Cách tháo bộ lọc cặn máy giặt Electrolux

Vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt là một việc nhằm nâng cao tuổi thọ cho máy giặt . Vậy cách tháo bộ lọc cặn máy giặt Electrolux thế nào? Và làm sao để vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt an toàn và hiệu quả. Khám phá nhanh bài viết sau đây cũng trung tâm điện lạnh Nguyên Đức.

Bộ lọc máy giặt là gì?

Túi lọc hay còn gọi là Filter máy giặt Electrolux được thiết kế với vai trò chính là để lọc cặn bẩn và tất cả phụ kiện nhỏ [que tăm, đồng xu, cúc áo, khung áo con…] rơi rớt bên trong lồng giặt. Chi tiết này giúp bảo vệ bộ phận bơm xả thải của máy giặt Electrolux, tránh các phụ kiện nhỏ rơi vãi làm kẹt bơm.

Cách tháo và vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt Electrolux

Cách tháo bộ lọc cặn máy giặt Electrolux vô cùng đơn giản, ngay cả khi bạn không am hiểu gì về máy móc. Với 5 bước dưới đây, chị em hoàn toàn có thể tự tháo và vệ sinh ngăn lọc cặn máy giặt Electrolux định kỳ thường xuyên.

Một số dụng cụ chuẩn bị:

  • 01 kìm điện
  • 01 bàn chải đánh răng
  • 01 khăn lau
  • 01 chậu nước sạch

Xác định vị trí và tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy

Bước 1: Tắt máy giặt và không để quần áo còn bên trong lồng giặt. Sau đó, ngắt nguồn cấp điện cho máy. Quấn dây điện gọn gàng và đặt nơi khô ráo.

Bước 2: Xác định bộ lọc cặn của máy giặt.

Thông thường, đối với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn sẽ nằm ở góc bên phải của thân máy. Một số máy giặt sẽ có bộ lọc cặn dạng túi lưới ở bên trong lồng giặt. Đối với máy giặt cửa ngang, bộ lọc cặn sẽ nằm đằng sau phía thân máy. Nếu không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn nên tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy

Bước 3: Lót một tấm giẻ lau bên dưới để tránh nước bẩn còn lại bên trong ống xả thải còn sót lại bị rỉ ra ngoài. Một số loại máy giặt có thiết kế nắp đậy an toàn cho trẻ em, bạn nên dùng một vật cứng và nhỏ để cạy nắp đậy.

Bước 4: Tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy cẩn thận. Nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ bộ lọc cặn để lấy nó ra.

Hướng dẫn vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt Electrolux

Để chuẩn bị vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt Electrolux bạn nên thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Bạn cần chắc chắn máy giặt nhà mình đã được tắt và loại bỏ nguồn điện

Bước 2: Mở lắp hộc lọc cặn máy giặt. Thông thường ngăn lọc rác sẽ nằm phía dưới cùng bên phải của máy giặt.

Bước 3: Tháo bộ lọc rác bằng cách sử dụng kìm điện, vặn ngược chiều kim đồng hồ

Bước 4: Sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh sạch sẽ bên trong hộc và bộ lọc rác.

Bước 5: Lắp bộ lọc lại và đóng lắp ngăn lọc cặn.

Tác hại của việc không vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt

Một số cách vệ sinh máy giặt tại nhà và làm sạch bộ lọc máy giặt đơn giản có thể giúp khắc phục nhiều lỗi không đáng có. Bộ lọc bị tắc có thể gây ra các vấn đề cho máy giặt như sau:

  • Máy giặt bị rung và tạo ra tiếng ồn lớn.
  • Máy giặt hoạt động chậm, phải mất một thời gian lâu hơn mới giặt xong đồ
  • Máy giặt bỗng nhiên ngừng hoạt động khi đang xử lý đồ.
  • Khiến cho quần áo đang giặt bị ướt như ban đầu.

Hi vọng, qua các bước vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt trên, thợ sửa máy giặt Đà Nẵng đã giúp làm sạch bộ lọc máy giặt của bạn nhanh chóng và tiết kiệm. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp, hãy để lại phần bình luận phía dưới bài viết nhé !

Hiện nay, máy giặt đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi gia đình. Nhiều người chi một khoản tiền lớn cho máy giặt, mong muốn nhận được những trải nghiệm tốt nhất. Nhưng sau một thời gian máy bỗng trở nên ì ạch, giặt không sạch, không thoát được nước. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một vài mẹo vệ sinh bộ lọc cực kì hiệu quả, giúp cho máy hoạt động tốt như mới.
1. Vì sao nên vệ sinh bộ lọc của máy giặt? Bộ lọc của máy giặt bao gồm lưới lọc nước và lưới lọc sợi vải [bộ lọc cặn]. Lưới lọc nước nằm ở van cấp nước, với nhiệm vụ là loại bỏ cặn bẩn của nguồn nước đầu vào. Trong khi đó lưới lọc sợi vải nằm ngay trước ống xả thải, làm nhiệm vụ ngăn cặn bẩn, sợi vải trong quá trình giặt chui vào đường ống xả thải gây tắc nghẽn. Tùy vào chất lượng nước mà lưới lọc nước sẽ có thời gian vệ sinh dài hay ngắn. Tốt nhất là sau khoảng 3 - 5 tháng sử dụng hoặc khi thấy máy có dấu hiệu bơm nước lâu, nước chảy chậm, nhỏ giọt thì bạn nên kiểm tra để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

Sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng, cặn bột giặt, bụi bẩn, xơ vải,.. sẽ tích tụ bên trong bộ lọc cặn, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước khiến cho máy giặt không hoạt động, thậm chí dẫn đến hư hỏng nếu không được vệ sinh kịp thời.

Bộ lọc sơ vải là một trong những bộ phận cần vệ sinh định kỳ

2. Lợi ích của việc vệ sinh bộ lọc của máy giặt

Thường xuyên vệ sinh bộ lọc sẽ giúp máy hoạt động năng suất hơn, quần áo sẽ được giặt sạch và nhanh hơn sau mỗi lần vệ sinh. Bộ lọc sạch sẽ còn giúp loại bỏ các loại nấm mốc, giúp khử mùi và hạn chế vi khuẩn phát triển ngay bên trong máy giặt. Mặt khác khi bạn vệ sinh bộ lọc thì cũng giống như bạn đang thực hiện bảo trì máy móc. Điều này sẽ giúp bảo vệ máy giặt không bị xuống cấp và hư hỏng nặng, nâng cao độ bền và tuổi thọ của máy. Ngoài ra còn giảm bớt chi phí khi phải thường xuyên thay những linh kiện bị xuống cấp.

3. Hướng dẫn vệ sinh bộ lọc của máy giặt

Lưu ý: Trước khi vệ sinh bất kỳ thiết bị điện tử, hãy tắt nguồn và rút điện ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn. Hãy đảm bảo nơi bạn để ổ cắm an toàn, không ẩm ướt, không vướng đường đi.

Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh: Bàn chải cỡ nhỏ hoặc bàn chải đánh răng, khăn khô, kìm đầu nhọn, dung dịch Clo [nếu có]

Những chiếc bàn chải sẽ rất có ích trong việc giúp bạn làm sạch bộ lọc cặn của máy giặt Vệ sinh bộ lưới lọc của ống cấp nước Các bước tiến hành: Bước 1: Bạn khóa chặt van của hệ thống cấp nước [nguồn nước vào máy giặt] Bước 2: Đặt khăn khô lên đầu ống dẫn nước ở vị trí khóa nước. Vặn ngược chiều kim đồng hồ để tháo ra. Làm tương tự với đầu còn lại phía sau máy giặt. Bước 3: Dùng kìm đầu nhọn kéo nhẹ lưới lọc ra khỏi đầu vòi nước. Bước 4: Tiến hành vệ sinh lưới lọc. Sử dụng bàn chải đánh răng để cọ rửa bề mặt lưới lọc [với vết bẩn khó tẩy rửa hãy dùng dung dịch Clo, tránh chà quá mạnh làm hỏng lưới lọc]. Dùng khăn lau sạch hai đầu ống dẫn nước.

Bước 5: Gắn bộ lọc vào vị trí cũ, lắp lại dây cấp nước máy giặt [vặn theo chiều kim đồng hồ] như ban đầu.

Ống cấp nước sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi bạn đã vệ sinh sạch bộ lưới lọc

Vệ sinh bộ lọc cặn của ống xả thải

Nếu ống xả thải không được vệ sinh sạch thì máy giặt sẽ gặp vấn đề trong việc xả thải Các bước tiến hành: Bước 1: Mở hộp lọc cặn phía trước hoặc bên hông máy giặt. Lưu ý: Ở một số dòng máy giặt đời mới hiện nay, bộ lọc cặn nằm phía bên trong lồng giặt. Bước 2: Tháo ống thoát nước khẩn cấp [trong trường hợp bạn dừng máy để vệ sinh lúc đang giặt đồ], bạn có thể sử dụng một cái thau để rút hết lượng nước còn lại trong máy giặt. Bước 3: Sử dụng kìm đầu nhọn hoặc vải khô và xoay ngược chiều kim đồng hồ để mở bộ lọc cặn. Bước 4: Tiến hành vệ sinh lưới lọc cặn bằng bàn chải và dung dịch Clo [nếu có]. Lau khô bộ lọc cặn sau khi đã vệ sinh xong. Bước 5: Lắp lại bộ lọc cặn. Vặn ngược chiều kim đồng hồ tới khi cảm thấy chặt [thường bạn sẽ nghe tiếng "cách" nếu bộ lọc đã vào đúng vị trí]. Lắp lại ống thoát nước khẩn cấp. Bước 6: Đóng nắp hộp lọc cặn Lưu ý: Sau khi vệ sinh bộ lọc của máy giặt hãy cho máy hoạt động thử. Nếu máy phát ra tiếng động bất thường hoặc rung lắc dữ dội, hãy kiểm tra xem bạn đã lắp ráp chính xác hay chưa. Nếu không tìm ra nguyên nhân, hãy gọi cho bộ phận bảo hành của hãng để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Mẹo nhỏ: Máy giặt thường hoạt động tốt nhất khi được sử dụng đúng công suất, tránh việc nhồi nhét quá nhiều trong một lần giặt, khiến máy nhanh xuống cấp và giảm tuổi thọ.

Chỉ nên cho vào lồng giặt một lượng đồ vừa đủ, không nên nhồi nhét quá nhiều Nếu bộ lọc nước thường xuyên bị bẩn, tắc nghẽn thì vấn đề có thể nằm ở nguồn nước. Bạn cũng nên kiểm tra nguồn nước để đảm bảo hoạt động của máy Ống nước quá cũ cũng gây ra tắc nghẽn và làm chậm quá trình xả thải. Các chuyên gia khuyên bạn nên thay ống nước định kỳ 2 năm một lần.

Giấy vụn, lông của thú cưng, tóc, cặn bột giặt là những tác nhân chính làm đầy bộ lọc cặn. Bạn nên kiểm tra, loại bỏ bớt lông tóc còn bám trên áo quần trước khi bỏ vào lồng giặt. Không nên cho bột giặt quá nhiều vì sẽ tạo ra chất bẩn bám vào lồng giặt và bộ lọc.

Video liên quan

Chủ Đề