Cách để bị đánh không đau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thúy Minh - Bác sĩ tâm lý Nhi - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trẻ bị tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng không phải là một lời nguyền đối với người thân trong gia đình. Theo nhận định của các chuyên gia bệnh viện Vinmec về chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ, ba mẹ nên dành tình yêu thương và lòng kiên nhẫn để xóa nhòa đi rào cản và khiến cho cuộc sống của các bé trở nên ý nghĩa hơn.

Tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Trẻ tự kỷ nhẹ là khi trẻ chỉ có một số dấu hiệu ở mức độ nhẹ của hội chứng tự kỷ. Đa phần, đối với các bé bị tự kỷ dạng nhẹ như vậy, ba mẹ có thể chủ quan, không phát hiện ra. Tình trạng này dần khiến cho trẻ tự cách ly với mọi người, nhốt mình trong thế giới riêng, và gây ra nhiều tác hại đối với trẻ.Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:

  • Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra, tổn thương não bộ
  • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
  • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm...

Thực tế, trẻ bị tự kỷ nhẹ thường khó xác định thông qua hành vi. Đa phần các trẻ này có khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức trung bình, một số ít có năng khiếu trí nhớ chụp hình, trí nhớ máy móc cao nên dễ nhầm tưởng trẻ thông minh. Bên cạnh đó, các bé tự kỷ nhẹ vẫn biết nói, nên rất khó để ba mẹ nhận biết.

Tuy nhiên, một dấu hiệu về giảm khả năng tương tác có thể giúp nhận biết chứng tự kỷ nhẹ của trẻ, đó là trẻ thiếu khả năng kết nối với những trẻ em đồng trang lứa, hay thích chơi một mình hoặc chỉ là chạy đùa vận động theo bạn. Những trẻ này vẫn có mối quan hệ thân thiết với ba mẹ, anh chị và người thân trong gia đình nhưng thường là bám vào một người theo thứ tự ưu tiên. Ba mẹ thường chỉ nghĩ rằng đó là bản tính của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ vẫn nói được nhưng cách diễn đạt câu nói đơn giản, hỏi trẻ chỉ biết kể lại sự việc sơ sài, nói theo thụ động, đối đáp hội thoại kém, hay nói nhắc lại một vài mẫu câu...Ba mẹ thấy con vẫn quí người thân, vẫn hiểu lời hiểu mệnh lệnh quen thuộc, vẫn chạy đùa theo bạn nên thường cho là trẻ phát triển bình thường.

Nếu quan sát và theo dõi thấy gọi tên trẻ ít đáp lại ngay, hay đòi làm theo ý mình, hay chơi một mình lâu, ít khoe thứ thích, ít hợp tác chia sẻ với bạn, cách chơi đồ chơi đơn điệu lặp lại, không biết trò chơi giả vờ tưởng tượng, không biết tham gia trò chơi tập thể... Trẻ thường có một vài thói quen khó thay đổi, giảm tập trung chú ý khi ba mẹ nói với trẻ nhứng nếu nói điều gì đúng ý thì trẻ chú ý ngay...Kết hợp nhiều biểu hiện trên nhưng ở mức độ nhẹ thì ba mẹ nên lưu ý khả năng con mắc chứng tự kỷ nhẹ mà nếu cho con đi khám các nhà chuyên môn có thể xếp các dấu hiệu này vào rối loạn phổ tự kỷ.

Ba mẹ thường không nhận ra những dấu hiệu tự kỷ nhẹ ở trẻ

Như vậy, những dấu hiệu điển hình của hội chứng tự kỷ nhẹ là sự chậm phát triển trong các kỹ năng tương tác xã hội, khả năng ngôn ngữ giao tiếp kém, hành vi làm theo ý mình. Mặc dù việc nhận biết và xác định những triệu chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ em là một điều chẳng dễ dàng nhưng nếu ba mẹ nghi ngờ con em mình đang có các dấu hiệu như trên thì nên đến gặp các chuyên gia để sớm tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, hạn chế những tác hại của chứng tự kỷ về sau này.Trong thực tế việc ba mẹ phát hiện ra trẻ bất thường là khi trẻ đã sau 3 tuổi, hoặc giáo viên mẫu giáo nhắc nhở thì gia đình mới lưu ý cho đi khám.

3. Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé

Trẻ tự kỷ nhẹ tự cô lập bản thân mình

Tự kỷ nhẹ ở trẻ là mức độ nếu được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có khả năng hòa nhập tốt so với tự kỷ nặng và điển hình. Tuy nhiên nếu không tác động tích cực cho trẻ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được, chẳng hạn như:

  • Khiến trẻ rất khó hoặc không thể hòa nhập được vào xã hội và cộng đồng xung quanh mình, giảm khả năng giao tiếp, rất ngại khi phải tiếp xúc với người khác, trẻ trở nên thụ động, thu mình lại, dễ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Trẻ tự kỷ không có các phản ứng bình thường như những đứa trẻ khác đồng trang lứa, đôi khi còn trở nên vô cảm, mất luôn phản ứng. Một số trường hợp, trẻ có thể thực hiện nhiều hành vi bột phát không tự kiểm soát được, gây hại cho bản thân, tự làm tổn thương thân thể mình.
  • Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được giải quyết sớm và chăm sóc đặc biệt, sẽ không thể phát triển toàn diện trong tương lai.

Tuy chứng tự kỷ nhẹ không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng các nhà chuyên môn cùng ba mẹ có thể giúp trẻ khắc phục được. Đặc biệt, nếu được giải quyết sớm, trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ vẫn có thể đến trường học và có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc.

Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được phát hiện chữa trị sớm và nhận sự chăm sóc đặc biệt thì trung bình chỉ có khoảng 20% các trẻ có thể nói và học được nhưng đương nhiên quá trình này sẽ khó khăn hơn, đặc biệt trong quan hệ xã hội, giao tiếp, kết bạn. Còn lại 80% các trẻ tự kỷ nhẹ tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc hội chứng tự kỷ, kèm theo đó là biểu hiện chậm phát triển về cả tâm thần, cảm xúc, trí tuệ, đôi khi còn đi kèm triệu chứng động kinh, trầm cảm, lo âu, ám ảnh...làm giảm khả năng thích ứng, khó hòa nhập xã hội.

Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Chính vì vậy, trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con, có sự quan tâm đặc biệt của mình để giúp con chiến thắng tự kỷ.

Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia . Sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.

Ngoài ra, quý phụ huynh cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.

Trẻ được khám với GS Nguyễn Thanh Liêm - người đã có hơn 15 năm gắn bó với trẻ tự kỷ

Với mong muốn chăm sóc tốt hơn sức khỏe tinh thần cho người lớn và trẻ em, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính thức đưa Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao bại não & tự kỷ đi vào hoạt động với các dịch vụ thăm khám, phát hiện, điều trị tự kỷ bằng các phương pháp tâm lý, âm nhạc, thiền, yoga...

Nếu có nhu cầu thăm khám với các bác sĩ tại Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao bại não & tự kỷ, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Điều trị tự kỷ ở trẻ em

XEM THÊM:

Khi trẻ con không nghe lời, thay vì kiên nhẫn dùng lời lẽ để phân tích cho chúng hiểu điều gì đúng điều gì sai thì có nhiều phụ huynh lại ra tay đánh con. Nhưng sau những lần động tay đó là nỗi ân hận, thậm chí có người còn hại đến sức khỏe của con mà không hề hay biết. Vì vậy, khi quá tức giận khi con không nghe lời, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng: “Đôi bàn tay của cha mẹ là để ôm con, che chở cho con chứ không phải để đánh chúng”. Trên thực tế, càng đánh trẻ con chúng càng không nghe lời. Cho đến bây giờ, rất nhiều cha mẹ không biết được, trẻ con ở trong 3 độ tuổi mà chúng ta không được động thủ. Đó chính là:

- Trẻ con dưới 3 tuổi

Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ không được “động thủ”. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, và hoàn toàn vô thức. Nếu trừng phạt trẻ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý của chúng, thậm chí sức khỏe của chúng cũng bị đe dọa. Trẻ con vốn nhút nhát và cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục chúng, những đứa trẻ ấy sẽ ám ảnh, lo lắng và hoảng sợ. Chúng sẽ không dám tin tưởng và gẫn gũi cha mẹ, sau đó là hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý.

Đối với những đứa trẻ gây rối một cách vô cớ, cha mẹ không cần giải thích quá nhiều. Phải cho chúng biết khóc không có tác dụng. Đồng thời cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.

Trẻ con sau 6 tuổi luôn nhớ những gì cha mẹ làm với mình [Ảnh: Internet]

– Trẻ con sau 6 tuổi

Trẻ con sau 6 tuổi đã bắt đầu hiểu được mọi lý lẽ. Song song đó, chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn một cách sâu sắc. Khi cha mẹ la mắng, chúng đều nhìn thấu được, thậm chí là ghi nhớ trong lòng.

Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với trẻ em. Họ đã phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu. Nguyên nhân là trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, trung bình chúng phải chịu 20.000 lần tổn thương. Sự tổn thương này đến từ các bậc cha mẹ, cho nên sự la mắng của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, nghiêm trọng hơn là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần. Chúng bắt đầu sợ tất cả mọi thứ, sự hiếu kì và sự tưởng tượng cũng từ đó giảm dần.

Với những đưa trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ nên dùng phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn. Và đặt niềm tin rằng, nếu chúng ta cố gắng giải thích chúng sẽ hiểu chuyện. Cha mẹ nên học cách lắng nghe chúng, cố gắng hiểu được nội tâm của chúng. Rất nhiều phụ huynh áp đặt con cái sống theo cuộc sống mà mình mong muốn, nhưng không hề hay biết đó chỉ là mình muốn, còn khi chúng không muốn, thì điều đó với chúng là đau khổ.

Cha mẹ cần học cách tiếp cận chúng, nói chuyện với chúng như những người bạn. Khi gặp phải khó khăn gì, hay chúng làm sai chuyện gì nên thương lượng, trao đổi, tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất đừng dạy con. Bởi vì khi tức giận sẽ mất đi lý trí, hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu, thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.

– Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn

Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên luôn nổi loạn một cách mãnh liệt. Vì chúng chưa hình dung được mình đang lớn và vẫn còn hoài niệm về lúc còn bé. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé. Trong giai đoạn này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với chúng. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng, bạn mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.

Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người. Đây là một quá trình khá dài và gian nan, bậc làm cha làm mẹ cần kiên trì, nhẫn nại. Đối với mỗi lứa tuổi, cha mẹ cần học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người./.

Video liên quan

Chủ Đề