Cách khác phục sự thiếu sáng tạo

17/9/2022 - nga

Cách giúp bạn sáng tạo


7 Bước Giúp Cho Bạn Luôn Sáng Tạo


Là con người của thời đại, ai cũng cần có sự sáng tạo cho bản thân. Không quan trọng là ở nơi làm việc hay trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường cố gắng tìm cho mình những điều mới mẻ để thúc đẩy bản thân cố gắng. "Sự sáng tạo" vốn dĩ không phải là những gì thầy cô dạy dỗ chúng ta ở trường, cũng không phải những điều mà hàng ngày ba mẹ vẫn hay nhắc nhở ….mà đó là do chúng ta tự nghĩ ra, tự tìm hiểu và đi theo con đường hoàn toàn mới. Nuôi dưỡng sự sáng tạo chính là cách duy nhất để tự xây dựng cho mình một tư duy chiến lược đồng thời cũng là để làm mới phương pháp làm việc và tạo ra tác dụng tích cực trong công việc hiện tại. Vậy, làm thế nào để trở thành một người sáng tạo? Làm thế nào để đưa bản thân thoát ra khỏi những chuẩn mực xã hội? Làm thế nào để có những ý tưởng mới mẻ và đầy lôi cuốn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!


Tự tạo cho bản thân một không gian thoải mái.



Khi cuộc sống mỗi ngày đều tất bật và mệt mỏi, bạn không thể lúc nào cũng bắt đầu óc hoạt động 24/24 như một chiếc máy! Hãy để cơ thể thả lỏng và thư giãn, có như vậy, bạn mới có thể làm tăng hiệu quả công việc của chính mình. Sự sáng tạo trong công việc là cần thiết, tuy nhiên với cường độ làm việc cao, bạn không thể lúc nào cũng đưa ra được những ý tưởng sáng suốt, bạn cần những khoảng thời gian "riêng tư" cho bản thân để đầu óc có thể buông xuôi mọi thứ. Biết đâu khi ấy, những ý tưởng thú vị lại "bùng nổ" trong bạn thì sao? Cũng giống như Newston, khi ngồi dưới gốc táo, chỉ vì một quả táo rơi vào đầu mà ông đã phát minh ra một ý tưởng để đời của nhân loại : Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn.


Tin tôi đi, hãy chăm chỉ tham gia vào các hoạt động thể thao bởi nó có thể kích thích khả năng tư duy sáng tạo của bạn [đặc biệt nếu công việc của bạn chủ yếu là ngồi yên một chỗ]. Hãy ra ngoài chạy bộ, đánh cầu lông, đi dạo, chơi bóng đá hoặc tập bất cứ môn thể thao nào mà bạn yêu thích. Những hoạt động này sẽ có tác dụng làm thư giãn tâm trí để sau đó với một bộ não tươi tỉnh, bạn có thể giải quyết một vấn đề hoặc nghĩ ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Và thậm chí cảm hứng có thể đến ngay lúc bạn đang chạy bộ trong công viên.


Bên cạnh đó, hãy nghe những bản nhạc bạn thích hoặc những bản nhạc nhẹ nhàng, khi ấy, tâm hồn bạn sẽ trở nên thoải mái, nhường chỗ cho không gian với những suy nghĩ mới.


Không chỉ có thế, nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn "chịu khó" dậy sớm và tắm "lạnh" có thể giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn, không chỉ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng ưu phiền, mệt mỏi mà còn tạo ra sức sống cho một ngày mới làm việc và học tập từ đó, tạo điều kiện cho những ý tưởng độc đáo ra đời và phát triển.

Vì vậy, hãy làm tất cả những gì có thể để bản thân được thư giãn, tinh thần có ổn định thì bạn mới có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ được.


Nghĩ về những điều cần làm để tăng khả năng sáng tạo.


Ngày nay, nhiều người cho rằng, cứ tuân theo những quy tắc chung đã đề ra để làm việc thì có thể thành công, hoàn toàn không cần đến những sáng tạo vô bổ. Quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm. Khi xác định được ý tưởng cần làm, chúng ta không thể cứ lặp đi lặp lại một kế hoạch nhàm chán mà cần có bước đột phá mới mẻ. Trước hết, bạn cần hình dung cụ thể những thông tin cần thiết, những điều cần làm kể cả là những sáng kiến nhỏ nhoi. Đó là một cách làm việc hiệu quả, dù là làm việc độc lập hay làm việc nhóm.

Tắt điện thoại và rời xa chiếc máy tính quen thuộc, thực sự lúc này, bạn cần sự tập trung hơn bao giờ hết. Hãy vẽ ra những kế hoạch của bạn; đúng cũng được, sai cũng không sao vì không phải thành công nào cũng dễ dàng. Nếu bạn vấp ngã, hãy tự đứng lên bằng đôi chân của chính mình; có như thế bạn mới có thế đúc rút kinh nghiệm và bài học trong công việc.


Vứt bỏ những quy tắc.


Dù trong môi trường làm việc nào cũng có những quy định cụ thể nhưng đôi khi, bạn cần gạt bỏ hết những quy tắc ấy sang một bên để nhường chỗ lại cho sự sáng tạo của bạn. Đã nói là sáng tạo, vậy nên, nó xuất phát từ con người,nó không có một khái niệm cụ thể để người ta tuân theo. Vì vậy, đừng để những quy tắc hàng ngày kìm hãm bạn, hãy vứt bỏ tất cả để giải phóng suy nghĩ của bản thân bạn. Hãy hạn chế dùng các từ và cụm từ như "nhưng", "làm thế nào chúng ta có thể" hay "chúng ta không thể" bởi những cụm từ như vậy chỉ làm chúng ta càng chán nản và muốn bỏ cuộc hơn mà thôi.


Tạo cho mình một lối đi riêng.


Trong môi trường công việc, không thiếu những lúc bạn bất đồng quan điểm với những người đồng nghiệp. Nhưng đừng vì thế mà vội từ bỏ. Nếu bạn tin tưởng vào bản thân, hãy cứ đi theo ý tưởng đó, sắp xếp nó hợp lý, chắc chắn bạn sẽ thuyết phục được những người xung quanh bạn và đạt được thành quả như mong đợi. Không phải tất cả quan điểm người khác đưa ra đều đúng, và không phải chỉ vì mình bạn có ý tưởng đó đồng nghĩa với việc bạn sai. Cứ thử một lần. Không có gì là chắc chắn; không có gì là không thể. Bạn sẽ làm được!


Tận dụng thế mạnh của mình và không ngừng cố gắng.


Mọi người thường lầm tưởng rằng chỉ có một số người mà công việc và kĩ năng của họ yêu cầu sự sáng tạo như nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu…. thì mới đòi hỏi khả năng vận dụng tư duy; còn những con người với công việc văn phòng nhàm chán thì luôn làm bạn với những công việc phân tích khô khan. Nhưng thực tế cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào thì mọi kỹ năng đều có thể được vận dụng một cách sáng tạo. Bạn không giỏi về nghệ thuật? Hãy thử trang trí lại căn phòng của bạn, hay thử trang trí một món ăn bạn ưa thích. Nghệ thuật chẳng ở đâu xa, nó ở bên cạnh chúng ta hàng ngày, trong từng công việc nhỏ, quan trọng là bạn có biết tận dụng nó hay không mà thôi.
Và sáng tạo cũng vậy, sáng tạo chỉ thực sự dừng lại khi bạn không còn cố gắng. Một con người nếu không có mục đích làm việc, không có mục tiêu hướng tới hẳn sẽ không bao giờ thành công. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ lại nỗ lực của bạn cứ theo đuổi ước mơ và hoài bão mà bạn mong muốn. Và sau này khi nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy tự hào về những gì mình đã trải qua.


Đừng để ý tưởng biến mất.


Những ý tưởng bất chợt thường có vai trò rất quan trọng bởi những ý tưởng ra đời khi chúng ta cảm thấy thoải mái là những ý tưởng tuyệt vời nhất. Đừng tự nhủ bản thân răng : "lát nữa mình sẽ ghi" hay " thôi để tí nữa"….Tất cả những câu nói ấy chỉ càng làm bạn thất bại mà thôi. Bởi lẽ, ý tưởng khi vừa mới hình thành, bạn sẽ không có cơ sở để nắm bắt nó ngay được nên cần phải khi chép ra và cố gắng theo đuổi nó. Có như thế mới phát huy được tính sáng tạo cao nhất trong công việc của bạn.


Luôn luôn lắng nghe.


Con người ta thường không thành công nếu như chưa từng thất bại. Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đã từng vấp ngã, nhưng quan trọng bạn sẽ làm gì sau vấp ngã đó. Bạn sẽ tự mình đứng lên đi tiếp hay ngồi đó và chờ người khác đỡ dậy? Sáng tạo của bạn cũng như vậy. Khi bạn có một ý tưởng nào nó, hãy phát triển nó và trình bày với mọi người. Với cái nhìn khách quan, họ sẽ góp ý và nhận xét cho bạn. Có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong bước đầu phát triển ý tưởng nhưng dần dần, khi bạn đã hiểu rõ mục đích cần làm, bạn có thể hoàn thành xuất sắc ý tưởng của mình. Cũng nhờ vậy, bạn mới thực sự trưởng thành và rút ra nhiều bài học cho công việc sau này.


Mỗi con người đều có suy nghĩ, tính cách và lối sống khác nhau vì vậy, khả năng sáng tạo của họ cũng có đôi phần khác biệt. Tuy nhiên, biết tận dụng những lợi thế vốn có và tạo ra cho bản thân những khoảng thời gian thoải mái là cách tốt nhất để thúc đẩy khả năng sáng tạo của bản thân. Ý tưởng của con người là vô hạn. Vậy nên, đừng bó buộc suy nghĩ của bạn, hãy để nó tự do phát triển; có như vậy bạn mới cảm thấy vui vẻ và thành công trong cuộc sống.


Xem thêm : 7 Cách quản lý tiền tốt nhất, 7 Mẹo quản lý tài chính cho phụ nữ


Sự sáng tạo của con người là vô hạn, nhưng không phải ai cũng dám áp dụng những ý tưởng sáng tạo của mình vào thực tế vì nhiều lý do khác nhau. Chính những lý do đó vô tình trở thành rào cản tư duy sáng tạo của bạn và nếu bạn không dám vượt qua nó thì bạn sẽ mãi là kẻ đi sau. Vậy những tư tưởng cản trở tư suy sáng tạo là gì, làm thế nào để phát hiện ra và phá vỡ nó.

Tin tưởng vào kinh nghiệm


Khi thực hiện một kế hoạch hay quyết định một vấn đề gì đó nhưng bạn không cần suy nghĩ, tìm giải pháp tốt nhất mà cho rằng những việc đó mình đã làm cả trăm lần rồi, không có gì phải suy nghĩ, đắn đo khi quyết định. Chính sự chủ quan, quá tin tưởng vào kinh nghiệm đó vô tình giết chết tư duy sáng tạo của bạn. Vì thế, nếu bạn muốn làm một việc gì hay quyết định vấn đề gì đó dù rất quen thuộc cũng đừng vội vàng, tin tưởng vào những kinh nghiệm có sẵn mà hãy đặt ra những câu hỏi cho vấn đề và thử tìm cách giải quyết khác xem thế nào?

Chấp nhận sự sẵn có


Đó là bạn đang đi theo một lối mòn đã được nhiều người đi trước đó hoặc chính bạn là người cũng đã nhiều lần đi trên con đường đó. Bạn không muốn sáng tạo ra một con đường mới vì nhiều lý do khác nhau, hơn nữa sự có sẵn lúc nào cũng mang lại cảm giác an toàn cho dù nó có cũ đến mức nào. Nếu bạn là người có tư tưởng chấp nhận sự có sẵn như vậy, hãy nhanh chóng thay đổi, nếu không đó sẽ là rào cản rất lớn đối với việc tư duy sáng tạo của bạn sau này.

Tự mãn và chủ quan với kiến thức


Bạn cho rằng mình có thừa kiến thức về kinh nghiệm sống, công việc, xã hội… và tự mãn với những điều đó, tự cho mình cái quyền không cần phải học hỏi thêm ở bất kỳ đâu, bất kỳ người nào. Đó là suy nghĩ sai lầm, kiến thức mênh mông không bao giờ bạn có thể học hết được, nếu bạn là người thật sự muốn học hỏi, có tư duy sáng tạo bạn sẽ luôn nhìn thấy được cái hay, cái mới, cái mình còn thiếu ở khắp mọi nơi.

Theo đuôi


Bạn ngại tư duy, mà chỉ thích làm theo người khác, chỉ bám theo đuôi của những ý tưởng có sẵn trước đó của người khác mà không muốn động não, tư duy ra những sáng kiến mới cho công việc cũng như trong cuộc sống. Bạn luôn giải quyết mọi việc theo hướng mà người khác đã làm, điều đó thật tệ hại nếu không may bạn gặp phải một vấn đề khó mà không có bất kỳ cái đuôi nào để bạn bám vào.

Sợ thất bại


Sợ thất bại cũng là nguyên nhân chính gây cản trở tư duy sáng tạo của bạn. Những cách nghĩ mới, cách làm mới thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và sự thất bại cao. Vì thế, nhiều người chọn cách an toàn là cứ theo kinh nghiệm sẵn có mà làm. Chính suy nghĩ như vậy sẽ biến bạn trở thành kẻ lười biếng, nhát gan, không dám khám phá, thử những cái mới, dần dần sẽ làm thui chột sự tư suy sáng tạo của chính mình.

Không có tầm nhìn

Nếu bạn là người có tầm nhìn, bạn sẽ biết cách vạch ra cho mình những kế hoạch dài hạn và có hướng giải quyết cho kế hoạch đó, đó cũng là động lực để bạn tư duy sáng tạo. Nhưng đối với những người không có tầm nhìn, cứ làm theo kiểu “nước tới đâu bắc cầu tới đó” thì sẽ khó được sự sáng tạo trong công việc.

Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường


Sáng tạo nghĩa là bạn phải có những suy nghĩ khác về những việc quen thuộc, hoặc hướng giải quyết công việc không giống ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám thử sức với những ý tưởng khác thường đó. Việc không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường đồng nghĩa với việc bạn đang tự ngăn cản khả năng tư duy sáng tạo của bản thân.

Sợ bị chê cười


Những người có sáng tạo là những người hay có những ý tưởng không giống ai và ít được sự chấp thuận của mọi người xung quanh. Bởi những ý tưởng bạn nêu ra sẽ bị cho ra ngớ ngẩn, điên rồ, không có thật… Chính vì tâm lý sợ bị người khác chê cười nên nhiều ý tưởng chỉ được dừng lại ở suy nghĩ và không giám nói ra, lâu dần nó khiến bạn trở nên tự ti với chính những ý tưởng, sáng tạo của mình, không muốn nghĩ đến những ý tưởng được cho là điên rồ đó nữa.

Không dám vượt ra ngoài những quy tắc


Những người có tư duy sáng tạo là những người dám vượt qua những quy tắc, chuẩn mực có sẵn trước đó. Còn những người chỉ dám thu mình lại trong cái vỏ ốc chỉ để đảm bảo an toàn cho mình sẽ không thể có những ý tưởng hay, khác lạ, không dám đột phá vượt ra ngoài những quy tắc. Những người đó sẽ khó có được những ý tưởng hay, hướng giải quyết công việc khác cho dù họ có thể đã nghĩ đến nó.


Hãy một lần dám vượt qua chính mình, vượt qua nỗi sợ bị cười nhạo, bỏ qua những lối mòn cũ kĩ để đi sang một con đường mới theo ý của bạn. Có thể bạn sẽ phải nhận lấy sự thất bại vì ý tưởng điên rồ của mình, nhưng đó lại là động lực để bạn rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy sáng tạo. Đừng sợ thất bại, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Thúy Lộc

Video liên quan

Chủ Đề