Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024

Giang mai – có tên tiếng Anh là Syphilis – là một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây bệnh nhiễm trùng hệ thống qua đường tình dục. Nếu không phát hiện kịp thời và có phương án chữa trị hợp lí thì biến chứng bệnh giang mai để lại có thể ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, các cơ quan khác, bao gồm cả tim!

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây tổn thương ở da – niêm mạc và các cơ quan khác chủ yếu là cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh

Bệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh

Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024
Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Bệnh giang mai là một trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục và các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Do cấu tạo của bộ phận sinh dục mở, mà ở phụ nữ sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh tình dục hơn nam giới, trong đó có bệnh giang mai.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum thông qua các đường sinh dục như hậu môn, âm đạo hoặc đường miệng

Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua các vết xước trên da – niêm mạc hoặc gián tiếp lây qua các đồ dùng, vật dụng nhiễm xoắn khuẩn

Hơn thế nữa, bệnh lây truyền qua đường máu, sử dụng kim tiêm chung; lây từ mẹ sang con gây giang mai bẩm sinh.

Tuy nhiên, bệnh không lây qua tiếp xúc bệ ngồi toilet, bể bơi, vòi nước nóng, bồn tắm hoặc mặc chung quần áo, đồ đựng thức ăn.

Các triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện của bệnh giang mai

Bệnh giang mai chia nhiều thời kì và biểu hiện bệnh sẽ thay đổi theo từng thời kỳ như sau:

Ở mỗi giai đoạn bệnh, biểu hiện của bệnh giang mai lại khác nhau. Bệnh nhân nên chú ý đến từng triệu chứng của mình để biết được tình trạng bệnh của mình đang ở mức nào.

GIANG MAI SỚM

GIANG MAI THỜI KỲ 1:

Săng giang mai: gây ra tổn thương đơn độc, xuất hiện tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập thường gặp ở: bộ phận sinh dục, môi, lưỡi… thường xuất hiện khoảng 3 tuần sau lây nhiễm

Nếu không được chẩn đoán và điều trị trong thời kỳ này, sau 4-8 tuần bệnh sẽ tiến triển sang giang mai thời kỳ 2

GIANG MAI THỜI KỲ 2:

Bệnh nhân trong thời kỳ này có nguy cơ cao lây nhiễm cho người khác

Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng: tổn thương da và niêm mạc, lan rộng với các loại như đào ban, mảng niêm mạc, sẩn giang mai..

Có thể kèm thêm các triệu chứng không đặc hiệu khác như mệt mỏi, sốt, nổi hạch vùng, rụng tóc, đau đầu

Nếu bệnh nhân không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai kín

GIANG MAI KÍN (GIANG MAI TIỀM ẨN)

Không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, chỉ có thể phát hiện bằng XN huyết thanh chia 2 giai đoạn

  • Giang mai kín sớm (thời gian mắc ≤ 2 năm)
  • Giang mai kín muộn (thời gian mắc ≥ 2 năm)

Nếu không được chẩn đoán và điều trị, hầu hết các bệnh nhân vẫn ở giai đoạn giang mai kín trong đó 25% tiến triển thành giang mai thời kỳ III

GIANG MAI thời kỳ III

Là giai đoạn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các cơ quan nào trong cơ thể với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và các tổn thương gôm giang mai

Biến chứng của bệnh giang mai để lại hậu quả rất lớn, khó lường:

  • Ở tim mạch (phình động mạch chủ, hở động mạch chủ, viêm cơ tim
  • Hệ thần kinh (viêm màng não cấp, viêm tủy sống, viêm màng não, tổn thương thính giác và thị giác
  • Gôm giang mai: thường găp ở mặt, da đầu, đùi, miệng…

GIANG MAI BẨM SINH

  • Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non
  • Trẻ sinh ra dưới 2 tuổi có triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh như viêm mắt, khớp, dị dạng xương…

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Nếu không được chữa trị, thai nhi có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao.

Biến chứng của bệnh giang mai

Tùy vào từng giai đoạn bệnh giang mai có biến chứng nguy hiểm khác nhau.

Biến chứng của bệnh giang mai để lại hậu quả rất lớn, khó lường:

  • Vấn đề về não (thần kinh); Nhiễm trùng, viêm màng quanh não và tủy sống;
  • Tê; Điếc; Vấn đề về thị giác hoặc mù lòa;
  • Thay đổi tính cách; Sa sút trí tuệ;
  • Bệnh van tim; Chứng phình động mạch…

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Nếu không được chữa trị, thai nhi có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai có chữa được không, có thể dứt điểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Nếu người bệnh phát hiện sớm, ở giai đoạn 1 của giang mai, và có phát đồ điều trị cùng bác sĩ phù hợp thì hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ tổn thương nào do bệnh gây ra nếu bệnh không được điều trị trong một thời gian dài.

Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024
Trong năm 2018, đã có 115.045 báo cáo chẩn đoán mới về bệnh giang mai, và đặc biệt phần lớn xảy ra ở người đồng tính nam

Đặc biệt, nên điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh hoàn toàn, ngăn chặn lây lan và đề phòng tái phát, để lại di chứng, nên điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân

Nếu phụ nữ mắc bệnh giang mai thì người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh hoặc gặp bác sĩ để có những đơn thuốc kèm theo chặt chẽ tránh trường hợp thai nhi bị nhiễm bệnh, thậm chí có nguy cơ gây tử vong ở thai nhi.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai

Hiện tại Pecicillin là thuốc được lựa chọn, tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn một của bệnh giang mai dễ chữa trị nhất và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.
  • Nếu bạn ở giai đoạn 2 và 3, bạn cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn, liều lượng và phát đồ điều trị chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tốt hơn hết là bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị rõ ràng. Có liệu trình xét nghiệm định kì để đảm bảo bệnh được chữa dứt điểm.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm bằng soi tìm xoắn khuẩn bằng kính hiển vi nền đen để thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo, di động

Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn đầu vì lúc này xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thì soi được dưới kính hiển vi trường tối. Phương pháp được thực hiện bằng cách lấy mẫu vật là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi nền đen để tìm vi khuẩn.

Xét nghiệm huyết thanh học

Phản ứng không đặc hiệu RPR (Rapid Plasma Reagin) hoặc VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) với các ưu điểm sau

  • Dương tính ở giai đoạn sớm
  • Được sử dụng như phản ứng sàng lọc
  • Đơn giản, dễ thực hiện

Phản ứng đặc hiệu TPHA (Treponema pallidum Antibody’s Test) hoặc Syphilis để tìm kháng thể giang mai có trong huyết thanh

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai

Mẫu máu và dịch não tủy của người bệnh được lấy để kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không. Xét nghiệm này có 2 dạng phổ biến hiện này là xét nghiệm TPHA (TPPA) định tính/định lượng và xét nghiệm Syphilis tự động giúp tìm kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh giang mai.

Tại Diag , Real time PCR là một trong những phương pháp xét nghiệm tối tân giúp phát hiện chính xác tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu cầu , giang mai , herpe s, Chlamydia…

*Gói xét nghiệm bệnh tình dục cơ bản của Diag trả về 13 chỉ số, phù hợp với các đối tượng như: phụ nữ mang thai, người có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm STD, hoặc người đang có các triệu chứng đáng ngờ như tiết dịch âm đạo bất thường, xuất hiện các vết loét…

Ngoài ra, tại Diag có các XN chẩn đoán giang mai bằng phương pháp miễn dịch học tự động nhằm tìm kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu với giang mai với các ưu điểm sau

Thực hiện bằng mẫu máu và dễ thực hiện, nhận kết quả trong ngày. Đặc biệt , Diag cam kết tính bảo mật tuyệt đối , riêng tư đối với thông tin cá nhân của bệnh nhân

Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024
Xét nghiệm kiểm tra giang mai

Phương pháp điều trị bênh giang mai

Loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị giang mai hiện nay là thuốc Benzylpenicillin (penicillin G) thường được chỉ định với những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Loại thuốc này có thể sử dụng với cả những trường hợp bị giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn muộn, giai đoạn bẩm sinh. Tuy nhiên, những loại thuốc trên đây đều phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý mua thuốc uống, điều này có thể để lại hậu quả xấu.

Phòng ngừa bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai là một trong những bệnh tình dục nên phương pháp phòng ngừa căn bệnh này là quan hệ tình dục an toàn : chung thủy một vợ , một chồng hoặc sử dụng bao cao su

Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024
Quan hệ tình dục an toàn

Một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả như:

  • Luôn mang bao cao su có chất bôi trơn tan trong nước khi quan hệ tình dục.
  • Mang tấm bảo vệ miệng (dental dams) khi quan hệ bằng miệng.
  • Không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Tránh quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai hoặc có triệu chứng giang mai cho đến khi họ kết thúc điều trị bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn. Cách tốt nhất để tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh giang mai là tránh quan hệ tình dục khi chưa biết rõ về tình trạng sức khỏe của bạn tình.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai có thể được trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ tổn thương nào do bệnh gây ra nếu bệnh không được điều trị trong một thời gian dài.

Bệnh giang mai lây qua các con đường nào?

  • Lây qua đường quan hệ tình dục: Bệnh giang mai có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai (thường có ở vùng sinh dục). Chính vì vậy, quan hệ tình dục là một phương thức lây nhiễm phổ biến của bệnh giang mai. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục bằng miệng là một trong các con đường lây truyền của bệnh giang mai. Ngoài ra, nếu có xảy ra sự tiếp xúc thân mật với người bệnh giang mai như ôm hôn, tiếp xúc da thịt… thì cũng có thể bị truyền nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai: việc tiếp xúc với đồ vật của bệnh nhân bị giang mai (như chăn gối, quần áo,…) có sự hiện diện của dịch tiết, mủ và máu của người bệnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai.
  • Lây nhiễm giang mai qua đường máu: Tất cả các hình thức tiêm chích, truyền máu… có xâm nhiễm vào cơ thể đều là một điều kiện tốt để vi khuẩn giang mai tấn công nếu như mũi tiêm không đảm bảo vô trùng. Đặc biệt ở cách lây nhiễm này, bệnh nhân sẽ bị nhiễm vi khuẩn giang mai trong mạch máu mà không có biểu hiện bên ngoài nào.
  • Giang mai cũng có thể lây từ mẹ sang con: Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang cho thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ. Đây là loại lây truyền nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất của đứa bé, thậm chí gây tử vong.

Săng giang mai ủ bệnh trong thời gian bao lâu?

Săng giang mai là vết loét nhỏ ngay từ giai đoạn đầu của giang mai. Có nghĩa là thời gian ủ bệnh giai đoạn đầu của giang mai là 3 – 4 tuần. Khi phát bệnh, bệnh giang mai sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của săng và hạch. Săng giang mai giai đoạn đầu là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, đáy màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau.

Săng giang mai giai đoạn đầu thường gặp nhất là ở niêm mạc sinh dục. Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới sẽ hay gặp ở môi lớn, môi bé và mép âm hộ. Còn đối với nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật… Bên cạnh đó, săng giang mai giai đoạn đầu còn có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi… của người bệnh. Hạch sẽ xuất hiện 5 đến 6 ngày sau khi có săng, hạch vùng bẹn sẽ sưng to.

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai?

Một số người có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai cao là:

Người đang làm nghề mại dâm

Nhóm đối tượng này có nguy cơ rất cao mắc bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai thông qua đối tượng này thậm chí có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác. Bằng khả năng xâm nhiễm cao vào cơ thể, bạn sẽ mắc giang mai dù quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào.

Đối tượng quan hệ tình dục bừa bãi

Một số người thiếu chung thủy hay có suy nghĩ phóng khoáng, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều đối tượng có khả năng mắc bệnh cao không kém đối tượng phía trên. Và như đã đề cập ở phần các con đường lây truyền, nếu bạn chỉ dừng lại ở các hành động thân mật thì cũng vẫn có thể bị lây bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng.Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao bị giang mai

Cách ly người bệnh giang mai như thế nào năm 2024
Săng giang mai xuất hiện ở miệng

Trẻ sơ sinh có mẹ bị giang mai

Khi đang mang thai, nếu mẹ bầu bị giang mai, loại xoắn khuẩn gây bệnh này cũng sẽ truyền sang thai nhi (như đã đề cập phía trên). Ở trường hợp này, em bé sẽ có các triệu chứng như:

+ Xương biến dạng.

+ Thiếu máu nghiêm trọng.

+ Gan và lá lách mở rộng, vàng da, vàng mắt.

+ Có thể gặp các vấn đề về não bộ – thần kinh, như mù, điếc bẩm sinh…

Như vậy, có thể thấy cách thức lây truyền của bệnh giang mai chủ yếu đến từ lối sinh hoạt kém lành mạnh của con người. Để phòng tránh bệnh, mỗi người cần phải tổ chức một thói quen và cuộc sống tích cực, lành mạnh hơn, đặc biệt là trong hoạt động tình dục.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai ảnh hưởng ra sao?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Nếu không được chữa trị, thai nhi có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử xong cao.

Săng bệnh giang mai có gây ngứa không?

Thông thường bệnh nhân sẽ không có cảm giác ngứa hay khó chịu ở khu vực da bị tổn thương.

*Nguồn tham khảo:

Bệnh giang mai – Bệnh truyền nhiễm – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)

Bệnh giang mai: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, cách phòng ngừa (vnvc.vn)

Quyết định số 4568/QĐ-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2013 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ với người nhiễm giang mai bao lậu thì bị?

- Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch,...). Vì vậy, rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. - Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.

Xoắn khuẩn giang mai sống được bao lậu?

Tuy nhiên, khi đã thâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại rất lâu, thậm chí lên đến hàng chục năm. Ở thời kỳ đầu, trong vòng 3 – 4 tuần kể từ khi bị xoắn khuẩn xâm nhiễm, vị trí xâm nhiễm xuất hiện săng đơn độc.

Điều trị giang mai cần kiêng những gì?

Người bệnh giang mai không dùng các loại thực ăn cay nóng, không dùng cách chất kích thích, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn ngọt. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin B12 và vitamin B6.

Bị giang mai nên bôi thuốc gì?

Phương pháp điều trị giang mai được đề nghị ở tất cả các giai đoạn của bệnh này là kháng sinh penicillin, một loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh giang mai. Nếu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc đề nghị khử nhạy với penicillin.