Cach làm cho sụn chuyển hóa thanh xương

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng, vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản

1. Cấu tạo khớp

Khớp là nơi nối giữa hai đầu xương. Cấu tạo của một khớp cơ bản bao gồm:

– Sụn khớp: là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.

– Xương dưới sụn: Là phần xương ngay dưới sụn, liên quan chặt chẽ với sụn khớp trong quá trình phát triển và thoái hóa.

– Dịch khớp: là dịch trong – có độ nhớt cao, có tác dụng bôi trơn, cung cấp các dưỡng chất cho các cấu trúc bên trong khớp.

– Dây chằng: có tác dụng như những dải băng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi cơ thể chuyển động, giúp khớp được vững chắc.

– Cơ bắp: co duỗi để làm khớp chuyển động.

– Gân: nối xương với cơ để chuyển sức co của cơ vào xương.

– Bao khớp [lót bởi màng hoạt dịch]: là lớp màng bao bọc quanh khớp, giữ các xương lại với nhau.

2. Sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng, vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản:

– Tế bào sụn: chiếm dưới 10% trọng lượng mô sụn, chịu trách nhiệm sản xuất một lượng lớn chất căn bản.

– Chất căn bản: có các thành phần như Collagen, Proteoglycan [chủ yếu là Aggrecan] giúp sụn có khả năng chịu được sức nặng và áp lực.

Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.

Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào.

3. Xương dưới sụn

– Vị trí: Xương dưới sụn nằm ngay bên dưới sụn khớp, có cấu trúc chịu lực thích hợp với các lực tác động vào khớp.

– Vai trò: Xương dưới sụn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường và cung cấp một phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự chuyển hóa nơi sụn khớp.

Quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học [vận động hàng ngày] làm thay đổi các đường viền và hình dạng của xương dưới sụn. Trong quá trình thoái hóa, xương dưới sụn bị tổn thương, có những phản ứng bất thường tạo các vùng xương rỗng, vùng xương dày – xơ xen kẽ, đôi khi tạo thành gai xương.

SKĐS - Sụn đóng vai trò như lớp đệm trong khớp. Nó hoạt động giống như bộ phận giảm sóc, bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.

Sụn là mô liên kết mềm dẻo được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể người và các động vật khác, có trong khớp giữa các xương, khung sườn lồng ngực, vành tai, mũi, các phế quản...

Sụn không giòn chắc bằng xương nhưng lại cứng hơn và không mềm dẻo bằng cơ.

Cấu tạo của sụn

Sụn được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn sản xuất một lượng lớn chất nền ngoài bào, gồm các thành phần: sợi colagen, chất căn bản chiếm lượng lớn, giàu proteoglyca và sợi elastin .

Sụn được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào sụn. Ảnh minh họa

Người ta chia sụn thành ba loại, đó là sụn chun, sụn trong và sụn xơ.

  1. Sụn trong: gặp ở các sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.
  2. Sụn chun: có thành phần sợi là sợi chun. Các sợi chun phân bố quanh các ổ sụn, trong chất căn bản và từ màng sụn xâm nhập vào mô sụn. Sụn chun gặp ở vành tai và nắp thanh quản.
  3. Sụn xơ: có thành phần cấu tạo là sợi collagen type I, chúng tạo thành các bó khá lớn và xếp song song nhau. Sụn xơ gặp trong 1 số dây chằng.

Nguyên bào sụn bị giữ lại trong chất nền gọi là tế bào sụn. Chúng nằm trong ổ sụn, có thể có đến 8 tế bào sụn trong 1 ổ sụn.

Sụn không chứa mạch máu. Tế bào sụn được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu, sự thẩm thấu này được hỗ trợ bằng áp lực tạo nên bởi lực nén của sụn khớp hay sự đàn hồi của sụn chun. Do đó, so với các loại mô liên kết khác, sụn sinh trưởng và sửa chữa chậm hơn.

Sụn xương cấu tạo bởi 3 thành phần chính là tế bào sụn, chất căn bản sụn và sợi liên kết.

Vai trò của sụn xương đối với cơ thể

Sụn đóng vai trò như lớp đệm trong khớp. Nó hoạt động như một bộ phận giảm sóc, bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Phần sụn trong che phủ đầu xương trở thành sụn khớp. Khi sụn bị hư hỏng hoặc mòn đi, khớp cũng bị ảnh hưởng và gây đau, cứng và hạn chế chuyển động.

Trước tuổi trưởng thành, các vùng giữa đầu xương và thân xương vẫn tồn tại một tấm sụn gọi là sụn đầu xương, một cấu trúc giúp xương dài tăng trưởng về chiều dài.

Khi càng lớn tuổi hoặc vận động nhiều khiến các mô sụn dần bị bào mòn, do các chất dịch nhờn không đủ bôi trơn khiến sụn ngày càng xấu đi. Đến khi bề mặt xương cọ sát vào nhau, lâu dần gây nên gai xương hoặc xương tổn thương dẫn đến đau và viêm xương khớp.

Do không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào cảnh báo trước.

Việc bảo vệ và chăm sóc sụn rất quan trọng, bởi nó giúp cơ thể khỏe mạnh khi bước đến các giai đoạn tuổi trung niên, cao tuổi.

Chủ Đề