Cách làm sạch ráy tai bằng oxy già

Hydrogen peroxide có trong rất nhiều loại thuốc nhỏ tai. Thành phần này gây ra hiện tượng sủi bọt [do giải phóng khí oxy], nhờ đó khiến cho ráy tai mềm và bong ra.

Ráy tai hình thành từ chất nhầy tiết ra bởi các tuyến nhỏ bé nằm ở ống tai ngoài trộn với tế bào da chết. Ráy tai là một phần rất bình thường của đôi tai. Trên thực tế, tai tạo ra một lượng ráy tai vừa đủ để bảo vệ ống tai khỏi nước và nhiễm trùng. Nhưng đôi khi, tai lại tạo ra nhiều ráy tai hơn bình thường. Mặc dù việc lấy ráy tai đa phần là không cần thiết nhưng quá nhiều ráy tai có thể ảnh hưởng đến thính lực, gây cảm giác khó chịu, làm giảm tác dụng của máy trợ thính và tích tụ vi khuẩn.

Có một số biện pháp an toàn để loại bỏ ráy tai, ví dụ như sử dụng các loại thuốc hay dung dịch nhỏ tai. Các loại thuốc này thường có chứa hydrogen peroxide để làm mềm và khiến cho ráy tai tự bong ra.

Kết quả nghiên cứu

Hydrogen peroxide [hay oxy già] là một thành phần có trong nhiều loại thuốc nhỏ tai giúp loại bỏ ráy tai. Các nhà khoa học trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã phát hiện ra rằng mặc dù rửa tai là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để lấy ráy tai nhưng dùng thuốc nhỏ tai lại là giải pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn để loại bỏ ráy tai tích tụ. [1] Cách này có thể được thực hiện dễ dàng tại nhà.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 và được đăng trên trên tạp chí Australian Family Physician cũng ủng hộ việc dùng thuốc nhỏ tai để giúp tai tự làm sạch. [2] Phương pháp rửa tai [bơm nước vào ống tai để làm cho ráy tai trôi ra ngoài] có thể dẫn đến các vấn đề không mong muốn nếu thực hiện không đúng cách. Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc nhỏ tai thì sẽ khó mà thực hiện sai và do đó, đây được coi là một giải pháp an toàn hơn.

Mặc dù hydrogen peroxide là thành phần chính trong nhiều loại thuốc nhỏ tai nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nhất thiết phải dùng hydrogen peroxide để loại bỏ ráy tai. Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu vào năm 2013 đã sử dụng nước cất để làm mềm ráy tai và nhận thấy rằng nước cất làm bong ráy tai hiệu quả hơn so với nước có pha natri bicacbonat hoặc dung dịch gốc dầu. [3]

Cách loại bỏ ráy tai bằng hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide có trong rất nhiều loại thuốc nhỏ tai. Thành phần này gây ra hiện tượng sủi bọt [do giải phóng khí oxy], nhờ đó khiến cho ráy tai mềm và bong ra.

Dưới đây là cách sử dụng thuốc nhỏ tai để loại bỏ ráy tai:

  1. Nằm nghiêng hoặc ngồi và áp một bên tai xuống mặt bàn.
  2. Nhỏ thuốc vào trong tai theo liều lượng ghi trong hướng dẫn.
  3. Giữ nguyên tư thế trong 5 phút.
  4. Sau 5 phút, ngồi dậy và lau sạch lượng thuốc thừa chảy ra khỏi tai.
  5. Lặp lại cho tai bên kia.

Làm theo đúng các bước trong hướng dẫn đi kèm. Có thể cần sử dụng thuốc nhỏ từ 2 lần trở lên mỗi ngày và lặp lại trong vài ngày liên tục.

Có thể mua thuốc nhỏ tai tại hiệu thuốc hoặc dùng dung dịch oxy già hoặc tự làm dung dịch nhỏ tai để loại bỏ ráy tai bằng cách pha nước và giấm với tỷ lệ 1:1 nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất vẫn nên dùng thuốc nhỏ tai.

Rủi ro khi loại bỏ ráy tai

Phải thực hiện theo đúng các bước ghi trong hướng dẫn đi kèm. Nếu có các dấu hiệu bất thường nghi là tổn thương bên trong tai thì không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai để tránh bị nhiễm trùng hoặc đau đớn.

Tuyệt đối không được đưa bất cứ vật nào vào tai để lấy ráy tai vì điều này có thể gây thủng màng nhĩ và tổn thương tai.

Các cách khác để loại bỏ ráy tai

Nếu đã thử dùng thuốc nhỏ tai nhưng không hiệu quả thì có thể thử phương pháp rửa tai. Bộ dụng cụ rửa tai có bán tại các hiệu thuốc, thường gồm có dung dịch rửa tai và một bình đựng có vòi dài hoặc bóng bóp để bơm nước vào trong tai.

Nhiều người có thói quen dùng tăm bông, que lấy ráy tai hoặc thậm chí dùng bất cứ vật dài nào tìm được như kẹp tóc hay kẹp giấy để lấy ráy tai hoặc giảm ngứa tai. Điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn hoặc gây tổn thương ống tai và màng nhĩ, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường trong khi lấy ráy tai như đau đớn, ù tai hoặc mất thính lực thì phải đến ngay cơ sở y tế.

Tóm tắt bài viết

Ráy tai không những không gây hại mà còn giúp bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng và ngăn nước vào trong tai. Ráy tai sẽ tự bong và rơi ra ngoài nên không cần thiết phải can thiệp để loại bỏ.

Tuy nhiên, ở một số người, tai lại tạo ra quá nhiều ráy tai. Điều này có thể gây ra các vấn đề như giảm khả năng nghe, gây đau, chảy dịch, ù tai hoặc ngứa ngáy trong tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến cho bác sĩ khó quan sát khi khám tai, dẫn đến không phát hiện được các vấn đề xảy ra bên trong tai. Có thể loại bỏ ráy tai một cách an toàn bằng các biện pháp như dùng thuốc nhỏ tai có chứa hydrogen peroxide.

Cần đi khám ngay lập tức nếu cảm thấy đau đớn, mất thính lực hoặc các dấu hiệu bất thường khác ở tai để kịp thời phát hiện vấn đề và điều trị. Đó là những dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra trong tai chứ không còn đơn thuần là do ráy tai.

{"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/99\/Clean-Your-Ears-Step-1-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-1-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/99\/Clean-Your-Ears-Step-1-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-1-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

"}

1

Đảm bảo không bị nhiễm trùng tai hoặc thủng màng nhĩ. Việc làm vệ sinh tai trong những trường hợp này có thể rất nguy hiểm, do đó, bạn không nên áp dụng bất cứ phương pháp làm vệ sinh tai nào nếu nghi ngờ tai có vấn đề. Thay vào đó, bạn nên đi khám ngay. Triệu chứng nhiễm trùng tai bao gồm:[1]

  • Sốt.
  • Nôn hoặc tiêu chảy.
  • Chảy mủ xanh hoặc vàng từ tai.
  • Đau tai dữ dội và dai dẳng.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/75\/Clean-Your-Ears-Step-2-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-2-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/75\/Clean-Your-Ears-Step-2-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-2-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    2

    Pha dung dịch làm mềm ráy tai. Bạn có thể mua dung dịch carbamide peroxide tại hiệu thuốc tây hoặc tự pha chế dung dịch để vệ sinh tai. Bạn có thể pha nước ấm với các nguyên liệu sau:

    • 1-2 thìa cà phê dung dịch oxy già 3-4%
    • 1-2 thìa cà phê dầu khoáng
    • 1-2 thìa cà phê glycerin

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/14\/Clean-Your-Ears-Step-3-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-3-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/14\/Clean-Your-Ears-Step-3-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-3-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    3

    Chuẩn bị dụng cụ nhỏ dung dịch [nếu muốn]. Bạn chỉ cần đổ dung dịch từ bát vào tai nếu không có dụng cụ nhỏ dung dịch. Tuy nhiên, dụng cụ nhỏ dung dịch giúp quá trình làm vệ sinh tai sạch sẽ và dễ dàng hơn.

    • Dùng ống tiêm nhựa lớn với đầu tiêm bằng nhựa, ống xi-lanh cao su hoặc ống nhỏ mắt.[2] .
    • Bơm dung dịch vệ sinh tai vào ống nhỏ sao cho dung dịch đầy hơn khoảng nửa ống.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f2\/Clean-Your-Ears-Step-4-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-4-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f2\/Clean-Your-Ears-Step-4-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-4-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    4

    Nghiêng đầu sang một bên. Quá trình vệ sinh sẽ hiệu quả hơn nếu bạn để ống tai càng thẳng đứng càng tốt. Bạn nên để tai cần làm vệ sinh hướng lên trên.

    • Nằm nghiêng một bên nếu có thể. Bạn chỉ cần lót một chiếc khăn dưới đầu để chặn dung dịch đổ ra.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/dd\/Clean-Your-Ears-Step-5-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-5-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/dd\/Clean-Your-Ears-Step-5-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-5-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    5

    Từ từ nhỏ dung dịch vào tai. Đổ dung dịch từ bát vào tai hoặc đặt đầu dung dịch nhỏ cách ống tai vài cm [không được đặt bên trong] và nhỏ.

    • Nếu sử dụng oxy già, bạn có thể nghe thấy âm thanh xì xèo hoặc lốp bốp. Âm thanh này là hoàn toàn bình thường, do đó bạn không cần phải lo lắng.
    • Nếu có thể, bạn có thể nhờ người khác nhỏ tai giúp để đảm bảo dung dịch nhỏ đúng vào tai.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/74\/Clean-Your-Ears-Step-6-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-6-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/74\/Clean-Your-Ears-Step-6-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-6-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    6

    Để dung dịch phát huy tác dụng trong vài phút. Giữ tư thế nghiêng đầu sang một bên khoảng một lúc để dung dịch có thời gian ngấm qua ráy tai. Bạn chỉ cần nghiêng đầu 5-10 phút là đủ.

    • Nếu sử dụng oxy già, bạn nên để dung dịch hoạt động cho đến khi không còn nghe tiếng xì xèo hoặc lốp bốp bên trong nữa.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b0\/Clean-Your-Ears-Step-7-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-7-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b0\/Clean-Your-Ears-Step-7-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-7-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    7

    Xả nước ra. Để một chiếc bát dưới tai hoặc chặn một miếng bông bên ngoài tai. Từ từ nghiêng đầu sang hướng ngược lại để nước chảy ra ngoài.

    • Bạn nên cẩn thận tránh đẩy tăm bông vào trong tai và chỉ cần đặt hờ miếng bông bên ngoài tai sao cho miếng bông có thể thấm hết nước chảy ra từ tai.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bb\/Clean-Your-Ears-Step-8-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-8-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bb\/Clean-Your-Ears-Step-8-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-8-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    8

    Giội sạch ráy tai. Sau khi làm mềm ráy tai, bạn có thể dùng ống xi-lanh cao su để giội sạch ráy tai đã long ra. Nhẹ nhàng phun nước ấm [khoảng 37°C] vào ống tai. Bạn nên cho nước sạch và ấm vào ống thụt thay vì ống xi-lanh trong trường hợp ráy tai quá cứng đầu hoặc ống tai quá nhỏ.

    • Kéo dái tai ra và hướng lên trên sao cho ống tai được mở rộng.
    • Quy trình này nên được thực hiện trên bồn rửa chén, bồn tắm hoặc thùng chứa để tránh nhớp nháp trong quá trình giội ráy tai ra.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/46\/Clean-Your-Ears-Step-9-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-9-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/46\/Clean-Your-Ears-Step-9-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-9-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    9

    Rửa lại tai. Nếu có quá nhiều ráy tai tích tụ, bạn nên lặp lại quá trình vệ sinh tai 2 lần mỗi ngày trong vòng 4-5 ngày.

    • Không nên rửa tai quá thường xuyên. Việc làm vệ sinh tai quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ và vùng da nhạy cảm trong ống tai.

  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8b\/Clean-Your-Ears-Step-10-Version-6.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-10-Version-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8b\/Clean-Your-Ears-Step-10-Version-6.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-10-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

    "}

    10

    Lau khô tai. Khi rửa tai xong, bạn nên đặt một chiếc khăn ngoài tai và nghiêng đầu sang phía ngược lại để nước trong tai chảy hết ra. Dùng khăn xoa nhẹ ngoài tai và lặp lại tương tự như vậy cho tai bên kia.

    Quảng cáo

  • Phương pháp 2

    Phương pháp 2 của 2:

    Liệu pháp y khoa

    1. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fc\/Clean-Your-Ears-Step-11-Version-5.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-11-Version-5.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fc\/Clean-Your-Ears-Step-11-Version-5.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-11-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

      "}

      1

      Gặp bác sĩ. Nếu không thể tự thông tai, bạn nên hẹn gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định tình trạng tắc nghẽn ráy tai ngay lập tức và nhanh chóng giúp bạn vệ sinh tai. Bạn có thể gặp các triệu chứng sau nếu bị tắc nghẽn tai:[3] :

      • Đau tai dai dẳng.
      • Nghe kém.
      • Cảm giác ù tai.

    2. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/be\/Clean-Your-Ears-Step-12-Version-5.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-12-Version-5.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/be\/Clean-Your-Ears-Step-12-Version-5.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-12-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

      "}

      2

      Dùng dung dịch không kê đơn. Để kiểm soát ráy tai lâu dài, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng dung dịch không kê đơn chứa carbamide peroxide sau mỗi 4-8 tuần.

      • Các thương hiệu sử dụng carbamide peroxide là Murine, Debrox, Auro, Mack's và GoodSense.
      • Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn dùng thuốc nhỏ tai kê đơn chứa Trolamine Polypeptide Oleate hoặc Cerumenex. [4]

    3. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3a\/Clean-Your-Ears-Step-13-Version-5.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-13-Version-5.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3a\/Clean-Your-Ears-Step-13-Version-5.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-13-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

      "}

      3

      Thư giãn. Bác sĩ có thể dùng máy tăm nước hay ống tiêm để loại bỏ ráy tai nhỏ hoặc máy nạo hay máy hút để loại bỏ ráy tai lớn.[5] Quá trình này chỉ diễn ra vài phút, không gây ảnh hưởng gì cho tai và giúp bạn nghe rõ hơn rất nhiều.

    4. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/13\/Clean-Your-Ears-Step-14-Version-5.jpg\/v4-460px-Clean-Your-Ears-Step-14-Version-5.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/13\/Clean-Your-Ears-Step-14-Version-5.jpg\/v4-728px-Clean-Your-Ears-Step-14-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":259,"bigWidth":728,"bigHeight":410,"licensing":"

      "}

      4

      Gặp chuyên gia nếu cần. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tai-mũi-họng nếu bị ráy tai tích tụ và gây rắc rối cho bạn thường xuyên.

      Quảng cáo

    Lời khuyên

    • Vệ sinh tai sau khi tắm. Ráy tai sẽ mềm hơn sau khi tắm, do đó sẽ dễ dàng loại bỏ hơn.
    • Người gốc Á Châu thường có ráy tai khô. Đổ nước vào tai thường không mấy tác dụng đối với người có ráy tai khô. Trường hợp này nên tìm mua cây lấy ráy tai ở chợ hoặc tiệm thuốc tây để loại bỏ ráy tai. Cấu tạo của cây ráy bao gồm thân [thường được làm từ tre] và một chiếc muỗng nhỏ ở phần đầu [để lấy ráy tai]. Bạn nên cẩn thận trong quá trình lấy ráy tai khỏi ống tai và tránh đút cây lấy ráy tai vào quá sâu trong tai. Ráy tai khô thường ít tích tụ, do đó có thể được loại bỏ an toàn bằng tay nếu bạn cẩn thận. Sẽ tốt hơn nếu bạn nhờ người khác lấy ráy tai giúp.
    • Nếu có điều gì chưa chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Nếu oxy già làm khô tai, bạn nên nhỏ vài giọt dầu [dầu khoáng hoặc dầu em bé] vào tai.
    • Dùng tăm bông thường xuyên có thể gây trầy hoặc xước ống tai và dẫn đến nhiễm khuẩn [viêm tai ngoài].
    • Nếu gặp vấn đề với ráy tai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tai-mũi-họng.
    • Không sử dụng oxy già nếu bị thủng màng nhĩ hoặc đã từng mắc vấn đề về tai.
    • Theo các chuyên gia tai-mũi-họng, bạn chỉ nên sử dụng tăm bông khi không còn cách nào khác. Vệ sinh tai bằng tăm bông có thể gây nhiều vấn đề cho tai. Thay vào đó, bạn nên sử dụng vải ấm để lau ngoài tai hoặc lau sạch từ trong ra ngoài tai trong khi tắm.
    • Lau tai bằng khăn ấm [chỉ lau ngoài tai, không được lau bên trong tai].

    Cảnh báo

    • Không sử dụng tăm bông. Dùng tăm bông bên trong ống tai là nguyên nhân gây thủng màng nhĩ phổ biến và có thể cần phải phẫu thuật để phục hồi màng nhĩ.
    • Không nên sử dụng oxy già quá 1-2 lần mỗi tuần.
    • Nếu bị nhiễm trùng tai hoặc nghi ngờ bị thủng màng nhĩ, bạn nên đi khám trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp vệ sinh tai tại nhà nào. Nếu không, bạn rất có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tai.
    • Không sử dụng các liệu pháp tại nhà cho trẻ em dưới 12 tuổi.
    • Không thắp nến và đặt lên tai [phương pháp "nến tai"]. Nhiều người cho rằng cách này có thể hút ráy tai nhưng các nhà nghiên cứu lại phủ định hiệu quả của nó. Nến tai có thể gây tổn thương ngiêm trọng như bỏng và thủng màng nhĩ.[6]

    Những thứ bạn cần

    • Dung dịch làm mềm ráy tai
    • Ống xi-lanh nhựa/cao su hoặc ống nhỏ mắt
    • Khăn giấy, bông gòn hoặc khăn tắm
    • Nước ấm

    Quảng cáo

    Video liên quan

    Chủ Đề