Cách kiểm tra máy tính ssd hay hdd

Chúng ta có 4 cách để kiểm tra ổ cứng trên máy tính là SSD hay HDD dễ dàng mà không cần tháo rời, nhờ đó tiết kiệm thời gian, xem xét chuẩn xác thông tin phần cứng trên các thiết bị mới mua.


Khi mua một chiếc máy tính mới hay mua lại một chiếc máy tính cũ, bạn sẽ cần phải tháo rời thiết bị như ổ cứng SSD hay HDD ra để xem các thành có được lắp đặt đúng như cam kết hay không.

Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD trên máy tính Windows

Tuy nhiên với 4 thủ thuật kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD mà Taimienphi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ dễ dàng biết được thông tin này nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung bài viết:
Cách 1: Cách đơn giản
Cách 2: Windows PowerShell
Cách 3: Optimize Drives
Cách 4: Phần Mềm Bên Thứ 3

Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD trên máy tính

Cách 1: Kiểm tra theo cách đơn giản
Bước 1: Để kiểm tra ổ cứng, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên phiên bản Windows cũ hoặc This PC trên Windows mới, chọn Manage .

Bước 2: Trong cửa sổ Computer Management, nhấn vào Storage trong danh mục bên trái, chọn Disk Management. Một cửa sổ hiển thị danh sách các ổ đĩa trên thiết bị hiện ra, bạn lần lượt nhấn chuột phải vào và chọn Properties .

Bước 3: Trong cửa thông tin ổ đĩa, bạn nhấn vào thẻ General để xem tên của ổ cứng.

Bước 4: Sao chép tên ổ cứng và tra cứu bằng công cụ tìm kiếm bất kỳ trên mạng. Từ kết quả trả về, bạn sẽ nhanh chóng biết được ổ cứng của mình là SSD hay HDD.

Cách 2: Sử dụng Windows PowerShell
Bước 1:Bạn giữ phím Shift và click chuột phải vị trí trống trên màn hình desktop, chọn Open PowerShell Window here .

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập lệnh get-physicaldisk và bấm Enter .
Ngay lập tức hệ thống sẽ kiểm tra và đưa ra một bảng kết quả như hình bên dưới. Tại cột Media Type, máy tính sẽ hiển thị thông tin ổ cứng là SSD hay HDD. Trường hợp máy hiện Unspecified có nghĩa là máy của bạn đang sử dụng ổ cứng HDD đời cũ.

Cách 3: Xem bằng công cụ Optimize Drives
Bước 1: Bạn truy cập vào My Computer hay This PC . Nhấn chuột phải vào ổ đĩa trên thiết bị và chọn Properties .

Bước 2: Chọn thẻ Tool sau đó nhấn vào nút Optimize .

Bước 3: Tại cửa sổ Optimize Drives , bạn sẽ nhìn thấy thông tin ổ cứng trong mục Media Type. Nếu xuất hiện chữ Solid State Drive tức là máy tính sử dụng ổ cứng SSD, còn Hard disk drive có nghĩa ổ cứng là HDD.

Cách 4. Cài đặt phần mềm bên thứ 3
Có khá nhiều phần mềm bên thứ 3 hiện nay hỗ trợ người dùng xem thông tin phần cứng của thiết bị, đồng thời kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD mà không cần tháo. Trong bài viết này, Taimienphi sẽ giới thiệu đến bạn phần mềm Speccy đơn giản, gọn nhẹ. Link liên kết tải nhanh cũng được chúng tôi chia sẻ ngay bên dưới.
- Tải phần mềm Speccytại đây:

=> Link tải Speccy cho Máy Tính

Bước 1: Sau khi cài đặt xong, bạn mở Speccy . Phần mềm tự động quét và hiện thông tin phần cứng thiết bị.
Bước 2: Trong danh mục của phần mềm, bạn chọn Storage . Tại đây Speccy sẽ hiển thị thông tin của các ổ cứng gắn trên thiết bị. Nếu là ổ SSD thì bạn sẽ thấy chữ SSD xuất hiện trong tên ổ cứng. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn có thể sao chép tên ổ cứng và thực hiện tra cứu trên các công cụ tìm kiếm.

//thuthuat.taimienphi.vn/cach-kiem-tra-may-tinh-laptop-dung-o-ssd-hay-hdd-54987n.aspx
Với 4 cách đơn giản mà Taimienphi vừa hướng dẫn, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để kiểm tra ổ SSD hay HDD trên máy tính nhanh chóng, tiện lợi mà không cần phải tháo lắp thiết bị phức tạp. Bạn đã thử áp dụng thủ thuật và biết máy tính của mình đang sử dụng ổ cứng SSD hay HDD chưa? Nếu rồi thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

HDD là loại ổ cứng khá cũ cho tốc độ đọc ghi chậm, ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng của Windows 10. SSD ra đời khắc phục được tất cả các nhược điểm của HDD và trở thành loại ổ cứng phổ biến trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, với ưu điểm giá thành rẻ nên HDD vẫn còn được sử dụng khá nhiều trên máy tính nói chung là laptop nói riêng.

Vậy làm thế nào để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD, FPT Shop xin giới thiệu đến các bạn 6 cách cực dễ dàng, nhanh chóng để kiểm tra ổ cứng một cách chính xác nhất.

1. Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng Task Manager

Các bước thực hiện:

  • Ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + ESC để mở Task Manager [hoặc chuột phải vào Taskbar, chọn Task Manager để mở]
  • Nếu lần đầu mở Task Manager, bạn chọn More details

  • Chuyển sang tab Performance
  • Chọn vào ô Disk 0 [nếu có hơn 1 ổ cứng trong máy hoặc có gắn ổ cứng rời bạn sẽ thấy thêm Disk 1, Disk 2…]

  • Nếu may mắn bạn sẽ thấy tên gọi của ổ cứng ở đây, nếu là một tên mã loằng ngoằng thì bạn gõ nguyên cụm mã đó lên Google.

Ví dụ máy mình có 2 ổ cứng, ổ đầu tiên là Samsung SSD 860 EVO 2TB, nhìn vào hình dạng thì sẽ biết ngay đây là một ổ SSD SATA 2.5 inch.

Ổ thứ hai là WDC WDS240G2G0B-00EPW0, với một đường Google mình biết ngay đây là một ổ M.2 2280 SATA 3.

Ưu điểm của cách này là bạn dễ dàng kiểm tra chỉ với kết nối internet, không cần nhớ câu lệnh và biết được chính xác loại ổ cứng, dung lượng ổ cứng, mẫu ổ cứng đang sử dụng.

2. Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng Defragment and Optimize Drives

Nếu cần một cái gì đó cho chuyên nghiệp hơn, các bạn có thể sử dụng Defragment and Optimize Drives tích hợp sẵn trong hệ thống.

Các bước thực hiện:

  • Ấn tổ hợp phím Windows + S để mở ô tìm kiếm của Windows [hoặc bạn nhấp chuột vào ô này trên thanh Taskbar cũng được]
  • Gõ từ khóa Optimize
  • Chọn Defragment and Optimize Drives ở đầu kết quả tìm kiếm

  • Cửa sổ Defragment and Optimize Drives hiện lên, bạn tìm đến cột Media type:
    • Solid state drive: Ổ SSD
    • Hard disk drive: Ổ HDD

3. Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng công cụ PowerShell

Các bước thực hiện:

  • Ấn tổ hợp phím Windows + S để mở ô tìm kiếm của Windows [hoặc bạn nhấp chuột vào ô này trên thanh Taskbar cũng được]
  • Gõ từ khóa PowerShell
  • Chọn Run as Administrator

  • Nhập lệnh Get-PhysicalDisk rồi Enter
  • Tại cột Media Type sẽ hiển thị cho bạn đây là SSD hay HDD

4. Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng phần mềm CrystalDiskInfo

Cách này không chỉ giúp bạn biết ổ cứng đang sử dụng mà còn giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng, tốc độ quay nếu là ổ HDD và nhiều thông tin trực quan khác.

Các bước thực hiện:

  • Tại ô Rotation Rate, nếu hiện một con số như 5400 RPM, 7200 RPM, 15000 RPM… thì đây chính là HDD và con số đó biểu thị tốc độ vòng quay. Nếu hiển thị ---- [SSD] thì đây là ổ SSD.

Tại vị trí này bạn có thể thấy một thông tin khác là Total NAND Writes thay vì Rotation Rate, trong trường hợp này thì đây cũng là ổ SSD.

5. Kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng công cụ Windows System Information

  • Mở hộp thoại Run với tổ hợp phím Windows + R rồi sau đó gõ msinfo32 và bấm Enter.
  • Tìm đến mục Components -> Storage -> Disks ở cột bên trái.

  • Thông tin bạn cần biết sẽ nằm ở cột bên phải.

6. Dùng công cụ Disk Fragmentation để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD

  • Vào Start Menu và gõ disk fragmentation rồi bấm Enter.

  • Ở cột Media type bạn sẽ thấy loại ổ cứng cần biết.

Với 6 cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD vừa chia sẻ trên, FPT Shop hy vọng bạn sẽ dễ dàng Kkểm tra ổ cứng laptop của mình  dự đoán được máy có hoạt động ổn định, mượt mà hay không.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề