Cách đổi sữa cho be 1 tuổi

Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh. Việc đổi sữa cho trẻ sơ sinh là chuyện rất thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên việc đổi sữa như thế nào để phù hợp và tốt cho sự phát triển của trẻ là điều cần lưu ý. Vậy hãy cùng IDP CORP tìm hiểu kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh theo bài viết dưới đây nhé.

Khi nào cần đổi sữa cho trẻ sơ sinh?

Theo các bác sĩ tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết mẹ chỉ nên đổi sữa cho trẻ khi sữa hiện đang dùng làm trẻ rối loạn tiêu hóa [ táo bón, nôn trớ…]. Điều quan trọng là sữa không hỗ trợ trẻ tăng cân.

Theo độ tuổi của bé

Vào giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chỉ phù hợp với sữa công thức có một lượng đạm ít nhất [sữa công thức 1]. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng nếu thấy trẻ có các hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể đổi sữa sang nhãn hiệu khác với lượng đạm ở mức thấp nhé.

Đối với trẻ sau 6 tháng tuổi, cơ thể của trẻ cần nhiều đạm hơn. Mẹ cũng nên đổi sang sữa công thức 2 cho bé dùng. Vì lượng đạm trong sữa công thức 2 cũng nhiều hơn. Tiếp sau đó, mẹ lần lượt thay đổi sữa công thức 3 hoặc 4 để tương ứng với số tuổi của bé nhé.

Tiêu chảy

Dấu hiệu dễ gặp nhất đó là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy liên tục từ 5-7 lần/ngày. Phân có lẫn thêm máu thì có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của trẻ không phù hợp với sữa đó.

Nổi ban

Sữa không phù hợp cũng có thể gây nổi ban. Nhất là khi nổi ban kèm theo với nôn trớ và tiêu chảy. Bên cạnh đó nhiều nguyên nhân gây ra nổi ban ở trẻ như chứng chàm bội nhiễm...

Nôn trớ

Khó khăn khi nuốt và nôn trớ cũng là dấu hiệu của trẻ không phù hợp với sữa.

Chậm hoặc không lên cân

Tiêu chảy và nôn trớ liên tục sẽ dẫn đến trẻ chậm tăng cân. Vì không nhận đủ dinh dưỡng hằng ngày. Đối với các bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu, và gấp 3 trong 12 tháng đầu tiên. Nếu các bé chậm tăng cân thì một trong những nguyên nhân có thể là do sữa đấy mẹ nhé.

Kém bú và mệt mỏi

Trẻ không phù hợp với sữa dễ bị mất nước, kém bú và ít vận động.

Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh

Mỗi trẻ là mỗi cơ thể khác nhau và hấp thụ khác nhau. Vì vậy, chưa chắc trẻ này dùng hợp thì trẻ khác cũng sẽ như vậy. Hầu hết các loại sữa đều có công thức và giá trị dinh dưỡng tương đương với nhau nhưng do khả năng hấp thụ và tiêu hóa khác nhau. Vậy nói chung mẹ nên tìm kiếm sữa nào phù hợp với trẻ nhất thì đó sẽ là loại sữa tốt nhất.

Một số lưu ý

Khi mẹ đổi sữa cho trẻ có những trẻ có những biểu hiện không thích ứng với sữa. Ví dụ như trẻ đau bụng, nôn trớ, bỏ sữa và khóc quấy. Biểu hiện nghiêm trọng nhất là đau bụng tiêu chảy, có trường hợp sẽ nổi mụn đỏ và ngứa da. Để tránh trẻ không đau bụng tiêu chảy, mẹ nên:

  • Luôn đảm bảo sữa phải ở nhiệt độ phù hợp. Mẹ có thể trang bị máy hâm sữa để tránh sữa nguội lạnh dẫn tới tiêu chảy.
  • Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội. Cho bé ăn dặm vừa độ và tạm thời ngưng uống sữa bột.
  • Mẹ chú ý pha sữa loãng một chút vào giai đoạn đầu mới cho bé bú. Có thể pha thêm men tiêu hóa khô để hổ trợ thêm. Quan trọng hơn phải xem bảng thành phần giữa hai loại sữa có khác nhau không.
  • Không nên thay đổi sữa thường xuyên. Mỗi loại sữa tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Khi đổi sữa,cơ thể của trẻ cần thời gian để thích nghi. Việc thay đổi sữa liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề hấp thu sữa và hệ vi sinh của cơ thể.

Đổi loại sữa cho trẻ

Mẹ cần chọn loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc rõ ràng và giá cả phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mẹ cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của nhà sản xuất về cách pha và liều lượng. Ví dụ ngày trẻ bú 3 bữa thì mẹ có thể cho bú 1 bữa sữa mới 2 bữa sữa cũ. Sau đó tăng dần bữa sữa mới lên.

Có thể thay đổi sữa cho trẻ ngay lập tức mà không cần các bước chuyển tiếp. Trẻ vẫn thích nghi được, đạt mục tiêu tăng cân, uống sữa mới bình thường như trước thì việc đổi sữa đã thành công.

>>> Tham khảo ngay: Có nên đổi sữa cho trẻ thường xuyên hay không?

Sữa công thức nào cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh nhưng phụ thuộc vào phản ứng của trẻ và kinh tế của gia đình. Mong rằng bài viết đã đem lại kiến thức hữu ích cho mẹ trong việc nuôi trẻ. Hy vọng sẽ giúp được mẹ có thêm kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả.

Hiên nay, việc lựa chọn sữa cho bé không còn xa lạ gì với các mẹ nữa. Có những mẹ lựa chọn được sữa phù hợp cho bé ngay từ những lần đầu tiên. Nhưng cũng rất nhiều mẹ phải chọn qua lại rất nhiều loại sữa mới phù hợp với thể chất của bé. Vì thế vấn đề đổi sữa cho bé cũng rất được các mẹ quan tâm. Vậy nên khi nào bé cần đổi sữa? Đổi sữa cho bé như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin nhé!

Khi nào cần đổi sữa cho bé?

Sữa là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của bé

Trong cuộc sống hiện nay, ở nhiều gia đình sữa là một thành phần không thể thiếu trong thực đơn. Từ trẻ sơ sinh cho đến những người trưởng thành và cả người lớn tuổi đều cần đến sữa như một nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp cân bằng cơ thể. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa rất cần cho sự hoàn thiện và phát triển toàn diện của trẻ bởi:

  • Sữa bổ sung đầy đủ chất đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi của trẻ.
  • Các chất dinh dưỡng được nghiên cứu sao cho bé hấp thụ tốt hơn.
  • Có mùi vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Nhanh, tiện dụng và an toàn.

NHỮNG CÁCH CHỌN SỮA SAI LẦM CỦA CÁC MẸ

Chọn sữa ngoại cho bé, chọn loại đắt nhất ” xịn” nhất

Hiện trạng ở thị trường sữa của Việt Nam thì hàng ngoại nhập không còn xa lạ gì đối với các mẹ. Theo trào lưu thì càng ngày càng nhiều mẹ chọn sữa ngoại cho bé. Với suy nghĩ “Hàng ngoại tốt hơn hàng nôi. Sữa càng đắt tiền thì càng tốt cho bé” thì hoàn toàn sai lầm. Tuy biết rằng ai cũng muốn cái tốt nhất cho con nhưng nhiều mẹ quên rằng chúng có tốt, có phù hợp với con mình hay không? Đôi khi những loại sữa bình dân lại được nhiều lợi ích hơn sữa ngoại đắt tiền.

Những cách chọn sữa sai lầm của các mẹ

Chọn sữa theo sở thích của mẹ

Đa phần các mẹ khi mua sữa đều cho biết rằng ” không biết chọn loại nào?”, ” thấy loại nào cũng giống loại nào?”. Vì thế ” chọn đại” cũng khá phổ biến. Đến khi sử dụng mà thấy bé không hợp sữa, không tăng cân thì đổ lỗi tại sữa không tốt. Mặt khác, khi không biết chọn sữa loại nào cho con thì mẹ chọn theo sở thích của mẹ. Ví dụ như mẹ thích hương socola thì chọn sữa có vị socola cho bé, mẹ thích sữa của Abboot thì mua sữa hãng Abboot cho bé,… Mà quên mất, bé cũng có khẩu vị, cũng có sở thích riêng của mình.

Chọn sữa qua lời giới thiệu, quảng cáo.

Vấn đề quảng cáo sản phẩm hiện nay đã quá mạnh mẽ, đôi khi hơi “thần thánh hóa” sản phẩm khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về công dụng cũng như chất lượng sản phẩm. Khi không biết mua sữa cho con như thế nào mẹ thường hỏi thăm bạn bè, hàng xóm. Khi thấy các bé nhà ấy dùng sữa tốt, tăng cân bụ bẫm các mẹ cũng mua loại sữa đó cho con mình. Một số khác thì xem quảng áo trên tivi hay các PG quảng cáo, giới thiệu sữa thấy hay nên cũng mua dùng thử.

Những cách chọn sữa trên hoàn toàn không đúng.  Không có một sơ sở khoa học nào cả. Tuy sữa nào cũng tốt, cũng đạt chất lượng nhưng không phải loại sữa nào cũng giống nhau. Khi mua sữa không hợp với bé thì làm bé khó chịu, ít tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe cảu bé và tiền bạc của gia đình. Vì thế, cân nhắc chọn lựa sữa rất quan trọng cần tìm hiểu kĩ, không nên sơ sài qua loa.

KHI NÀO BÉ CẦN ĐỔI SỮA?

Khi bé có những dấu hiệu dị ứng sữa

  1. Tiêu chảy: tiêu chảy dễ gặp ở trẻ em. Tuy nhiên khi bé đi ngoài từ 5 lần trở lên. Đi ngoài phân lỏng có màu bất thường, phân sống có mùi tanh hoặc đi ngoài có ra máu mà không tìm ra nguyên nhân thì nên dừng bú sữa và đưa trẻ dến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
  2. Nôn, trớ sữa: đây cũng là dấu hiệu của dị ứng sữa. Khi bé thường xuyên bị nôn, trớ sữa trong hoặc sau khi uống thị mẹ cũng cần xem xét đến tình huống này.
  3. Nổi ban đỏ:  Nổi ban đỏ có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng khi vừa nổi ban đỏ vừa tiêu chảy và nôn, trớ sữa thì đây là dấu hiệu của dị ứng sữa.
  4. Hay quấy khóc: Khóc là dấu hiệu đặc trưng ở các bé. Nhưng khi bé  khóc liên tục, khóc trong thời gian dài thì có thể là bất thường. Nếu không có lý do rõ ràng thì hay quấy khóc có thể vì bé bị đau bụng. Một số trường hợp, quấy khóc thường xuyên là do bé bị đau dạ dày – kết quả của dị ứng protein có trong sữa.
  5.  Chậm hoặc không tăng cân : Phần lớn các bé tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 6 tháng đầu, gấp 3 trong vòng 12 tháng đầu tiên. Nếu trẻ thường xuyên bị tiêu chảy hay nôn, trớ sữa thì nguồn dinh dưỡng cung cấp không đủ dẫn đến tình trạng chậm hoặc không tăng cân. Lúc đó cân nặng của bé dưới mức tiêu chuẩn và có khả năng bị suy dinh dưỡng.
  6. Không chịu bú hoặc bú ít : Khi bé bắt đầu có dấu hiệu bú ít hoặc không chịu bú có thể là do không hợp khẩu vị. Với trường hợp bé dị ứng sữa có thể là do mất năng lượng, mất đề kháng nên sức khỏe yếu ớt không đủ sức để bú.

Khi bé đến giai đoạn chuyển sữa

Mỗi loại sữa đều dành cho bé trong một độ tuổi nhất định. Khi đã đến mốc chuyển sữa, tức là khi bé đã hết độ tuổi dùng loại sữa đó và cần chuyển sang dùng loại sữa khác. Vì chất dinh dưỡng có trong sữa chỉ phù hợp với những bé có trong độ tuổi ấy. Khi đã quá tuổi thì thánh phần dinh dưỡng ấy không còn đủ và không còn phù hợp với trẻ nữa. Vì thế, đến giai đoạn chuyển sữa các mẹ phải chọn cho bé nhà mình loại sữa khác để phù hợp với sự phát triển theo độ tuổi của bé.

ĐỔI SỮA CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH VÀ PHÙ HỢP?

Cách đổi sữa đúng và hiệu quả:

Cách 1: Đổi sữa mới hoàn toàn: Không cần phải trải qua giai đoạn chuyển tiếp, trẻ vẫn uống sữa mới bình thường như sữa cũ, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt… Cách đổi sữa hoàn toàn này dành cho trẻ bị dị ứng sữa, chậm hoặc không tăng cân.

Cách 2: Đổi sữa từ từ cho bé. Với hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ cần có thời gian làm quen và thích ứng. Cần có giai đoạn chuyển tiếp từ sữa cũ sang sữa mới khi bé bú ít hơn, rối loạn tiêu hóa [biểu hiện là không đi ngoài hoặc đi ngoài nhiều lần]… vẫn uống sữa cũ, nhưng bớt đi 1 bữa và thay thế bằng bữa sữa mới, sau đó khoảng 5 – 7 ngày thay thế dần dần bữa sữa cũ bằng sữa mới, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.

Lấy ví dụ: ngày bé uống 3  bữa sữa thì:

  • 2-3 ngày đầu: Cho bé uống 2 bữa sữa cũ + 1 bữa sữa mới
  • 3-4 ngày tiếp: Cho bé uống 1 bữa sữa cũ + 2 bữa sữa mới
  • Sau đó có thể chuyển cho bé uống hoàn toàn sữa mới được.
ĐỔI SỮA CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH VÀ PHÙ HỢP?

LƯU Ý KHI ĐỔI SỮA CHO BÉ

Đổi sữa phù hợp với độ tuổi của bé

Khi bé nhà bạn đang trong độ tuổi dùng sữa số nào thì khi đổi sữa các bạn vẫn nên chọn sữa số đó nhưng loại khác cho bé. Mỗi số của sữa phù hợp với số tuổi nhất định. Khi mà bạn chọn số loại khác rất có khả năng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ do thành phần dinh dưỡng không phù hợp.

Nếu trẻ có biểu hiện của di ứng sữa cần phải dừng ngay

Tùy theo cơ địa và hệ tiêu hóa mà bé có thích nghi với loại sữa mới hay không. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sự thay đổi cơ thể của bé sau khi dùng sữa. Hãy kiểm tra xem bé có bị dị ứng với sữa như tiêu chảy, hay nôn trớ hoặc táo bón… Nếu có những hiện tượng trên mẹ hãy ngay lập tức dừng việc cho bé uống sữa mới. Và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Lựa chọn sữa theo khẩu vị của bé

Khẩu vị của bé cũng góp phần quan trọng trong việc bé có chịu hợp tác với sữa bạn chọn hay không. Khi hợp khẩu vị trẻ sẽ dễ dàng bú sữa một cách tự nhiên mà không cần ép buộc. Khi khẩu vị sữa không hợp với bé có thể lượng sữa bé sẽ bú ít hơn, hay từ chối sữa. Điều này khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không đổi sữa thường xuyên cho bé

Trong trường hợp bé bước sang giai đoạn phát triển lớn hơn thì mẹ sẽ phải đổi loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng cao hơn và vẫn là nhãn hiệu cũ. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế đổi loại sữa cho bé. Vì cơ thể bé sẽ cần rất nhiều thời gian để thích nghi với sữa mới. Mỗi loại sữa sẽ tự tạo ra môi trường vi sinh đường ruột khác nhau trong bé. Nếu mẹ đổi sữa đột ngột sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường vi sinh đó, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thụ sữa và thức ăn kém

Nếu không có vấn đề gì thì hạn chế đổi thương hiệu sữa cho bé

Các mẹ nên nhớ rằng, tất cả các dòng sữa đều tốt như nhau. Không phải là cứ sữa ngoại mới tốt. Hay là dòng sữa này nghe quảng cáo tốt thì tốt. Dòng sữa kia nhà hàng xóm dùng bé tăng cân, bụ bẫm là tốt. Còn mình dùng sữa là không tốt.

Sữa tốt là khi sữa phù hợp với bé, bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều. Vì thế, khi bé vẫn phát triển bình thường và không có dấu hiệu gì bất thường thì không nên đổi sữa cho bé.

Không pha chung 2 loại sữa vào với nhau.

Tuyệt đối không  pha 2 loại sữa chung 1 bình. Vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau. Nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tóm lại, việc đổi sữa cho bé cũng rất quan trọng. Do nhu cầu phát triển của trẻ và một số lí do đặc biệt mà bé cần phải đổi sữa. Tuy nhiên, việc nay không khó khăn như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Chỉ cần tìm hiểu một số thông tin về cách đổi sữa và dự định đổi sữa cho con sang loại sữa nào. Tìm hiểu thông tin và hàm lượng dinh dưỡng xem có phù hợp với bé hay không rồi mới chọn mới là sự lựa chọn sáng suốt để tránh việc lựa chọn sữa không phù hợp với bé. Chúc các mẹ thành công!

3619 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề