Cách lách luật đóng bảo hiểm xã hội

Theo thống kê rà soát cả nước thì có khoảng 2 triệu người lao động có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng. Tới tháng 5/2018, cả nước chỉ có trên 8.000 người lao động tham gia BHXH số còn lại các DN đang lách bằng nhiều cách khác nhau

Biến tướng về hợp đồng lao động để trốn đóng BHXH

Mai Đức Thiện  [Vụ phó Vụ Pháp chế – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội] nói rằng: Nhằm trốn đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] cho người lao động có hợp đồng từ 1 – 3 tháng, một số DN đã và đang dùng loại hình hợp đồng vụ việc, thuê khoán, khoán việc…để tránh quy định phải đóng BHXH cho lao động. Ngoài ra DN có nhiều cách “lách luật” để người lao động có tuổi ra khỏi khu vực lao động của doanh nghiệp mình.

Theo ông Mai Đức Thiện nhận định: Theo Luật BHXH năm 2014, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, người lao động khi có hợp đồng từ 1-3 tháng trở lên, phải bắt buộc tham gia BHXH . Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia lao động. Bên cạnh  những DN tuân theo quy định của Luật BHXH thì vẫn còn nhiều DN lách luật bằng cách chuyển đổi hình thức giao kết công việc như trên.

ông Mai Đức Thắng cho biết, BHXH VN đã phát hiện nhiều hình thức biến tướng lách luật như: Ký hợp đồng người lao động làm việc trên 3 tháng nhưng khi ghi trên giấy tờ thì chỉ với thời hạn 2 tháng 15 ngày hoặc 2 tháng 28 ngày. Thậm chí DN còn ngắt quãng hợp đồng 1-2 tháng mới ký lại để duy trì hợp đồng có thời hạn.

Điều chỉnh chính sách để tránh trốn đóng BHXH

Với những đề xuất việc sửa đổi và bổ sung một số nội dung trong Chương III về Hợp đồng lao động [Bộ Luật Lao động năm 2012] để ngăn chặn và phòng ngừa việc trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời làm rõ khái niệm về khoán việc cũng như thuê ngoài còn thông qua hình thức khoán sản phẩm, vốn chưa được đưa vào Bộ Luật Lao Động nhưng đã tồn tại trong thực tế từ nhiều năm qua. Đây là kẽ hở để người sử dụng lao động có thể lách luật bằng cách khoán công việc để tránh việc giao kết hợp đồng có thời gian cụ thể.

Theo ông Trần Đình Liệu [Phó Tổng Giám đốc BHXH VN], cũng đề nghị sớm sửa đổi quy định về loại hình hợp đồng lao động nhằm tăng cường giải pháp chống trốn đóng BHXH.

Theo Điều 16 của Luật Lao động năm 2012 quy định 2 loại hình giao kết hợp đồng lao động theo văn bản hoặc lời nói.

Theo ông Mai Đức Thiện, khi xây dựng hình thành Luật Lao động năm 2012, Ban soạn thảo đã tạm xác định hợp đồng lao động không trọn thời gian là loại hình công việc tạm thời và có tính thay thế một số công việc. Nhưng tới thời điểm bàn thảo sửa đổi Luật Lao động năm 2012, loại hình này đang được người lao động gia tăng sử dụng.

Do đó, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra định nghĩa rõ loại hình công việc, cũng là cách để giúp cơ quan BHXH, tiền lương xác định những quy định liên quan như:

Làm việc ít hơn thời gian chính thức là như thế nào?
Công việc không trọn thời gian là 4, 6 hay 7 giờ trong ngày?

Ông Trần Đình Liệu cũng cho biết: Hiện các DN chưa tham gia BHXH đa số là những DN nhỏ, DN hộ gia đình… làm ăn theo kiểu mùa vụ. Việc này ngành BHXH sẽ tiếp tục phối hợp với ngành thuế sẽ xây dựng đề án điều tra xem mức độ sử dụng lao động ra sao để có giải pháp phù hợp.

Ông Lê Đình Quảng [Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam] cho rằng: Trên thị trường đang có nhiều hình thức mới theo cơ chế thị trường linh hoạt và thỏa thuận. Do đó, cần quy định rõ về các loại hình cũng như các chính sách về quan hệ lao động theo hướng đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động và cả đảm bảo quyền lợi của DN

Ngoài ra ông Quảng cũng đề xuất kiến nghị cần phải tăng cường công tác, kiểm tra, thanh tra, giám sát để xử lý thông tin kịp thời những hành vi cố ý vi phạm Bộ Luật Lao Động, Luật Công Đoàn và Luật BHXH.. www.expertis.vn

Dịch vụ theo dõi BHXH – Lao động tiền lương

Thứ Sáu, 12/03/2021 | 15:43

Có thể nói, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội [BHXH] cho người lao động [NLĐ] là một trong những giải pháp quan trọng để bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Thế nhưng, ở nhiều địa phương hiện nay, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm và thực hiện tốt chính sách này.

SỐ DOANH NGHIỆP THAM GIA BHXH HẠN CHẾ

Một trong những bất cập trong thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ ở các doanh nghiệp hiện nay chính là tình trạng nợ tiền BHXH, hoặc cố tình “trốn đóng” hay không tham gia BHXH cho NLĐ. Theo thống kê của BHXH tỉnh, năm 2020, tổng số nợ BHXH, bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] là 31.959 triệu đồng. Trong đó, nợ BHXH: 28.270 triệu đồng. Riêng 2 tháng đầu năm 2021, tổng số nợ hơn 87.360 triệu đồng [trong đó, nợ BHXH trên 41.472 triệu đồng, nợ BHTN 1.911 triệu đồng và nợ BHYT 43.984 triệu đồng].

Ngoài nguyên nhân là do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh nên dẫn đến tình trạng nợ tiền BHXH, thì còn khá nhiều doanh nghiệp không tham gia BHXH cho NLĐ với nhiều chiêu trò “lách luật” khác nhau. Qua thống kê và điều tra số liệu thực tế từ các ngành, địa phương trong năm qua cho thấy, số doanh nghiệp tham gia BHXH cho NLĐ còn rất hạn chế. Trong tổng số hơn 1.100 doanh nghiệp tham gia quyết toán thuế chỉ có khoảng 580 doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp này cũng chỉ tham gia với số ít NLĐ để hợp thức hóa các hồ sơ, thủ tục, nhằm phục vụ cho các đoàn thanh, kiểm tra về lao động. Đặc biệt là trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, lao động nghề biển và dịch vụ làm thuê có đến hàng ngàn lao động bị xếp vào nhóm lao động thời vụ - đối tượng không được doanh nghiệp cho tham gia BHXH, BHYT và BHTN.

Lao động tự do [ảnh trên] và lao động công nhật - đối tượng được chi trả lương hàng ngày, không được doanh nghiệp cho tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Ảnh: L.D

NLĐ CẦN LÊN TIẾNG

Để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho NLĐ và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, trong năm qua, BHXH tỉnh đã phối - kết hợp với các ngành, địa phương tổ chức 45 cuộc thanh tra, kiểm tra về việc tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN tại 12 đơn vị sử dụng lao động. Qua thanh tra, kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế như: một số doanh nghiệp có trích tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng của NLĐ nhưng không thực hiện đúng phương thức; doanh nghiệp đóng BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ không đúng thời gian theo hợp đồng đã ký, đóng không đúng mức lương và phụ cấp, thực hiện việc báo tăng, giảm không kịp thời…

Trên thực tế, công tác thanh tra vẫn chưa là giải pháp mang tính căn cơ mà giải pháp chính vẫn là việc tự ý thức và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp. Cùng với đó, bản thân NLĐ phải nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình và mạnh dạn phản ánh với tổ chức công đoàn, thậm chí gửi đơn tố giác các doanh nghiệp cố tình “lách luật” và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN. Trên hết, bản thân NLĐ phải bỏ tư tưởng “hưởng lợi trước mắt”, nghĩa là đồng ý thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia BHXH, BHYT, BHTN để không bị trừ lương?!

Cùng với đó, rất cần sự vào cuộc tích cực và phối - kết hợp chặt chẽ hơn giữa ngành quản lý, các địa phương với cơ quan BHXH. Bởi thực tế cho thấy, luật đã có, việc tuyên truyền và triển khai đã nhiều nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có cơ chế để quản lý một cách chặt chẽ đối với lao động tại các doanh nghiệp. Bởi việc buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm Luật BHXH, Luật Lao động là không khó và chỉ cần thông qua báo cáo từ cơ quan thuế. Vì khi báo cáo thuế thì doanh nghiệp báo số lao động thật nhằm làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh, với mục đích giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; còn khi kê khai lao động với cơ quan BHXH thì ít hơn số lao động thực tế nhằm trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ. Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động thì tìm mọi cách để “lách luật” thông qua việc chủ doanh nghiệp thường ký hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng thời vụ, giảm hợp đồng lao động và chuyển sang trả lương công nhật, thậm chí không ký hợp đồng với NLĐ và chỉ thực hiện trả lương công nhật. Cũng như, thường xuyên luân chuyển lao động giữa các khâu gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra…

Để đảm bảo công bằng cho NLĐ, hướng đến phát triển bền vững, thiết nghĩ, cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm Luật BHXH.

Ngọc Trung

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động [NLĐ] theo nguyên tắc đóng nhiều sẽ hưởng nhiều [khi ốm đau, nghỉ thai sản, lương hưu…].

Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp “lách” luật bằng cách trả lương theo hiệu quả công việc_Key Performance Indicator [KPI], trong hợp đồng lao động chỉ quy định lương “cứng” bằng hoặc cao hơn một ít với lương tối thiểu vùng với mức công việc mà NLĐ dễ dàng đạt được.

Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019

Trường hợp NLĐ làm vượt chỉ tiêu KPI sẽ được thưởng khoản tiền tăng thêm. Khoản thưởng này về lý thuyết thì không mang tính định kỳ, ổn định mà căn cứ vào tình hình thực tế; song thực tế thì khoản thưởng này mang tính chất cố định hàng tháng [thường gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí nhiều hơn vì ngay từ đầu doanh nghiệp đã cố tình đặt chuẩn KPI ở mức thấp, chuẩn KPI thông thường chỉ bằng 25%, 30% hoặc 40%... năng lực mà NLĐ có thể làm được].

Chỉ cần Cơ quan Thuế đối chiếu số liệu giữa thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của NLĐ với thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc của NLĐ tại Cơ quan BHXH sẽ minh chứng rõ cho điều này.

Với việc “lách” luật này thì doanh nghiệp giảm được số tiền đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ [doanh nghiệp được lợi, NLĐ bị thiệt hại] nhưng không hề bị xử lý, bởi việc làm trên là “lách” luật chứ không sai luật.

Rất mong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm có văn bản cụ thể để siết chặt lại khoảng trống pháp lý này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ, sự công bằng đối với các doanh nghiệp.

Hữu Phạm

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề