Cách ghi Biên bản kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trung học

Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hay biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng là tài liệu ghi lại toàn bộ nội dung kiểm tra, tình trạng các hồ sơ phục vụ việc giảng dạy có hiệu quả của từng giáo viên tại các trường mầm non, trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo từng tháng nhằm xem xét, đánh giá quá trình chuẩn bị của giáo viên dạy có đáp ứng được mục tiêu tiếp thu kiến thức của người học và mục tiêu đào tạo của nhà trường hay không.

Đôi nét về biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên

Biên bản này dành phục vụ việc thanh tra giáo viên tất cả các môn học và tài liệu quan trọng giúp nhà trường đánh giá được năng lực thực tế cũng như phẩm chất của từng giáo viên, từ đây đưa ra được định hướng cải cách, nâng cấp để dạy tốt hơn hoặc bình xét thi đua giáo viên dạy giỏi và cuối năm. 

Trong nội dung chính cần làm sáng tỏ được thời gian kiểm tra, số lượng các hồ sơ kiểm tra, nhận xét xếp loại cách chuẩn bị giáo áo, hồ sơ và ý kiến của người được kiểm tra. Là một trong những văn bản hành chính thông dụng, bên cạnh việc trình bày đầy đủ, khoa học các nội dung, biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên cũng đảm bảo được hình thức rõ ràng, đẹp mắt vì có giá trị lưu trữ, đối chiếu và so sánh và đánh giá giáo viên sau này của trường, trung tâm. Vậy cụ thể hơn, việc triển khai các nội dung trong biên bản kiểm tra giáo viên như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong nội dung ngay dưới đây của timviec365.vn nhé. 

Xem thêm: Việc là Giáo dục

Về cơ bản, nằm trong danh mục những biên bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 và mầm non, hình thức của biên bản kiểm tra không khác nhiều so với một số biên bản khác như biên bản ghi chép họp đảng bộ, họp chi bộ. Về chi tiết, biên bản kiểm tra giáo viên sẽ được triển khai cụ thể như sau:

Hướng dẫn chi tiết cách viết biên bản kiểm tra giáo viên

Nội dung “truyền thống” xuất hiện trong biên bản kiểm tra giáo viên là quốc hiệu và tiêu ngữ. Trong tài liệu này, phần quốc hiệu và tiêu ngữ sẽ được đặt lệch sang phía cánh phải. Quốc hiệu sẽ được viết in hoa, bôi đậm. Tiêu ngữ được viết bằng chữ thường lùi vào một ô so với quốc hiệu.

Ở cánh trái cùng dòng là tên trường và tổ của giáo viên được kiểm tra hồ sơ. Ví dụ cụ thể như:

 Trường: Tiểu học Hoa Mai

Tổ: Ngoại ngữ. 

Nội dung tiếp theo chính là tên của biên bản. Như nhiều văn bản khác, tên biên bản kiểm tra giáo viên sẽ được viết in hoa, bôi đậm và căn giữa.

Bạn có thể viết như sau: “BIÊN BẢN KIỂM TRA GIÁO VIÊN”

Sau khi hoàn thành xong nội dung tên biên bản, người viết sẽ chuyển xuống nội dung thời gian, địa điểm diễn ra buổi kiểm tra hồ sơ. Yêu cầu của nội dung này là phải chi tiết. Người viết có thể trình bày cụ thể như sau:

Cách viết biên bản kiểm tra giáo viên 

“ Vào hồi 8h00 ngày 6 tháng 4 năm 2021 tại tổ Ngoại ngữ tiến hành kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên với các thành phần và nội dung kiểm tra cụ thể như sau”.

Thực tế, câu này không chỉ nhằm chỉ tường trình cụ thể về thời gian điểm diễn ra buổi kiểm tra mà còn là câu dẫn để mở ra những nội dung tiếp theo trong biên bản. Nội dung tiếp theo trong biên bản bao gồm thành phần tham gia buổi kiểm tra. Bạn cần ghi rõ người tham gia kiểm tra và người được kiểm tra thành 2 dòng phân biệt và nêu rõ tên chức vụ của từng người một cách chính xác. Một ví dụ cụ thể cho bạn trình bày ngay dưới đây nhé. 

Thành phần kiểm tra: Trưởng khoa ngoại ngữ Vũ Mai Lan

Thành phần được kiểm tra: Giáo viên ngoại ngữ Đỗ Phương Mai

Nội dung kiểm tra sẽ là phần người viết trình bày tên tất các hồ sơ tài liệu cũng như tình trạng của hồ sơ và nhận xét của người kiểm tra cho từng hồ sơ này. 

Những thành phần trong biên bản Kiểm tra giáo viên hằng tháng

Một số tài liệu của giáo viên xuất hiện trong nội dung này bao gồm: Sổ điểm, giáo án, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, số công tác và một số sách khác…

Ngay sau khi kiểm tra chi tiết các loại sổ, người viết sẽ ghi chép rõ ràng về nhận xét chung về tất cả các loại hồ sơ.

Lưu ý với các đề mục lớn như thành phần kiểm tra, nội dung kiểm tra, đánh giá chung và các loại tài liệu hồ sơ sẽ được đánh giá xếp loại chung sẽ được bôi đậm để làm nổi bật. 

Cách trình bày các thành phần trong biên bản kiểm tra giáo viên

Sau khi hoàn thành những nội dung này, người viết sẽ đi đến hồi kết thúc khi trình bày đầy đủ về thời gian, địa điểm kết thúc buổi họp. 

Bạn có thể viết: Cuộc kiểm tra kết thúc vào 10h00 ngày 6 tháng 1 năm 2021. 

Cuối biên bản chính là chữ ký xác nhận của người kiểm tra và người kiểm tra nhé. 

Những lưu ý trong quá trình viết mẫu biên bản kiểm tra giáo viên

Trong quá trình viết biên bản kiểm tra giáo viên, như đã nhấn mạnh, đây là văn bản hành chính trình thông dụng và phục vụ mục đích kiểm tra và lưu trữ cho nên biên bản bắt buộc phải chuẩn. Ngoài những nội dung chuẩn trên đây, cần thiết đảm theo chuẩn chỉnh về cách trình bày, tránh những lỗi chính tả không cần thiết nhé. Ngoài ra, những đề mục của biên bản kiểm tra cần được bôi đậm và đánh số đề mục một cách rõ ràng để khu biệt với các phần nội dung bên dưới của biên bản. Những mục nội dung khác thể hiện được sử đánh giá từ phía người kiểm tra có thể làm nổi bật bằng bôi đậm kết hợp với gạch chân nhé. 

Tuyển dụng: Việc làm Giáo viên dành cho bạn

3. Tải về Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên chuẩn nhất!

Các bạn thân mến! Bên cạnh việc tham khảo nội dung chi tiết, cách viết của biên bản kiểm tra giáo viên chuẩn nhất trên đây và những lưu kí khắc phục trong quá trình soạn thảo, bạn cũng có thể tải về ngay mẫu biên bản kiểm tra giáo viên chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé. 

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh chủ đề mẫu biên bản kiểm tra giáo viên hằng tháng được chia sẻ bởi timviec365.vn sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập timviec365.vn để cập nhật những tin tức hữu ích và tải về những biểu mẫu cần thiết cho mình nhé. 

Biên bản cuộc họp chuẩn nhất

Bên cạnh mẫu biên bản kiểm tra giáo viên trên đây, bạn cũng có thể tham khảo thêm về biên bản các cuộc họp chuẩn nhất trong bài viết ngay sau đây để có thêm thông tin nhé.

Biên bản cuộc họp chuẩn nhất

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Trên thực tế, để thắt chặt hoạt động giảng dạy của giáo viên thì Giám đốc các Sở GD&ĐT bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra cùng với đội thanh tra thực hiện công tác thanh tra để có đánh giá xác thực về tình hình giảng dạy và chất lượng các bài giảng một cách toàn diện nhất. Vậy, khi tiến hành thanh tra thì cần lập biên bản gồm những nội dung gì? Quy định của pháp luật về thanh tra tra giáo viên như thế nào?

1. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là gì?

Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là biên bản ghi lại thông tin giáo viên được thanh tra và các nội dung thanh tra với nghiệp vụ sư phạm giáo viên.

2. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên dùng để làm gì?

Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là mẫu dùng để kiểm tra hoạt đồng sư phạm của giáo viên về: Công tác giảng dạy, quy chế chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp.

3. Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên?

PHÒNG GD&ĐT…….

TRƯỜNG ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

….…….., ngày….tháng….năm……..

BIÊN BẢN KIỂM TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN

Năm học …

Họ và tên giáo viên:…   Năm sinh:……

Hệ đào tạo:…       Năm tốt nghiệp:….              Năm vào ngành:…

Giáo viên dạy lớp:…      Trường ……

I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:

Tiết 1:……                                     Xếp loại:………..

Tiết 2: ……                                   .Xếp loại:………..

Tiết 3: ……                                   Xếp loại:………..

1/ Về nội dung kiến thức:…

2/ Về vận dụng phương pháp và hình thức giảng dạy:…….

3/ Về tác phong sư phạm:…

4/ Về hiệu quả giờ dạy [hoặc kết quả khảo sát]……

Xếp loại chung về công tác giảng dạy:…

II. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN:

1/ Về giáo án:

……

2/ Về hồ sơ sổ sách:

……

3/ Về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:……

* Xếp loại về thực hiện quy chế chuyên môn:…

III. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM [QUẢN LÍ LỚP]:……

Xếp loại về thực hiện các nhiệm vụ khác:……

III. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN CÁ NHIỆM VỤ KHÁC

……

IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SỬA CHỮA:

1. Đối với giáo viên:……

2. Đối với tổ chuyên môn:……

V. XẾP LOẠI CHUNG:……

Ý KIẾN NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA

NGƯỜI KIỂM TRA

4. Hướng dẫn viết biên bản thanh tra toàn diện giáo viên?

– Tên biên bản: Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên

– Thông tin giáo viên trong danh sách thanh tra:

+ Năm học tham gia giảng dạy

+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh

+ Hệ đào tạo

+ Năm tốt nghiệp.

+ Năm vào ngành:…

+ Giáo viên dạy lớp

+ Trường

– Nhận xét giáo viên giảng dạy

+ Nhận xét theo tiết học

+ Nội dung kiến thức

+ Phương pháp giảng dạy

+ Tác phong sư phạm

+ Hiệu quả của giờ dạy

– Nhận xét về công tác chủ nhiệm

– Nhận xét thực hiện các nghĩa vụ khác

– Kiến nghị và sửa chữa

– Ghi ý kiến người kiểm tra và người được kiểm tra

5. Nội dung thanh tra toàn diện giáo viên gồm những gì?

Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên  quy định như sau:

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

– Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh.

– Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục.

Việc thực hiện quy chế chuyên môn

– Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

– Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

– Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.

– Bảo đảm thực hành thí nghiệm.

– Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

– Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

– Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm [có vi phạm hay không vi phạm].

Kết quả giảng dạy

– Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học [có môn học không cho điểm, chỉ đánh giá bằng nhận xét] của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm thanh tra.

– Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.

– Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, của địa phương trong năm học đó.

– So sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước: tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, học sinh giỏi và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp.

Việc thực hiện các nhiệm vụ khác

Hiệu trưởng đánh giá giáo viên bằng một phiếu về công tác chủ nhiệm lớp [nếu có] và các công tác khác được phân công, xếp làm 4 loại [nói ở mục IV].

6. Phương pháp và đánh giá thanh tra toàn diện giáo viên?

Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên  quy định như sau:

Về phương pháp thanh tra giáo viên:

Kế hoạch thanh tra

– Mỗi năm học, Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện thanh tra ít nhất 20% tổng số giáo viên của các trường trực thuộc [5 năm mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần].

– Thanh tra Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra giáo viên cả năm học và từng học kỳ. Chỉ báo trước cho giáo viên sớm nhất là một tuần trước khi tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra Sở hoặc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện có thể quyết định tiến hành thanh tra đột xuất.

– Việc thanh tra giáo viên do một thanh tra viên hoặc cộng tác viên thực hiện.

Trình tự, thủ tục thanh tra

– Chuẩn bị.

Cán bộ thanh tra phải chuẩn bị chu đáo, nắm vững yêu cầu, nội dung thanh tra.

– Tiến hành thanh tra.

– Dự các giờ dạy của giáo viên: đối với tiểu học, dự một tiết toán, một tiết tiếng Việt và một tiết môn học khác; đối với trung học, dự ít nhất hai tiết, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba [việc xếp loại tiết dạy theo hướng dẫn riêng, chia làm 4 loại: tốt hoặc giỏi; khá; đạt yêu cầu hoặc trung bình; chưa đạt yêu cầu hoặc yếu] và rút kinh nghiệm với giáo viên sau khi dự giờ.

– Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh.

– Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ của nhà trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

– Thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

-Trao đổi với giáo viên được thanh tra.

Trao đổi kinh nghiệm, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả xếp loại để giúp giáo viên biết tự đánh giá và định hướng phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy.

– Hoàn thiện hồ sơ thanh tra giáo viên: biên bản thanh tra, các phiếu dự giờ dạy của giáo viên, phiếu đánh giá của hiệu trưởng

Lực lượng thanh tra

– Trưởng đoàn thanh tra.

+ Đối với đoàn của Phòng GD&ĐT cấp huyện: lãnh đạo Phòng hoặc chuyên viên phụ trách công tác thanh tra.

+ Đối với đoàn của Sở GD&ĐT: lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Thanh tra Sở.

– Tham gia đoàn là các thanh tra viên, cán bộ và cộng tác viên thanh tra.

– Số lượng thành viên đoàn thanh tra bố trí từ 5 đến 15 người. Căn cứ đặc điểm của đối tượng thanh tra, việc lựa chọn cán bộ và bố trí số lượng thành viên của đoàn thanh tra phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

– Thời gian thanh tra từ 3 đến 5 ngày.

Về đánh giá giáo viên khi kết thúc thanh tra:

Xếp vào một trong bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

Việc xếp loại chung dựa trên cơ sở kết quả xếp loại từng nội dung.

Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm

Xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên căn cứ vào kết quả xếp loại các giờ dạy đã được cán bộ thanh tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.

Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn xếp vào loại nào thì các nội dung 2.1, 2.2, 2.3 phải đạt loại đó trở lên, 4 nội dung còn lại có thể thấp hơn 1 bậc.

Đánh giá kết quả giảng dạy

Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét từng môn học của giáo viên, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra, so sánh với năm học trước và chất lượng chung toàn trường.

Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác

Hiệu trưởng cung cấp cho cán bộ thanh tra một phiếu đánh giá xếp loại giáo viên về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao [đã nói tại mục II.4 ở trên].

Đánh giá chung và xếp loại khi kết thúc thanh tra

a. Nguyên tắc đánh giá:

– Xếp loại theo nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia, nếu có mặt đạt tốt thì được ghi nhận và biểu dương.

– Giáo viên được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1 [nghiệp vụ sư phạm] và nội dung 2 [thực hiện quy chế] đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Nội dung 3 [kết quả giảng dạy] và nội dung 4 [thực hiện các nhiệm vụ khác] có thể thấp hơn một bậc.

b. Xếp loại cụ thể:

– Tốt: các nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, 3 và 4 đạt khá trở lên.

– Khá: các nội dung 1 và 2 đều đạt khá trở lên, 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên.

– Đạt yêu cầu: các nội dung 1 và 2 đều đạt yêu cầu trở lên, 3 và 4 có thể chưa đạt yêu cầu.

– Chưa đạt yêu cầu: các trường hợp còn lại.

Từ các điều khoản nêu trên, thẩm quyền ban hành lệnh thanh tra và tổ chức đội ngũ thanh tra do Giám đốc các Sở GD&ĐT bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra với nhiệm kỳ 2 năm. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra được lựa chọn từ những cán bộ của cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT cấp huyện, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của cơ sở và giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín trong đội ngũ giáo viên. Về số lượng cộng tác viên thanh tra, cần bảo đảm bình quân 50 giáo viên chọn một cộng tác viên thanh tra để có đủ lực lượng tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên và thanh tra toàn diện trường phổ thông theo chỉ tiêu quy định.

Trên đây là bài viết tham khảo về biên bản thanh tra toàn diện giáo viên và một số quy định liên quan đến việc tổ chức thanh tra toàn diện giáo viên!

Video liên quan

Chủ Đề