Cách điều trị tự kỷ ở người lớn

Ủy ban Y tế quốc gia Anh [NHS] lần đầu tiên công bố một nghiên cứu về chứng bệnh tự kỷ ở người trưởng thành. Báo cáo này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của báo chí quốc tế, bởi nó khiến nhiều quốc gia phải giật mình vì một chứng bệnh có lẽ đã bị bỏ quên trong thời gian dài.

“Đánh thức” bệnh tự kỷ  ở người lớn

Tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến người mắc bệnh có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, sống thu mình và ngại tiếp xúc. Ngày nay, mỗi khi nghĩ đến tên của căn bệnh này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến trẻ em và cho rằng đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, bản báo cáo “Bệnh tự kỷ ở người lớn trong các gia đình ở Anh” dài 71 trang công bố hôm 22/9 của NHS lại chỉ ra rằng, giống như các căn bệnh rối loạn về tâm sinh lý khác, tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính tồn tại trong suốt cuộc đời bệnh nhân. “Càng về sau, tác động của bệnh tự kỷ càng nghiêm trọng, không chỉ tác động đến khả năng học tập khi còn nhỏ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập khi trưởng thành. Người lớn mắc bệnh này thường có cảm giác cô độc và ám ảnh với suy nghĩ bị xã hội loại bỏ”, bản báo cáo giới thiệu về nguy cơ của bệnh tự kỷ ở người lớn.

Bằng cách sử dụng những phương án trắc nghiệm điều tra như yêu cầu đối tượng chọn một trong các phương án “Tôi thấy kết bạn rất dễ”, “Tôi thích đi tiệc hơn là lên thư viện” hay “Tôi đặc biệt thích đọc tiểu thuyết”, những số liệu mà NHS lần đầu tiên cung cấp khiến nhiều người phải giật mình vì 1% dân số trưởng thành ở Anh mắc bệnh tự kỷ. Con số này xấp xỉ bằng với số liệu về chứng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ tại Anh được công bố trong nhiều nghiên cứu trước đó, cho thấy một thực tế buồn rằng, bệnh tự kỷ ở người lớn thực sự đã không nhận được sự quan tâm cần thiết. Đáng chú ý, tỉ lệ nam giới trưởng thành mắc bệnh tự kỷ cao gấp 9 lần nữ giới – tỉ lệ này cũng khớp với các số liệu liên quan đến giới tính ở nhóm trẻ em mắc bệnh, cho thấy bệnh tự kỷ không tự mất đi mà tiếp tục tác động đến người bệnh ngay cả khi đã trưởng thành. Ngoài ra, những người độc thân được xác định mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người kết hôn, điều này thấy rõ nhất trong nhóm đối tượng là nam giới.

“Có lẽ điều quan trọng nhất có thể thấy được từ kết quả thu được là người lớn mắc bệnh tự kỷ có những bất lợi về mặt xã hội, khả năng học tập và trình độ giáo dục giảm sút và có lẽ nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn xã hội ít hơn mong đợi”, bản báo cáo phân tích. NHS còn chỉ ra những hạn chế trong công tác điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn: “Hiện nay không có dấu hiệu nào cho thấy có thêm các liệu pháp điều trị hiệu quả dành cho người lớn mắc bệnh tự kỷ. Các dịch vụ chăm sóc y tế có chú ý đến những người rối loạn về tâm thần, nhưng sự chú ý này lại không mở rộng tới các đối tượng mắc bệnh tự kỷ”.

Giải pháp nào cho bệnh tự kỷ ở người lớn?

Tờ Time [Mỹ] là một trong những tờ báo đầu tiên phản ứng lại thông tin này bằng bài phân tích “Lần đầu tiên – Một cuộc điều tra dân số trưởng thành mắc bệnh tự kỷ” xuất bản hôm 3/10. Bài báo này cũng thừa nhận một thực tế rằng: “Các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tật Quốc gia cho thấy cứ 150 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh tự kỷ, nhưng cơ quan này lại không có số liệu nào dành cho người lớn. Trong khi đó tỉ lệ người lớn mắc bệnh tự kỷ lại xấp xỉ trẻ em mắc bệnh ở các quốc gia như Anh, Nhật Bản và Canada”. Chỉ tính riêng ở bang California [Mỹ], có tới 80% số người từ 18 tuổi trở xuống được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở các mức độ khác nhau. Tiến sỹ Richard Roy Grinker thuộc Đại học George Washington [Mỹ] còn cho rằng, nếu nghiên cứu của NHS mở rộng điều tra trên dân số trong lĩnh vực giáo dục, số người mắc bệnh tự kỷ thậm chí còn cao hơn.

Tuy còn một số hạn chế nhưng báo cáo của NHS đã phần nào hé mở một lĩnh vực còn bỏ ngỏ. Một câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao đến bây giờ mới có một nghiên cứu trên diện rộng về bệnh tự kỷ ở người trưởng thành? Theo Tiến sỹ Terry Brugha - Trưởng nhóm nghiên cứu của NHS, điều tra bệnh tự kỷ ở người lớn khó hơn rất nhiều so với trẻ em bởi “với trẻ em, chúng ta có bố mẹ và thầy cô giáo để quan sát hành vi, trong khi đó người lớn mắc bệnh tự kỷ rất ít khi thể hiện hành vi của họ”. Ngoài ra, chính vì bị hạn chế khả năng giao tiếp xã hội nên việc người mắc bệnh tự kỷ tìm đến hỗ trợ y tế là điều càng hiếm gặp. “Cần phải tăng cường nỗ lực giúp đỡ nguời trưởng thành mắc bệnh tự kỷ bởi nỗ lực hiện nay là kém xa so với nỗ lực giúp đỡ trẻ em tự kỷ. Chỉ cần giúp họ nhận ra vấn đề thực sự họ đang gặp phải là đã có thể giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình và nơi làm việc” - Tiến sỹ Brugha nói - “Khi bạn giúp họ hiểu rằng họ không phải là người duy nhất trên Trái đất bị như vậy, giúp gia đình họ hiểu rõ hơn vấn đề, bạn đã tạo được bước đột phá trong điều trị. Hơn nữa các ông chủ có thể sẽ thông cảm thay vì sa thải vì họ hiểu con người đó cần giúp đỡ. Hãy giúp họ thích nghi với cuộc sống, đó là điều quan trọng nhất”.

BẢO NHI
Theo GĐ&XH

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia [khoa Y] - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Triệu chứng tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ có thể gặp ở mọi độ tuổi, chủng tộc, sắc tộc và bất kỳ nhóm kinh tế - xã hội nào. Tự kỷ ở người lớn có khi chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt hoặc cũng có thể biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề hơn như gặp khó khăn trong ngôn ngữ nói làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng ở mỗi người cũng rất đa dạng, hầu như không có hai người tự kỷ nào có những biểu hiện triệu chứng giống nhau. Một số triệu chứng thường gặp là:

  • Khó khăn trong việc hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của người khác 
  • Gặp vấn đề trong việc phân tích cảm xúc trên gương mặt, ngôn ngữ cơ thể hoặc những vấn đề xã hội 
  • Khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc 
  • Không theo kịp những cuộc trò chuyện
  • Sự thay đổi của giai điệu bài hát không ảnh hưởng đến cảm xúc
  • Khó duy trì được nhịp nói qua nói lại của cuộc trò chuyện, thường độc thoại về một vấn đề mà họ thích
  • Thường lặp đi lặp lại những hành động nào đó hàng ngày 
  • Chỉ tham gia vào một số hoạt động nào đó
  • Có những quy định nhất định phải thực hiện mỗi ngày, nếu có điều gì làm thay đổi những điều đó sẽ bộc lộ những cơn bộc phát
  • Có kiến thức sâu về một chủ đề nhất định ví dụ như một phần nào đó của khoa học hoặc công nghiệp

Người lớn cũng có thể biểu lộ những hành vi lặp lại nhiều lần và có những thú vui đặc biệt với một chủ đề cụ thể như các đội thể thao hoặc một khu di tích lịch sử nào đó.  

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Triệu chứng tự kỷ ở nhà

  • Gia đình bạn thường đùa vui rằng bạn giống như một “giáo sư lập dị”, mặc dù bạn không làm trong ngành giáo dục.
  • Bạn luôn muốn một người bạn thân nhưng lại không tìm được ai.
  • Bạn thường bịa ra những từ ngữ và cảm xúc của riêng bạn khi mô tả sự việc
  • Mặc dù bạn đang ở một nơi yên tĩnh ví dụ như thư viện, bạn cũng sẽ vô tình tự làm ra những tiếng động như ho nhiều lần.
  • Bạn có một thời khóa biểu như nhau mỗi ngày và không thích những việc bất ngờ
  • Bạn thường đâm sầm vào các thứ và dễ bị vấp chân
  • Trong thời gian rảnh, bạn thích chơi các trò chơi và các môn thể thao một mình như đánh gôn. Đó là những trò mà mỗi người có mục đích chơi riêng chứ không phải theo một mục đích chung nào của đội.

Triệu chứng tự kỷ ở chỗ làm việc

Khi bạn có một cuộc nói chuyện với cấp trên, bạn thường nhìn vào tường, giày hoặc bất cứ đâu không phải là mắt của họ.

Đồng nghiệp cho rằng bạn nói chuyện như một rô-bốt

Mỗi món đồ trên bàn làm việc của bạn có một vị trí đặc biệt và bạn không thích khi người dọn dẹp văn phòng sắp xếp lại chúng

Bạn rất giỏi toán hoặc mã hóa phần mềm nhưng lại không thành công trong các lĩnh vực khác:

  • Bạn nói chuyện với đồng nghiệp giống như với gia đình và bạn bè.
  • Suốt buổi họp, bạn cứ tạo ra những tiếng động trong vô thức, ví dụ như việc ho nhiều lần suốt buổi họp
  • Khi nói chuyện với cấp trên, bạn không nhận ra được cấp trên đang vui với những gì bạn làm hay đang cáu gắt bạn.

Thêm vào đó, những người bị tự kỷ có thể có những tài năng xuất chúng ở những kĩ năng quan sát, âm nhạc, toán học và nghệ thuật. Khoảng 40% người mắc tự kỷ có trí thông minh trung bình hoặc hơn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

2. Biện pháp chẩn đoán tự kỷ ở người lớn

Hiện nay không có tiêu chuẩn nào trong việc chẩn đoán bệnh tự kỷ. Trong khi chờ đợi một tiêu chuẩn cụ thể ra đời, hiện nay các bác sĩ lâm sàng chủ yếu dựa vào những sự việc mà họ trực tiếp thấy ở người đó và cân nhắc những gì bệnh nhân khai.

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những vấn đề bạn gặp phải trong giao tiếp, biểu lộ cảm xúc, hành động, các sở thích và nhiều thứ khác. Bạn sẽ phải trả lồi các câu hỏi về thời thơ ấu của bạn và bác sĩ có thể sẽ yêu cầu được nói chuyện với ba mẹ hoặc những thành viên lớn tuổi khác trong gia đình để có đầy đủ dữ liệu về cái nhìn của mọi người xung quanh đối với những hành động hàng ngày của bạn. 

Nếu những tiêu chuẩn chẩn đoán cho trẻ em được sử dụng để tham khảo cho trường hợp người lớn, các bác sĩ có thể hỏi ba mẹ bạn những câu hỏi đó dựa vào trí nhớ của họ khi bạn còn nhỏ để thu thập thêm thông tin. Nếu các bác sĩ xác định bạn không có triệu chứng tự kỷ khi còn nhỏ nhưng lại bắt đầu có những triệu chứng đó khi trưởng thành, bạn có thể được đánh giá thêm về khả năng mắc những bệnh tâm thần khác hoặc rối loạn trầm cảm. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

3. Các cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ dù không chữa được nhưng chúng ta có thể kiểm soát bệnh hiệu quả với ba cách điều trị chính: các can thiệp giáo dục – hành vi, thuốc và những liệu pháp thay thế. 

Ứng dụng phân tích hành vi 

Ứng dụng phân tích hành vi là một trong những cách điều trị tự kỷ được sủ dụng rộng rãi nhất cho cả người lớn và trẻ em. Ứng dụng này có nhiều loại, bao gồm:

  • Huấn luyện thử nghiệm riêng biệt: Công cụ này dùng một chuỗi các thử nghiệm để ủng hộ việc học từng bước một. Những hành vi và câu trả lời đúng sẽ được thưởng và những lỗi sai sẽ được bỏ qua.
  • Hỗ trợ hành vi tích cực: Biện pháp này làm thay đổi môi trường ở nhà hoặc lớp học để khi họ làm những hành động tốt thì sẽ cảm thấy được thưởng nhiều hơn.  

Liệu pháp nhận thức hành vi

Đây là một cách điều trị bằng cách nói chuyện có thể hiệu quả cho người tự kỷ. Trong suốt thời gian điều trị, người bệnh sẽ học về những sự liên kết giữa các cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Điều này có thể giúp phát hiện những suy nghĩ và cảm xúc làm khỏi phát những hành vi tiêu cực. Một nghiên cứu năm 2010 thấy rằng liệu pháp này đặc biệt có ích trong việc giúp người tự kỷ kiểm soát sự lo lắng của mình. Nó cũng giúp họ nhận dạng cảm xúc của người khác và đối phó với các tình huống xã hội tốt hơn.

Liệu pháp nghề nghiệp

Liệu pháp nghề nghiệp là một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc dạy trẻ em và người lớn những kĩ năng cơ bản cần cho cuộc sống hàng ngày. Ở người lớn, liệu pháp này tập trung phát triển những kĩ năng sống độc lập như là nấu ăn, quét dọn và quản lí tiền bạc. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Thuốc

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, có nhiều thuốc dùng cho những bệnh khác có thể giúp cải thiện triệu chứng. Các thuốc có thể dùng để kiểm soát tự kỷ gồm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và thuốc kích thích. 

Các điều trị thay thế

Có nhiều điều trị thay thế cho người tự kỷ đã được thử. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu kết luận chúng có hiệu quả hay không. 

Tự kỷ là một tình trạng có nhiều triệu chứng và mức độ cũng thay đổi nhiều tùy thuộc từng cá nhân. Các phương pháp điều trị bệnh có thể không hiệu quả với người này không có nghĩa là nó sẽ không giúp ích được người khác. Các điều trị thay thế cần được nghiên cứu nhiều hơn bao gồm: 

  • Chế độ ăn không gluten, không casein 
  • Chăn trọng lực
  • Melatinin
  • Vitamin C
  • Omega 3
  • Vitamin B6 và ma-giê
  • Oxytocin
  • Dầu CBD

Nếu bạn cảm thấy mình đang có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ và không thử tự khắc phục, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.


Video liên quan

Chủ Đề