Cách đi dây điện nhà 2 tầng

Thi công cách đi dây điện trong nhà chính xác là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở hoặc thi công các công trình. Trong bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách luồn dây điện âm tường đơn giản cũng như chia sẻ một số sơ đồ điện âm tường cho nhà ở đơn giản. Đi dây điện âm tường thường nằm riêng trong một hạng mục nhất định để có thể thực hiện và quản lý một cách dễ dàng. Bạn nên lưu ý quy trình đi dây điện nên được thực hiện chính xác từ các bước nhỏ đển tránh trường hợp xảy ra một số trường hợp mất an toàn điện trong quá trình sử dụng, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn một số hướng dẫn cách đi dây điện âm tường và sơ đồ mạch điện âm tường trong nhà đơn giản.

Cách Đi Dây Điện Trong Nhà

Cách luồn dây điện âm tường trong nhà được thực hiện như sau:

  • Xác định vị trí cụ thể để đặt thiết bị: Bước đầu tiên, bạn nên xác định rõ ràng những vị trí bạn đặt các thiết bị điện [như bóng đèn, ổ cắm điện, máy lạnh, tủ điện…] trong ngôi nhà của mình. Từ các vị trí đó, chúng ta sẽ xác định được đường đi của dây điện tới các vị trí đó.
  • Lên sơ đồ điện âm tường: Sau bước xác định, chúng ta sẽ thực hiện một bản đồ đường đi của hệ thống điện trong nhà mình. Bạn cần nắm vững bản sơ đồ này, và tốt nhất là lưu lại một bản vẽ để tiện cho việc thi công, cũng như thuận lợi cho việc sửa chữa sau này nếu hệ thống điện có trục trặc.
  • Thực hiện thi công: Đây là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình làm điện. Bạn cần tuân thủ những hướng dẫn và thao tác chính xác để đảm bảo kỹ thuật điện trong gia đình.


Quy trình thực hiện thi công đi dây gồm những bước như sau:

  • Đào rãnh tường: Ta dùng phấn, hoạc bút vẽ lên tường sơ đồ đi dây đã được xác định ở bước trên. Ta cần thực hiện chính xác bước này để đảm bảo hệ thống đường dây hợp lý, và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Cắt tường: Ta dùng máy cắt tường để cắt theo các đường vẽ, sau đó dùng máy khoan, hoặc máy đục, đục tường theo đường cắt có sẵn. Độ rộng, hẹp hoặc độ nông sâu của tường sẽ phụ thuộc vào đường dây điện bạn muốn đi.
  • Đi ống nhựa: Cho ruột gà, hoặc ống dẫn cứng vào rãnh đã đục và cố định lại thật chặt bằng dây kẽm.
  • Luồn dây điện âm tường: Bạn có thể luồn dây điện vào ống trước hoặc sau khi hoàn thiện, tuy nhiên, ta nên luồn dây vào trước để tránh trường hợp gặp vật cản, ta không luồn được dây, lại phải đục ra làm lại rất mất thời gian và ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà.
  • Hoàn thiện thi công: Sau khi đã đặt được đường ống và luồn dây xong xuôi, ta dùng hồ trám lại các vết rãnh đã đục vừa nãy, sao cho đảm bảo chắc chắn và đẹp là được.

Có Nên Đi Dây Điện Âm Tường?

Lắp đặt mạng điện cho gia đình nhỏ hiện nay gồm 2 phương pháp chính là đi dây nổi và đi dây chìm. Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố như kinh phí lắp đặt, độ tiện lợi khi sử dụng, tính thẩm mỹ cũng như độ linh hoạt, có thể sửa chữa dễ dàng khi gặp trục trặc về sau. Đối với cách đi dây điện trong ống gen,  đi dây điện âm tường đà sàn [phương pháp đi dây chìm] – ưu nhược điểm của chúng là gì? Và có nên đi dây điện âm tường không?

Ưu điểm: bạn tiết kiệm được không gian nhà, tính thẩm mỹ cao và khá an toàn. Mặc khác, chất lượng dây và dòng điện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Khuyết điểm: Chi phí lắp đặt hệ thống dây âm tường là khá cao, ta phải thiết kế trước sơ đồ đi dây điện cầu thang, đi dây điện âm tường đà sàn cũng như đi dây điện trong ống gen trước khi xây nhà và rất khó sửa chữa khắc phục khi gặp sự cố.

Với những ưu, nhược điểm ở trên, bạn có thể cân nhắc và quyết định xem mình có nên đi dây điện âm tường không? Hoặc nên chọn phương pháp đi dây nổi nhé.

Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng.

Cách luồn dây điện âm tường

Những Lưu Ý Khi Đi Dây Điện Ngầm

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ một số lưu ý khi thực hiện cách đi dây điện trong nhà như sau:

  • Không tùy tiện lắp đặt: Bạn cần phải có kiến thức về đấu nối mạch điện mới có thể tự thực hiện lắp đặt mạng điện tại nhà.
  • Không lắp chung nhiều đường dây điện: Như dây điện chung ống với đường dây ADSL, dây cáp wifi…để tránh trường hợp bị nhiễu thiết bị.
  • Lắp đặt ống bảo vệ: Các đường dây âm tường đều phải có ống bảo vệ, không nên đặt đường dây trong các ống thông hơi.
  • Không nối tắt điện: Đặc biệt là ở các đường trục chính.
  • Ống bảo vệ bằng chất liệu tốt: Nên lựa chọn phần ống bảo vệ có khả năng chống thấm nước, chống cháy…
  • Không đặt ở những vị trí không được bảo vệ như: đặt dây dọc mái nhà, hoặc chôn dưới đất bên ngoài nhà.
  • Không đặt dây trong tường chịu lực: Trong trường hợp rãnh đục sâu quá 1/3 độ dày của tường.
  • Tính toán phần dây dự trữ hợp lý: Để tiện sử dụng về sau nếu có xảy ra sự cố cần khắc phục.


Với những thông tin cơ bản trên, bạn đọc sẽ chủ động lựa chọn được cách đi dây phù hợp trong gia đình, và có những kinh nghiệm quý báu khi triển khai hệ thống điện cho ngôi nhà mới.

Sơ đồ mạch điện được xem là phần quan trọng trong hệ thống lắp đặt mạch điện cho không gian ngôi nhà. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của sơ đồ mạch điện thì hãy tham khảo cách hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà chi tiết từ a-z trong bài viết dưới đây nhé:

Sơ đồ mạch điện là bản vẽ biểu diễn mạch điện có ký hiệu điện tử các thành phần và mối liên kết của các mạch. Nó dùng để diễn tả sự sắp xếp vật lý của các dây và thành phần nối lại với nhau được gọi là sơ đồ hệ thống dây điện.

Người ta thường dựa trên sơ đồ mạch điện để có cái nhìn tổng quan hơn. Đồng thời dễ dàng hình dung, giúp cho việc lắp đặt và thi công hệ thống điện bố trí sao cho hợp lý nhất. Sơ đồ được ứng dụng phổ biến trong việc thiết kế mạch, xây dựng mạch và bảo trì các thiết bị điện hoặc điện tử.

Đối với sơ đồ mạch điện trong nhà thường có cấu tạo mạng lưới điện bao gồm 02 loại chính đó là mạng điện đơn giản và phức tạp. Trong đó:

  • Mạng điện đơn giản sẽ gồm có mạch điện chính, mạch phân nhánh, các thiết bị đóng – ngắt và bảo vệ, bảng điện và sứ cách điện.
  • Mạng điện phức tạp sẽ gồm có hộp phân phối, aptomat nhánh, aptomat tổng, đồ dùng điện, ổ điện và công tơ điện.

Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào không gian sống trong ngôi nhà của bạn. Để biết được mạng lưới điện nào phù hợp hãy nên tìm hiểu trước khi quyết định hoặc có thể nhận tư vấn tại công ty lắp đặt hệ thống điện.

Trong hệ thống sơ đồ lắp đặt mạch điện với cách đi dây điện âm tường thường được xem là công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện thiết kế bản vẽ trước khi thi công. Tuy rằng tốn nhiều nhân công với chi phí cao nhưng hệ thống giúp tiết kiệm không gian, tính thẩm mỹ cao và đặc biệt an toàn trước những tác động bên ngoài.

Cách đi dây điện âm tường trong nhà sẽ được thực hiện theo quy trình như sau. Hãy theo dõi thông tin dưới đây để biết được cách đi dây đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Với bước đầu tiên, chúng ta cần xác định chính xác vị trí đặt các thiết bị điện bao ổ cắm, bóng đèn, tủ điện,…

Sau đó xác định các đường đi của dây điện âm tường tới vị trí của các thiết bị trên. Việc xác định sẽ giúp nhân công dễ dàng lắp đặt, sắp xếp vị trí nào trước, đồng thời hạn chế các sự cố không mong muốn.

Sau khi đã xác định các vị trí, bước tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện thiết kế bản vẽ sơ đồ hệ thống đường đi trong nhà. Để giúp cho việc thi công thuận lợi cũng như có thể dễ dàng sửa chữa nếu hệ thống điện gặp sự cố.

Trong quá trình lắp đặt dây điện âm tường thì ở bước này được xem là công đoạn quan trọng nhất. Chúng ta cần thực hiện đúng thao tác để đảm bảo việc an toàn điện trong gia đình. Các thao tao đã sẽ được thực hiện theo trình tự như sau: đào rãnh tường, đi ống nhựa, luồn dây điện âm tường và hoàn thành thi công.

Hoàn thành các bước trên đây, chúng ta sẽ có hệ thống dây điện âm tường trong nhà an toàn và hiệu quả. Lưu ý rằng phải thực hiện đúng các trình tự trên để tránh gặp phải những trục trặc hoặc sự cố chập cháy không mong muốn.

Với cách luồn dây điện âm tường sẽ được thực hiện ở giai đoạn 3 trong quy trình thực hiện dây điện âm tường. Cụ thể:

Đầu tiên, chúng ta thực hiện công việc đào rãnh tường bằng cách dùng phấn hoặc bút vẽ chuyên dụng để vẽ lên tường để xác định đường đi của dây điện.

Sau đó dùng máy gạch hoặc máy khoan để các theo đường vẽ với độ rộng và độ sâu tùy thuộc vào nhu cầu lắp đặt.

Tiếp theo là nhiệm vụ đi đường ống nhựa bằng cách đưa vào rãnh và cố định bằng dây kẽm. Với các loại ống nhựa nên cần có kích thước phù hợp, đồng thời chịu nhiệt tốt và chống thấm nước để không bị ảnh hưởng đến hệ thống dây điện âm tường.

Sau đó là bắt đầu tiến hành luồn dây điện âm tường. Tuy nhiên, chúng ta nên thực hiện trước khi thi công để tránh được trường hợp gặp vật cản mà không luồn dây được.

Cuối cùng là giai đoạn thực hiện quá trình lắp đặt hệ thống đi dây điện âm tường. Để tránh việc mất thẩm mỹ, chúng ta nên dùng hồ trám lại đường ống nhằm đảm bảo an toàn.

Bên cạnh việc lắp đặt cách đi dây điện âm tường, chúng ta còn có cách đi dây điện nổi cho gia đình. Việc đi dây điện nổi cần phải lên phương án trước để không ảnh hưởng đến không gian sống. Quá trình thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian và đặc biệt không cần phải lên sơ đồ trước. Ngoài ra có thể dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố và di dời vị trí theo yêu cầu.

Trước đây cách đi dây điện nổi trong nhà thường không mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chúng ta có thể biến tấu nó thành một nghệ thuật trang trí trên tường nhờ vào sự sáng tạo và phá cách trong xã hội phát triển hiện nay.

  • Thực hiện và phô bày đường dây điện nổi trên tường nhà sao cho gọn gàng và tinh tế.
  • Thực hiện đi dây điện nổi trong không gian phòng tắm trên trần nhà mang lại nét độc đáo và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Thực hiện và tạo một bức tranh trên tường với cách đi dây điện nổi ấn tượng.
  • Thực hiện và dùng băng keo cố định với những họa tiết khác nhau tạo nên bức tường sinh động và dễ thương.

Một số thiết kế sáng tạo về cách đi dây điện nổi trong nhà vừa đẹp vừa đảm bảo an toàn. Mọi người có thể tham khảo để tạo nét riêng biệt trong không gian sống và làm việc của mình.

Cách đi dây điện nổi trong nhà thực hiện một cách đơn giản không quá phức tạp như cách đi dây điện âm tường. Đầu tiên, chúng ta cần lựa chọn loại ống nhựa và nẹp bảo vệ phù hợp. Đồng thời cần có một bản phác thảo hợp lý về màu sắc dây và các thiết bị điện.

Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu ốp lên tường hoặc trần nhà tùy theo mục đích sử dụng. Sau đó, hệ thống dây điện sẽ được bố trí dẫn từ mạch điện bên ngoài vào trong nhà và cuối cùng là phân chia tới các phòng.

So với cách đi dây điện âm tường, cách đi dây điện nổi thường có chi phí tương đối rẻ. Tuy nhiên nó lại không được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay.

Lắp đặt các hệ thống dây điện trong nhà để an toàn và hiệu quả cần tính toán công suất sử dụng điện để lựa chọn loại dây có tiết diện phù hợp. Đồng thời cần lựa chọn các loại dây dẫn có chất lượng tốt nhằm tránh sự cố không mong muốn.

Bên cạnh đó, chúng ta nên lắp bảo vệ hoặc phích cắm giản cho ổ điện cùng với lắp đặt cầu dao điện chống rò [ELCB]. Đường dây điện bắt buộc không đi chung với dây cáp tivi, cáp mạng. Đặc biệt không nên lắp đặt hệ thống mạng điện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài ra nên sử dụng aptomat cho hệ thống với mỗi một aptomat áp dụng cho một tầng và một phòng.

⏭️ Đọc thêm:

Với những hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà trên đây, hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích cho các bạn. Nếu còn những thắc mắc nào hoặc cần lắp đặt, thi công mạch điện trong gia đình thì đừng quên liên hệ ngay Mecsu.

Blog kỹ thuật Mecsu

Video liên quan

Chủ Đề