Cách lắp kính thiên văn

Cách lắp đặt, sử dụng và ưu nhược điểm của kính thiên văn F36050

Cách lắp đặt, sử dụng và ưu nhược điểm của kính thiên văn F36050

Tháng Năm 20, 2019 admin Bình luận 20 bình luận

Xin chào các bạn, tôi là Thomas Edi Long, chủ nhân của website này.

Trong bài viết này, Thomas Edi Long sẽ chia sẻ cho các bạn toàn bộ hiểu biết của mình về chiếc kính thiên văn rất phổ biến ở Việt Nam : F36050.

Nếu thấy bài viết hay, các bạn cho mình xin 1 click vào quảng cáo của Google ngay tại bài viết nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều.

Để mua chiếc kính này bạn có thể click vào những đường link [ click here ] ngay bên dưới những hình ảnh sau nhé.

Contents

  • 1 Gợi ý :
  • 2 1.Các bộ phận chính của kính thiên văn F36050
  • 3 2.Hướng dẫn sử dụng kính thiên văn F36050
  • 4 3.Ưu điểm, nhược điểm của kính thiên văn F36050

Gợi ý :

Kính thiên văn khúc xạ F70060 và ống nhòm 2 mắt Nikula sẽ giúp bạn rất nhiều.

Tìm hiểu thêm tại đây

Click here

Click here

Click here

1.Các bộ phận chính của kính thiên văn F36050

Khi mua chiếc kính này về, bạn sẽ thấy trong hộp có những bộ phận như ở hình ảnh bên dưới :

Các bộ phận chính của F36050 như sau :

1.Chân kính

2.Thân chính và lăng kính góc

3.2 thị kính H20 và H6

4.Ống phóng đại Erecting Eye 1.5x

5.Ốc vít cố định thân chính

2.Hướng dẫn sử dụng kính thiên văn F36050

Việc lắp đặt kính thiên văn F36050 thực ra rất dễ dàng.

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về cách sử dụng :

Trước khi quan sát thiên văn, bạn nên tập luyện thật nhiều bằng cách quan sát các mục tiêu trên mặt đất trước tiên, ví dụ như cây cối, nhà cửa, .

Các bạn làm theo đúng hướng dẫn của Thomas Edi Long nhé.

Trước hết chúng ta lắp thân chính của kính thiên văn vào chân kính đã.

Đặt mắt sau thân chính khoảng 15-20cm, ngắm nhìn về vật thể muốn quan sát :

Để Thomas Edi Long lấy một ví dụ cho các bạn dễ hình dung ra, giả sử mục tiêu chúng ta muốn quan sát là những lá cây, khi nhìn bằng mắt thường hoặc ống nhòm thì hỉnh ảnh như sau :

Nhưng khi chúng ta nhìn vật thể qua thân chính của kính thiên văn thì hình ảnh của vật thể bị đảo lộn như hình ảnh sau :

Đấy là sự tạo ảnh bởi thấu kính hội tụ có tiêu cự là 360mm.

Điều này liên quan đến vật lý học đó bạn ạ, bạn có thể tìm hiểu thêm về thấu kính hội tụ ở sách vật lý lớp 11.

Sau đó, bạn dùng tay xoay cái ốc ở chân kính thiên văn để cố định, chống chuyển động xoay ngang của kính.

Hình ảnh con ốc ở chân kính được Thomas Edi Long khoanh dấu đó.

Tiếp đến bạn vặn chặt hơn con ốc to, con ốc vít kết nối thân chính và chân kính ý, để ko cho kính chuyển động lên xuống.

Bước tiếp theo, bạn lắp đặt lăng kính góc và thị kính vào, khi mới sử dụng, bạn sử dụng thị kính H20, như hình ảnh sau :

Tiếp theo, bạn đặt mắt sát thị kính và dần dần xoay bánh xe nằm ở thân chính để lấy nét, khi ban đầu bạn nhìn vào thị kính sẽ thấy 1 hình tròn mờ, càng về sau lúc mà bạn xoay bánh xe, hình ảnh của vật thể sẽ hiện ra rõ ràng.

Hình ảnh vật thể ban đầu sẽ mờ như hình ảnh trên

Sau khi chúng ta xoay bánh xe đến đúng vị trí, hình ảnh sẽ trở nên rõ ràng.

Đó, sau khi sử dụng thành thạo thị kính H20, bạn sẽ sử dụng đến thị kính H6.

Thị kính H20 chính là 1 thấu kính hội tụ với tiêu cự là 20mm.

Thị kính H6 chính là 1 thấu kính hội tụ với tiêu cự là 6mm.

Tiếp theo Thomas Edi Long sẽ nói về việc sử dụng ống phóng đại 1.5x

Để sử dụng ống phóng đại 1.5x, bạn phải tháo lăng kính góc ra, kết nối trực tiếp : thân chính + ống phóng đại + thị kính, bạn đặt mắt sát sau thị kính và điều chỉnh bánh xe để lấy nét, cách kết nối như hình ảnh sau :

Rất đơn giản phải ko các bạn?

3.Ưu điểm, nhược điểm của kính thiên văn F36050

Thường thì khi bạn mua kính thiên văn F36050 tại các cửa hàng ý, thì người ta sẽ đưa ra các thông số sau :

Tiêu cự : 360mm

Thị kính H20 cho độ phóng đại 18x, kết hợp với Erecting Eye 1.5x sẽ cho độ phóng đại 27x.

Thị kính H6 cho độ phóng đại 60x, kết hợp với Erecting Eye 1.5x sẽ cho độ phóng đại 90x.

Theo kinh nghiệm của Thomas Edi Long, thì chúng ta chỉ quan sát rõ vật thể khi sử dụng thị kính H20, còn khi sử dụng thị kính H6 hình ảnh sẽ hơi mờ.

Việc sử dụng ống phóng đại 1.5x rất khó, bởi vì trường nhìn sẽ rất nhỏ và hẹp, thường thì người mới chơi thì sẽ ko nhìn thấy gì cơ. Thomas Edi Long ngày xưa cũng vậy các bạn ạ. Ống kính này có tác dụng tăng độ phóng đại lên, và từ đó hình ảnh sẽ to ra.

Ưu điểm

Vậy kính thiên văn F36050 có ưu điểm gì? Tại sao bạn nên mua nó? Nó có giúp chúng ta quan sát thấy Mặt Trăng và các hành tinh khác như Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Hỏa không?

Trước hết nó có 1 ưu điểm là rất gọn nhẹ, giá thành rẻ [ dao động từ 380k 500k là có thể chấp nhận được]. Đây là ưu điểm mà ko một chiếc kính thiên văn nào bì kịp.

Thứ hai nó chính là 1 chiếc kính thiên văn đúng nghĩa, thực sự, ko phải đồ chơi trẻ con, người mới chơi nên mua để làm quen, chưa nên mua những chiếc kính thiên văn lớn hơn, đắt hơn. Khi bạn chơi thành thạo, thuần thục, điệu nghệ và điêu luyện chiếc kính thiên văn này, lúc đó chơi những loại kính thiên văn lớn hơn rất dễ.

Nhược điểm :

Kính thiên văn F36050 sử dụng rất tốt với thị kính H20. Nhưng khi sử dụng với thị kính H6, hình ảnh sẽ hơi mờ, việc sử dụng ống phóng đại 1.5x rất khó, nhiều khi gây ức chế, ngay cả với những người chơi chuyên nghiệp như Thomas Edi Long. Nó chỉ giúp bạn quan sát Mặt Trăng thôi, không thể quan sát các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Cụ thể vào ngày 16/5/2019, sử dụng phần mềm cài trên điện thoại, Thomas Edi Long đã biết được vị trí của Sao Mộc [ tên tiếng anh là Jupiter ] trên bầu trời như hình ảnh sau chụp từ điện thoại :

Thomas Edi Long đã mang cả 2 chiếc kính thiên văn F36050 và F70060 ra xem thì khám phá ra là hình ảnh của sao Mộc qua chiếc kính F36050 [ sử dụng thị kính H20] bị nhòe, ko rõ ràng, còn thông qua chiếc F70060 thì ở độ phóng đại 35x, hình ảnh sao Mộc chỉ như 1 đường tròn đường kính 1mm, 4 vệ tinh Galileo như những dấu chấm sáng mà thôi. Khi quan sát Sao Mộc qua chiếc kính thiên văn khúc xạ lớn F70060 hình ảnh Sao Mộc rất đẹp, nhưng chưa đủ độ phê.

Thomas Edi Long quan sát Sao Mộc bằng kính thiên văn khúc xạ F70060

Hình ảnh Sao Mộc như 1 đường tròn đường kính 1mm được chụp lại bằng điện thoại. [ sử dụng thị kính H20 ].

Xét về khía cạnh quan sát thiên văn, quan sát Mặt Trăng, quan sát các mục tiêu trên mặt đất, chiếc kính thiên văn F36050 không tốt bằng 1 chiếc ống nhòm 2 mắt.

Thomas Edi Long cũng sở hữu 1 chiếc ống nhòm 2 mắt, thông qua nhiều thí nghiệm, đã rút ra được những kiến thức bên trên.

Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.

Facebook
0
Pinterest
0
Twitter
Linkedin

Share this...

Video liên quan

Chủ Đề