Cách kiểm tra sound card trên máy tính

Bạn muốn cảm nhận âm thanh sống động của các bộ phim hay trải nghiệm những phút giây gay cấn trong các trò chơi, hoặc chỉ đơn giản là thưởng thức bản nhạc mà bạn yêu thích. Thế nhưng máy tính của bạn bỗng dưng không nhận card âm thanh.

Điều đó đồng nghĩa với việc máy tính không thể phát được âm thanh và bạn không thể cảm nhận được trọn vẹn bộ phim, chơi game hay bản nhạc mà mình yêu thích nữa. Thật tồi tệ phải không nào!


Hướng dẫn khắc phục lỗi máy không nhận Card âm thanh nhanh chóng

Bạn hãy yên tâm vì trong bài viết này Maychuchinhhang.vn sẽ chia sẻ cho các bạn cách khắc phục lỗi máy không nhận Card âm thanh nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Card âm thanh là gì?

Chắc hẳn với các bộ phận bên ngoài có chức năng giúp Laptop có khả năng phát ra âm thanh như loa laptop, tai nghe và loa ngoài đã vô cùng quen thuộc với tất cả người dùng. Nhưng liệu bạn có biết đến một bộ phận khác đóng vai trò vô cùng quan trọng hay không?

Đó chính là Card âm thanh. Nó là bộ phận tách biệt hoàn toàn với các linh kiện khác trong máy tính và có nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệu cơ điện để giúp chúng ta có thể nghe được âm thanh thông qua loa.

Kiểm tra tình trạng Card âm thanh

Lỗi máy không nhận Card âm thanh có thể do rất nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, bạn hãy thực hiện các bước sau đây để kiểm tra tình trạng của Card âm thanh. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân gây ra lỗi và có các phương án khắc phục cụ thể, chính xác.

Bước 1: Mở cửa sổ Device Manager

Cách 1: Mở Control Panel bằng cách tìm kiếm trong Start. Khi đó, bạn chọn vào Hardware and Sound, chọn tiếp Device Manager.

Cách 2: Nhấn chuột phải vào biểu tượng Computer nằm bên ngoài màn hình Desktop và chọn Manage.


Device Manager

Bước 2: Kiểm tra tình trạng của Card âm thanh

Lúc này, tại cửa sổ Device Manager bạn có thể thấy danh sách các thiết bị đang hoạt động trên Windows. Công việc của bạn là tìm kiếm và chọn vào Sound video and game controllers để xem driver âm thanh mà máy đang sử dụng. Tại đây bạn tiến hành xem xét tình trạng hiện tại của Card âm thanh.

Nếu bạn thấy xuất hiện biểu tượng hình tam giác vàng có dấu chấm than bên trong nằm đằng trước driver âm thanh thì có nghĩa lỗi máy không nhận Card âm thanh là do lỗi driver.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy không nhận Card âm thanh

Cập nhật lại Driver

Cách cập nhật Driver âm thanh cho máy tính rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm kiếm Driver phù hợp nhất trên trang Web của nhà sản xuất hoặc cập nhật tự động thông qua Windows Update là xong.


Windows Update

Thiết lập lại Driver

Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng Driver không hề có vấn đề mà là do bạn đã thiết lập sai cách cho Driver. Chính vì vậy, bạn hãy thiết lập lại Driver âm thanh như sau:

Lưu ý: Trước khi thực hiện quá trình thiết lập lại Driver bạn cần làm sạch vị trí cắm Card âm thanh để loại trừ khả năng gây ra lỗi chỉ là do bụi bẩn mà thôi.

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần gắn Card âm thanh vào cổng PCL.

Bước 2: Có một số loại Card âm thanh có khả năng tự động cập nhật Driver cho máy tính nhưng cũng có những loại Card âm thanh phải cài đặt Driver một cách thủ công.

Bước 3: Bạn chuyển jack cắm của âm thanh sang Fornt của Card âm thanh mới.

Bước 4: Khởi động lại máy và kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Trong trường hợp các thao tác trên không đem lại hiệu quả thì bạn có thể thử phương pháp thiết lập Card âm thanh như sau:

Bước 1: Bạn mở Control Panel, nhấn chọn Hardware and Sound.

Bước 2: Tại đây, nhấn vào dòng chữ Adjust Audio Properties nằm bên dưới biểu tượng loa.

Bước 3: Chuyển sang Tab Audio. Chọn tiếp Sound playback và Sound recording.

Bước 4: Tìm kiếm và nhấn vào tên của loại Card âm thanh mà bạn đang sử dụng là xong.

Nếu tại bước này mà bạn không thể tìm thấy tên của loại Card âm thanh bạn đang sử dụng thì khả năng cao là bạn đã không cài đặt đúng Driver hoặc bạn đã thiết lập sai Driver. Do đó, hãy kiểm tra lại Driver của mình nhé.

Trên đây là chia sẻ của Maychuchinhhang.vn về hướng dẫn khắc phục tình trạng máy không nhận Card âm thanh. Hi vọng chúng giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính cũng như học tập. Chúc bạn thành công!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi máy tính không nhận sound driver, card âm thanh. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách sửa lỗi máy tính không nhận card màn hình nhé.

Sửa lỗi máy tính không nhận sound driver

Cách 1: Cài đặt lại hoặc cập nhật sound driver và BIOS

Các cài đặt sound driver và BIOS không chính xác có thể là nguyên nhân gây ra các lỗi, vấn đề liên quan đến âm thanh như mất tiếng âm thanh, máy tính không nhận sound driver, ... . Vì vậy cần đảm bạn đã cập nhật các phiên bản sound driver và BIOS mới nhất.

Cài đặt lại driver thiết bị:

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2: Nhập devmgmt.msc vào đó rồi nhấn Enter.

Bước 3: Trên cửa sổ Device Manager, click chọn biểu tượng dấu + hoặc > nằm kế bên mục Sound, video and game controllers.

Bước 4: Kích chuột phải vào trình điều khiển âm thanh mà bạn đã cài đặt, chẳng hạn như Realtek High Definition Audio, chọn Uninstall.

Bước 5: Trên cửa sổ Uninstall Device, đánh tích chọn hộp Delete the driver software for thsi device rồi click chọn OK.

Bước 6: Cuối cùng khởi động lại máy tính của bạn, và Windows sẽ tự động cài đặt lại driver.

Trường hợp nếu cách trên không khả dụng, thử cập nhật sound driver và BIOS xem lỗi còn hay không.

Nếu chưa biết cách nâng cấp, cập nhật BIOS như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn cách nâng cấp BIOS cho máy tính trên Taimienphi.vn để biết cách thực hiện nhé.

Cách 2: Chạy DirectX Diagnostics

Để chạy công cụ DirectX Diagnostic, sửa lỗi máy tính không nhận sound card và không có âm thanh, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đầu tiên click chọn Start Menu, nhập dxdiag vào khung Search.

Bước 2: Trên danh sách kết quả tìm kiếm, kích đúp chuột vào dxdiag.exe để mở cửa sổ công cụ DirectX Diagnostic.

Bước 3: Công cụ sẽ chạy và chẩn đoán các vấn đề, click chọn Next Page để truy cập từng tab.

Bước 4: Nếu có bất kỳ lỗi nào sẽ được hiển thị trong hộp Note ở góc dưới cùng.

Cách 3: Gắn lại card âm thanh

Nếu sử dụng hệ thống card âm thanh mở rộng, bạn sẽ phải gắn lại card âm thanh để đảm bảo nó được kết nối chính xác với hệ thống. Thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Trong quá trình cài đặt hoặc tháo bỏ bất kỳ phần cứng nào, cần đảm bảo dữ liệu đã được sao lưu đúng cách.

Bước 2: Ngắt toàn bộ kết nối các thiết bị ngoại vi như điện thoại, dây mạng hoặc USB ra khỏi máy tính.

Bước 3: Rút dây nguồn cũng như các thiết bị đính kèm.

Bước 4: Tháo miếng che hệ thống.

Bước 5: Dùng tay xoay chốt giữ card lên phía trên.

Bước 6: Nhẹ nhàng tháo card ra khỏi card PCIe x16, sau đó tháo thẻ ra khỏi đầu nối và hệ thống.

Bước 7: Nhấc card mở rộng PCI ra khỏi đầu nối và tháo ra khỏi hệ thống.

Bước 8: Thực hiện các bước tương tự ở trên để gắn card âm thanh vào hệ thống, đảm bảo nó được kết nối đúng cách với cổng PCIe trên bo mạch chủ.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi máy tính không nhận sound driver, dẫn tới máy tính mất âm thanh. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách sửa lỗi máy tính không nhận card mạng, máy chiếu và máy in nhé.

Nếu đang phải đối mặt với lỗi máy tính không nhận sound driver, không có âm thanh, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi nhé.

Cách nhận gói Stereo Blaster Bundle trong Free Fire Cách cài và sử dụng Sound Booster tăng âm lượng loa máy tính Cách sử dụng Sound Booster để tăng âm lượng máy tính, laptop Cách tải và chơi game In Sound Mind miễn phí Tổng hợp phím tắt Sound Booster, Hotkey sử dụng Sound Booster Cách cài và sử dụng Sound Converter trên Ubuntu, Linux Mint

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không có tiếng, có thể là do máy tính thiếu driver âm thanh, ... . Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi máy tính không có tiếng.

Lưu ý, trước khi thực hiện các bước sửa lỗi, kiểm tra xem các dây cáp mà bạn đã kết nối đã đúng cách hay chưa và bạn có tắt tiếng loa hay không.

Sửa lỗi máy tính không có tiếng

Cách 1: Kiểm tra driver

Cách đơn giản nhất để kiểm tra driver âm thanh trên thiết bị của bạn là truy cập Control Panel =>Sound =>Under Playback và truy cập tab Recording và chọn Set Defaults.

Hoặc ngoài ra bạn có thể thử cách click chọn Start => nhập Device Manager vào khung Search trên Start menu rồi nhấn Enter. Trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ Device Manager, mở rộng mục Sound, Video and Game Controllers. Tìm và kích đúp chuột vào thiết bị âm thanh của bạn để mở cửa sổ Properties. Tại đây bạn kiểm tra xem đã cài đặt driver mới nhất hay chưa . Nếu chưa, trong tab Driver, bạn click chọn Update Driver rồi click chọn OK.

Hoặc cách khác là gỡ bỏ cài đặt driver nhưng không xóa, sau đó trong cửa sổ Device Manager => Action => Scan for hardware changes. Thao tác này để cài đặt lại driver phần cứng giúp bạn sửa lỗi máy tính không có tiếng khá hiệu quả.

Cách 2: Kiểm tra card âm thanh

Đảm bảo máy tính Windows của bạn đã cài đặt driver âm thanh hoặc vi xử lý âm thanh và các driver này hoạt động bình thường.

Để kiểm tra card âm thanh, bạn nhập Device Manager vào khung Search trên Start Menu. Trên cửa sổ Device Manager, kích đúp chuột vào mục Sound, Video and Game Controllers để mở rộng mục.

Card âm thanh mà bạn đã cài đặt sẽ được liệt kê tại đây. Laptop và máy tính bảng thường không có card âm thanh, thay vào đó các thiết bị này được tích hợp bộ xử lý âm thanh nằm trên cửa sổ Device Manager.

Nhiệm vụ của bạn là kiểm tra xem card đồ họa có hoạt động đúng cách hay không. Nếu Device Status hiển thị thiết bị hoạt động đúng cách, nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không có tiếng có thể là do cài đặt âm thanh, loa, hoặc dây cáp.

Cách 3: Thiết lập thiết bị âm thanh chuẩn làm mặc định

Nhập Settings vào khung Search, sau đó trên cửa sổ Settings, bạn nhập Sound vào khung Search. Trên cửa sổ danh sách hiển thị, tìm và click chọn Sound. Trên cửa sổ Sound, trong tab Playback sẽ hiển thị danh sách các thiết bị âm thanh xuất hiện dưới dạng Speaker, kèm theo tên thiết bị.

Nếu có nhiều thiết bị, thiết bị mặc định sẽ hiển thị dấu tích màu xanh bên cạnh và được gắn nhãn là Default.

Nếu thiết bị âm thanh khác được liệt kê là thiết bị âm thanh mặc định, chỉ cần chọn thiết bị chính xác và click chọn nút Set Default, khởi động lại máy tính của bạn là xong.

Cách 4: Vô hiệu hóa Enhancements

Trên cửa sổ Sound Control Panel, trong tab Playback, kích chuột phải vào Default Device chọn Properties. Trong tab Enhancements chọn Disable all enhancements và kiểm tra xem máy tính đã có tiếng hay chưa.

Nếu chưa, thử áp dụng tiếp các giải pháp sửa lỗi khác dưới đây.

Cách 5: Kiểm tra cáp loa và tai nghe đã được kết nối đúng cách hay chưa

Các máy tính mới được trang bị 3 hoặc nhiều jack cắm khác nhau, bao gồm:

1. Một jack cắm microphone

2. Một jack cổng vào

3. Một jack cổng ra

Các jack này kết nối với bộ xử lý âm thanh. Vì vậy cần đảm bảo loa của bạn đã được cắm đúng jack cổng ra. Nếu không chắc chắn, cắm thử loa vào tất cả các jack có sẵn và xem máy tính đã có tiếng hay chưa.

Nếu đang sử dụng tai nghe, đảm bảo bạn đã cắm đúng jack tai nghe trên máy tính.

Cách 6: Thay đổi định dạng âm thanh

Trong tab Playback trên cửa sổ Sound Control Panel, kích chuột phải vào Default Device chọn Properties. Tiếp theo trong tab Advanced, trong mục Default Format, thay đổi cài đặt và kiểm tra xem thiết bị của bạn đã có tiếng hay chưa.

Cách 7: Kiểm tra xem cáp HDMI được kết nối đúng cách hay chưa

Nếu đang sử dụng cáp HDMI để kết nối PC với màn hình có loa hỗ trợ HDMI, và bạn không nghe thấy tiếng âm thanh nào phát ra. Trong trường hợp này bạn sẽ phải thiết lập thiết bị âm thanh HDMI làm thiết bị mặc định.

Để kiểm tra xem thiết bị âm thanh có hỗ trợ HDMI hay không, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Mở Settings, bằng cách nhập Settings vào khung Search trên Start Menu, sau đó nhập Sound vào khung Search trên cửa sổ Settings. Trên cửa sổ Sound, trong tab Playback, tìm các thiết bị HDMI => click chọn Set Default => OK và khởi động lại máy tính của bạn.

Tiếp theo sử dụng cáp âm thanh khác từ card âm thanh máy tính kết nối trực tiếp với màn hình. Nếu màn hình vẫn không hiển thị biểu tượng loa, bạn cần kết nối tín hiệu âm thanh với một thiết bị khác, chẳng hạn như loa máy tính bên ngoài hoặc hệ thống âm thanh nổi.

Cách 8: Sử dụng Sound and Audio Troubleshooter

Nếu đã áp dụng tất cả những cách trên nhưng không khả dụng, giải pháp cuối cùng cho bạn là sử dụng công cụ Troubleshooting được tích hợp sẵn trên Windows 10 / 8. Công cụ sẽ tự động khắc phục các sự cố liên quan đến âm thanh.

Để mở Sound and Audio Troubleshooter, đầu tiên bạn mở Control Panel, sau đó trong mục System and Security, tìm và click chọn Find and fix problems. Hoặc cách khác là kích chuột phải vào biểu tượng loa trên khay hệ thống trên thanh Taskbar, chọn Troubleshoot sound problems để mở Sound and Audio Troubleshooter.

Tiếp theo, chọn Hardware and Sound và click chọn link Troubleshoot audio recording, công cụ sẽ tự động phát hiện và gợi ý một số cách để khắc phục các lỗi.

Hy vọng sau bài viết trên đây của Taimienphi.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về máy tính không có tiếng sửa như thế nào? Ngoài ra bạn có thể áp dụng thêm các cách sửa lỗi máy tính bị mất âm thanh, laptop không có tiếng để đảm bảo bạn có thể khắc phục được vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết, Taimienphi.vn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.

Nếu đang phải đối mặt với lỗi máy tính không có tiếng, và bạn đang loay hoay không biết sửa lỗi như thế nào. Cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để biết cách sửa lỗi máy tính không có tiếng nhé.

Cách sửa lỗi không gõ được tiếng Việt trên Chrome Cài Zalo trên máy tính lỗi NSIS error sửa như thế nào? Sửa lỗi máy tính bị lỗi driver không thể hoạt động Sửa lỗi chuột sáng đèn nhưng không di chuyển được Cách sửa lỗi không cài được Flash Player cho máy tính, laptop Khắc phục, sửa lỗi RAM kêu bip bip khi khởi động máy tính

Video liên quan

Chủ Đề