cẩm đã ủ tới tầm chưa nhé. Khi nào nếp cẩm có độ căng mọng, mùi thơm đặc trừng và có độ ngọt vừa phải là đã hoàn thành nhé.

Trên đây là 2 cách nấu nếp cẩm làm sữa chua cực ngon và dễ dàng. Hãy chú ý tới nguyên nhân nếp cẩm không được ngon và thực hiện đúng tất cả các bước mà tapchinhabep.net đã chia sẻ để làm được món nếp cẩm cực ngon tại nhà.

Cuồi cùng, tác dụng của sữa chua nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn hãy nhớ cách ăn sữa chua nếp cẩm đúng là chỉ được ăn 3 lần trong 1 tuần thôi đó. Chúc các bạn thành công với mẻ nếp cẩm của mình nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!

>>> Cách làm sữa chua nếp cẩm đóng hộp tại nhà cực ngon và dẻo thơm

Video liên quan

Chủ Đề