Cách hết run

Chứng run tay thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng vẫn có thể gặp phải ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh run tay ở người trẻ có những đặc thù riêng, thường do các rối loạn chức năng hơn là những tổn thương thực thể và cần được điều chỉnh một cách kiên nhẫn lâu dài.

Chứng run là tình trạng của các cơn co thắt cơ bắp liên tục, có tần số và ngoài khả năng kiểm soát. Trình trạng này có thể xảy ra đơn độc trên một số vị trí của cơ thể như tay, chân, mắt, hàm hay diện rộng như một bên thân mình. Mặc dù thường xảy ra riêng lẻ, không kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác, không gây nguy hiểm nhưng chứng run lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm hạn chế khả năng hòa nhập của người bệnh trong đời sống cộng đồng.

Chính vì vậy, việc điều trị chứng run tay một cách triệt để có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với cuộc sống của những người bệnh trẻ tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể biểu hiện bởi run tay ở người trẻ. Do đó, phân loại bệnh run tay ở người trẻ một cách rõ ràng sẽ định hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Bệnh run tay ở người trẻ thường gặp phải là một biểu hiện của chứng run cơ bản. Đây là một rối loạn trong hệ thống thần kinh, gây ra sự run rẩy một cách nhịp nhàng và không kiểm soát được. Mặc dù có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, chứng run cơ bản xảy ra thường xuyên nhất ở tay, đặc biệt là khi làm những công việc đơn giản, chẳng hạn như uống từ ly hoặc buộc dây giày.

Bên cạnh chứng run cơ bản, khi tiếp cận người trẻ bị run, cần tích cực tìm kiếm đa dạng các nguyên nhân, vì đôi khi run là một biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Chứng run tay ở người trẻ tuổi cần được thăm khám tìm nguyên nhân

Các nguyên nhân gây run tay ở người trẻ được liệt kê theo tần suất thường gặp như sau:

2.1 Chứng run cơ bản

Là nguyên nhân của các rối loạn vận động khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Do đó, nguyên nhân này cần nghĩ đến đầu tiên khi tiếp cận chứng run tay ở người trẻ. Chứng run cơ bản trước đây còn được gọi là chứng run vô căn lành tính hay chứng run gia đình với cơ chế chính xác cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.

Đối với một số người, cơn run này thường ở mức độ nhẹ và duy trì tính ổn định trong nhiều năm. Biểu hiện của chứng run cơ bản thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể nhưng thường được chú ý nhiều hơn ở bàn tay vì đây là một cơn run theo hành động, tức chỉ xảy ra khi người bệnh làm việc, giảm và hết khi nghỉ.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm cả run đầu như người bệnh gật đầu hay lắc đầu liên tục, run rẩy khi nói nếu cơn run ảnh hưởng cả đến giây thanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các yếu tố như cảm xúc, căng thẳng, sốt, kiệt sức, hạ đường huyết có thể làm chứng run dễ bộc lộ hơn.

2.2 Chứng run do loạn trương lực cơ

Các bệnh lý tổn thương trên hệ thống thần kinh cơ bẩm sinh hay mắc phải có thể gây loạn trương lực cơ. Nếu cử động ở biên độ nhỏ và tần số cao thì biểu hiện như chứng run. Đây là hệ quả từ các rối loạn vận động do các thông điệp không chính xác từ não khiến cơ bắp hoạt động quá mức, dẫn đến tư thế bất thường hoặc các cử động không mong muốn.

Các triệu chứng đôi khi có thể thuyên giảm bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của chứng run do loạn trương lực cơ còn nằm ở đặc điểm là cơn run cũng có thể kích phát khi chạm vào phần cơ thể hoặc cơ bắp dễ bị ảnh hưởng. Lúc này, các cơ bắp sẽ chuyển động run rẩy, rung giật theo một tần số và biên độ không đều thay vì nhịp điệu như chứng run cơ bản.

2.3 Chứng run tâm lý

Chứng run này còn gọi là run chức năng, có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thức run nào. Biểu hiện run có thể thay đổi nhưng thường bắt đầu một cách đột ngột và có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Hoàn cảnh khởi phát và kích thích xảy ra chứng run tâm lý là khi người bệnh căng thẳng, bộc lộ run tay kèm hồi hộp và sẽ giảm hoặc biến mất khi bị phân tâm. Có một số người mắc chứng run tâm lý do có một tình trạng rối loạn tâm thần tiềm ẩn như trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Các nguyên nhân khác có thể gặp phải gây ra bệnh run tay ở người trẻ là do dùng thuốc kích thích, cà phê, cường năng tuyến giáp... hay có thể là Parkinson khởi phát sớm, đột quỵ kín đáo.

Sử dụng cà phê có thể gây chứng run tay ở người trẻ

Một số người bị run tay sẽ không cần điều trị nếu triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu chứng run tay gây khó khăn khi làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, chỉ định điều trị sẽ cần được đặt ra.

Loại thuốc thường được lựa chọn hàng đầu trong điều trị chứng run cơ bản là thuốc chẹn beta. Thông thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, thuốc chẹn beta như propranolol sẽ giúp giảm run một cách hiệu quả ở rất nhiều người trẻ, nhất là khi có kèm chứng cường giao cảm.

Bên cạnh đó, các loại thuốc gây tiết chế bớt tín hiệu từ hệ thần kinh cũng có thể dùng điều trị run tay như thuốc chống động kinh, thuốc an thần..; tuy nhiên, so với tác dụng phụ và lợi ích, việc sử dụng các loại thuốc này cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả hay người bệnh gặp phải tác dụng phụ, lựa chọn tiếp theo là tiêm botox. Đây là cách thức có thể hữu ích không chỉ trong việc điều trị một số loại run tay mà còn là run đầu và giọng nói.

Mặc dù vậy, hạn chế của tiêm botox là chỉ có thể cải thiện run trong tối đa ba tháng nên người bệnh phải tiêm thuốc lặp lại mỗi ba tháng một lần. Đồng thời, dù botox được sử dụng để điều trị chứng run tay nhưng nó có thể gây ra yếu ở ngón tay; tương tự như vậy, thuốc cũng có thể gây ra giọng khàn và khó nuốt.

Một cách điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng giúp cải thiện run tay là luyện tập các bài vật lý trị liệu. Các nhà trị liệu có thể hướng dẫn cho người bệnh các bài tập để cải thiện sức mạnh cơ bắp, kiểm soát và phối hợp các động tác một cách thuần thục và linh hoạt hay tối thiểu là có thể thích nghi với việc sống chung với chứng run tay.

Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng có vai trò trong điều trị run tay ở người trẻ, bao gồm phẫu thuật kích thích não sâu, siêu âm tập trung nhằm thay đổi vĩnh viễn chức năng não giúp kiểm soát chứng run tại một vùng cơ thể nhất định...

Song song đó, người bệnh cần thay đổi lối sống và thực hiện biện pháp khắc phục chứng run tại nhà như tránh dùng caffeine và các chất kích thích, uống rượu hạn chế, làm việc điều độ, học cách thư giãn, thiền định...

Tránh xa rượu bia giúp người bệnh hạn chế tình trạng run tay

Tóm lại, bệnh run tay ở người trẻ là một rối loạn vận động thường gặp, đôi khi thoáng qua hay tồn tại kéo dài. Nguyên nhân thường đa dạng nhưng nếu biết cách điều chỉnh lối sống, dùng các thuốc điều trị run phổ quát thì việc điều trị chứng run tay ở người trẻ cũng cải thiện đáng kể, giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống.

Khi xuất hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

“Cố gắng giữ bình tĩnh” hay “tập luyện thật nhiều ở nhà”, những lời khuyên rất phổ biến này lại ít khi có hiệu quả. Đa số các bí quyết giúp giảm căng thẳng được nêu ra khá chung chung, khiến bạn không biết nên làm thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và hiệu quả với não bộ để bạn có bài phát biểu trước đám đông thật suôn sẻ.

1. Tự “thôi miên” rằng bạn đang rất hào hứng

Một lời khuyên phổ biến mà bạn thường được nghe để giảm căng thẳng trước khi “lên sàn” là tự nhủ rằng “hãy giữ bình tĩnh nào”. Nhưng một nghiên cứu từ trường Harvard Business đã chứng minh lời khuyên ấy không có tác dụng giảm căng thẳng. Thay vào đó, nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì lại có hiệu quả.

Trong nghiên cứu, người ta chia những người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm nói “tôi đang phấn khích”, nhóm còn lại thì bảo “tôi đang lo lắng và sẽ cố giữ bình tĩnh”. Sau đó họ được yêu cầu đứng nói trước nhiều người. Kết quả, nhóm “tự thôi miên” rằng mình phấn khích có bài phát biểu tốt hơn.

Không chỉ tự nhủ rằng mình rất hào hứng mà bạn còn nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Hãy thể hiện bản thân đang tự tin bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau và thỉnh thoảng mỉm cười. Không để tay chân lúng túng dù bạn đang cực kỳ lo lắng. Bằng vài động tác đó, bạn sẽ đánh lừa não bộ rằng mình đang hoàn toàn thoải mái và tự tin.

2. Rèn luyện giọng nói

Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng khi lên thuyết trình, bạn cảm thấy giọng rất run, bị khàn, hoặc không nói được to rõ như bạn muốn. Đó không phải vì bạn lo lắng mà do cổ họng bạn chưa sẵn sàng. Vì vậy, bạn cần tập nói trước khi thuyết trình để cổ họng quen với mức độ bạn muốn, đồng thời luyện cho chất giọng được thu hút.

Nghiên cứu từ một công ty truyền thông ở Texas [Hoa Kỳ] cho thấy, giọng nói của một người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mọi người nhìn vào người đó. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích giọng nói của người thuyết trình, sau đó thu thập phản hồi từ một nhóm gồm 10 chuyên gia và 1.000 người nghe. Chất lượng giọng nói của người thuyết trình chiếm 23% đánh giá của người nghe; nội dung thuyết trình chiếm 11%. Các yếu tố khác là niềm đam mê, kiến thức và vẻ ngoài của người phát biểu.

3. Hít thở sâu

Hít thở sâu là một phương pháp thường được dùng để cải thiện các vấn đề của sức khỏe, như điều trị các vấn đề về giấc ngủ, giúp hạ hỏa khi tức giận, tăng sức tập trung, tạo cảm giác thư giãn. Và cả vấn đề căng thẳng.

Thực tế trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh toàn bộ những nguồn cơn gây ra căng thẳng. Vì thế, biện pháp thích hợp nhất là giảm thiểu chúng bằng một số phương pháp lành mạnh. Trong đó có một cách gọi là “phản ứng thư giãn” được phát triển bởi bác sĩ tim mạch Herbert Benson tại trường Y Harvard. Và hít thở sâu là một trong những kỹ thuật gợi lên phản ứng thư giãn ấy.

Bạn có thể thực hiện phương pháp này ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí là vài giây ngay trước khi phát biểu. Hãy hít vào thật chậm và sâu để không khí tràn ngập phổi. Sau đó đếm 6 giây rồi từ từ thở ra cũng với 6 giây. Hãy lặp lại động tác này đến khi bạn cảm thấy đã đủ bình tĩnh.

4. Thử dùng ánh sáng mờ

Đây là một thủ thuật nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh không gian. Nếu được phép, bạn hãy thử tắt đèn hoặc chỉ mở ít đèn và bật máy chiếu. Khi đó, khán giả sẽ chú ý vào màn hình sáng thay vì bạn. Khi không còn là trung tâm của mọi ánh nhìn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy phương pháp này không thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông, nhưng cũng phần nào giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng khi có nhiều người tập trung vào mình.

5. Tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực

Nhiều người thuyết trình thường tránh nhìn vào mắt của khán giả vì sẽ làm họ thêm căng thẳng. Điều này không sai nhưng nó không trị được tận gốc căn bệnh “sợ nói chuyện trước đám đông”. Để vượt qua nỗi sợ, bạn cần nhìn thẳng vào nó để tìm ra phương pháp khắc phục. Nếu tương tác mắt với khán giả làm bạn lo lắng thì hãy lựa chọn người khiến bạn thấy dễ chịu khi nhìn vào họ.

Lisa Braithwaite, một nhà diễn thuyết đồng thời là huấn luyện viên kỹ năng thuyết trình, khuyên rằng thay vì tương tác mắt với những người đang tỏ vẻ buồn chán hoặc lạnh lùng, hãy tìm người đang có phản ứng tích cực với bài thuyết trình của bạn, ví dụ như cười hay gật đầu. Đó có thể là bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp thân thiết đang ngồi bên dưới. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, điều này hỗ trợ rất nhiều để bài nói trở nên suôn sẻ.

Đồng thời, nếu có thể bạn hãy đến sớm để làm quen với khán giả, chẳng hạn như chào hỏi hoặc nói chuyện phiếm. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, điều này còn tạo điều kiện cho bạn nắm được bầu không khí trong phòng trước khi buổi thuyết trình bắt đầu.

6. Đừng cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ

Chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung bạn đang nói là gì. Dù bạn có sai từ này, quên chữ kia thì khán giả ngồi bên dưới cũng sẽ không phát hiện ra đâu. Miễn là bạn nắm vững ý chính của bài nói và thể hiện nó bằng lối diễn đạt riêng mình.

Hãy luôn nhớ rằng bạn đang nói, không phải “trả bài”. Việc bạn buộc mình phải đọc chính xác từng từ trên giấy chỉ khiến bạn thêm lo lắng vì phải cố nhớ mọi thứ. Nếu lỡ nói sai hoặc thiếu thì đừng dừng lại, mà cứ tự nhiên lướt qua.

7. Nhớ lại những lần thành công trước

Mỗi khi có buổi thuyết trình, nhiều người thường có thói quen tưởng tượng ra nhiều tình huống xấu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Những lúc như vậy, suy nghĩ tích cực sẽ là phương thuốc hiệu quả nhất. Hãy nghĩ đến những lần thuyết trình suôn sẻ trước đó, tưởng tượng ra lần này bạn sẽ thực hiện tốt như thế nào. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tự tin trong bạn, giảm thiểu nỗi lo lắng không đáng có.

Dale Carnegie – tác giả cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” – từng nói “Hãy làm điều bạn sợ phải làm và làm đi làm lại… Đó là con đường chiến thắng nỗi sợ nhanh chóng và chắc chắn nhất từng được phát hiện ra”. Đọc 7 chỉ dẫn trên đây chưa đủ, đọc để đối phó cho bài thuyết trình sắp tới cũng vẫn chưa đủ, mà hãy đọc để rèn luyện chúng làm “vũ khí” trở thành một người diễn thuyết giỏi.

Page 2

“Cố gắng giữ bình tĩnh” hay “tập luyện thật nhiều ở nhà”, những lời khuyên rất phổ biến này lại ít khi có hiệu quả. Đa số các bí quyết giúp giảm căng thẳng được nêu ra khá chung chung, khiến bạn không biết nên làm thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và hiệu quả với não bộ để bạn có bài phát biểu trước đám đông thật suôn sẻ.

Một lời khuyên phổ biến mà bạn thường được nghe để giảm căng thẳng trước khi “lên sàn” là tự nhủ rằng “hãy giữ bình tĩnh nào”. Nhưng một nghiên cứu từ trường Harvard Business đã chứng minh lời khuyên ấy không có tác dụng giảm căng thẳng. Thay vào đó, nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì lại có hiệu quả.

Nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì sẽ có hiệu quả hơn là tự nhủ “hãy bình tĩnh”.

Trong nghiên cứu, người ta chia những người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm nói “tôi đang phấn khích”, nhóm còn lại thì bảo “tôi đang lo lắng và sẽ cố giữ bình tĩnh”. Sau đó họ được yêu cầu đứng nói trước nhiều người. Kết quả, nhóm “tự thôi miên” rằng mình phấn khích có bài phát biểu tốt hơn.

Không chỉ tự nhủ rằng mình rất hào hứng mà bạn còn nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Hãy thể hiện bản thân đang tự tin bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau và thỉnh thoảng mỉm cười. Không để tay chân lúng túng dù bạn đang cực kỳ lo lắng. Bằng vài động tác đó, bạn sẽ đánh lừa não bộ rằng mình đang hoàn toàn thoải mái và tự tin.

Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng khi lên thuyết trình, bạn cảm thấy giọng rất run, bị khàn, hoặc không nói được to rõ như bạn muốn. Đó không phải vì bạn lo lắng mà do cổ họng bạn chưa sẵn sàng. Vì vậy, bạn cần tập nói trước khi thuyết trình để cổ họng quen với mức độ bạn muốn, đồng thời luyện cho chất giọng được thu hút.

Nghiên cứu từ một công ty truyền thông ở Texas [Hoa Kỳ] cho thấy, giọng nói của một người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mọi người nhìn vào người đó. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích giọng nói của người thuyết trình, sau đó thu thập phản hồi từ một nhóm gồm 10 chuyên gia và 1.000 người nghe. Chất lượng giọng nói của người thuyết trình chiếm 23% đánh giá của người nghe; nội dung thuyết trình chiếm 11%. Các yếu tố khác là niềm đam mê, kiến thức và vẻ ngoài của người phát biểu.

Hít thở sâu là một phương pháp thường được dùng để cải thiện các vấn đề của sức khỏe, và cả vấn đề căng thẳng

Hít thở sâu là một phương pháp thường được dùng để cải thiện các vấn đề của sức khỏe, như điều trị các vấn đề về giấc ngủ, giúp hạ hỏa khi tức giận, tăng sức tập trung, tạo cảm giác thư giãn. Và cả vấn đề căng thẳng.

Thực tế trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh toàn bộ những nguồn cơn gây ra căng thẳng. Vì thế, biện pháp thích hợp nhất là giảm thiểu chúng bằng một số phương pháp lành mạnh. Trong đó có một cách gọi là “phản ứng thư giãn” được phát triển bởi bác sĩ tim mạch Herbert Benson tại trường Y Harvard. Và hít thở sâu là một trong những kỹ thuật gợi lên phản ứng thư giãn ấy.

Bạn có thể thực hiện phương pháp này ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí là vài giây ngay trước khi phát biểu. Hãy hít vào thật chậm và sâu để không khí tràn ngập phổi. Sau đó đếm 6 giây rồi từ từ thở ra cũng với 6 giây. Hãy lặp lại động tác này đến khi bạn cảm thấy đã đủ bình tĩnh.

Đây là một thủ thuật nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh không gian. Nếu được phép, bạn hãy thử tắt đèn hoặc chỉ mở ít đèn và bật máy chiếu. Khi đó, khán giả sẽ chú ý vào màn hình sáng thay vì bạn. Khi không còn là trung tâm của mọi ánh nhìn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng ánh sáng mờ khi thuyết trình là một thủ thuật nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh không gian

Tuy phương pháp này không thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông, nhưng cũng phần nào giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng khi có nhiều người tập trung vào mình.

Nhiều người thuyết trình thường tránh nhìn vào mắt của khán giả vì sẽ làm họ thêm căng thẳng. Điều này không sai nhưng nó không trị được tận gốc căn bệnh “sợ nói chuyện trước đám đông”. Để vượt qua nỗi sợ, bạn cần nhìn thẳng vào nó để tìm ra phương pháp khắc phục. Nếu tương tác mắt với khán giả làm bạn lo lắng thì hãy lựa chọn người khiến bạn thấy dễ chịu khi nhìn vào họ.

Lisa Braithwaite, một nhà diễn thuyết đồng thời là huấn luyện viên kỹ năng thuyết trình, khuyên rằng thay vì tương tác mắt với những người đang tỏ vẻ buồn chán hoặc lạnh lùng, hãy tìm người đang có phản ứng tích cực với bài thuyết trình của bạn, ví dụ như cười hay gật đầu. Đó có thể là bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp thân thiết đang ngồi bên dưới. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, điều này hỗ trợ rất nhiều để bài nói trở nên suôn sẻ.

Đồng thời, nếu có thể bạn hãy đến sớm để làm quen với khán giả, chẳng hạn như chào hỏi hoặc nói chuyện phiếm. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, điều này còn tạo điều kiện cho bạn nắm được bầu không khí trong phòng trước khi buổi thuyết trình bắt đầu.

Chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung bạn đang nói là gì. Dù bạn có sai từ này, quên chữ kia thì khán giả ngồi bên dưới cũng sẽ không phát hiện ra đâu. Miễn là bạn nắm vững ý chính của bài nói và thể hiện nó bằng lối diễn đạt riêng mình.

Chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung bạn đang nói là gì, nên không cần học thuộc từng chữ để “trả bài” cho người nghe.

Hãy luôn nhớ rằng bạn đang nói, không phải “trả bài”. Việc bạn buộc mình phải đọc chính xác từng từ trên giấy chỉ khiến bạn thêm lo lắng vì phải cố nhớ mọi thứ. Nếu lỡ nói sai hoặc thiếu thì đừng dừng lại, mà cứ tự nhiên lướt qua.

Mỗi khi có buổi thuyết trình, nhiều người thường có thói quen tưởng tượng ra nhiều tình huống xấu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Những lúc như vậy, suy nghĩ tích cực sẽ là phương thuốc hiệu quả nhất. Hãy nghĩ đến những lần thuyết trình suôn sẻ trước đó, tưởng tượng ra lần này bạn sẽ thực hiện tốt như thế nào. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tự tin trong bạn, giảm thiểu nỗi lo lắng không đáng có.

Dale Carnegie – tác giả cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” – từng nói “Hãy làm điều bạn sợ phải làm và làm đi làm lại… Đó là con đường chiến thắng nỗi sợ nhanh chóng và chắc chắn nhất từng được phát hiện ra”. Đọc 7 chỉ dẫn trên đây chưa đủ, đọc để đối phó cho bài thuyết trình sắp tới cũng vẫn chưa đủ, mà hãy đọc để rèn luyện chúng làm “vũ khí” trở thành một người diễn thuyết giỏi.

Video liên quan

Chủ Đề