Cách sử dụng aha-bha

[AHA] Bạn sẽ biến chúng thành ĐỘC DƯỢC nếu sử dụng KHÔNG ĐÚNG CÁCH

by Cowslip.vn
04/06/2018

Hi mọi người,
- Có phải bạn đang nghĩ rằng: Tất cả các thành phần có chứa axit đều có hại cho da?.
- Câu trả lời của mình là không hẳn bạn nhé! Ngược lại, nếu bạn hiểu làn da & biết cách sử dụng các hoạt chất mạnh này thì da bạn sẽ được nâng lên 1 tầm cao mới đấy!
- Vì sao? Cụ thể như thế nào? Những nguyên tắc sử dụng ra sao?
- Tẩy da chết là gì? Tại sao cần tẩy da chết cũng như tẩy da chết có vai trò như nào trong quá trình trị mụn?
- Chúng ta sẽ được biết qua bài viết về chủ thớt hôm nay là AHA - một dạng tẩy tế bào chết hoá học khác bên cạnh BHA mà mình đã giới thiệu các bạn lần trước.
- Mình tin chắc là với những công dụng và đặc tính hấp dẫn của chủ thớt AHA sẽ làm cho bạn phải đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác! Ngoài ra, mình sẽ recommend cho bạn những loại AHA an toàn, dịu nhẹ, sẽ gíup cho da vừa đẹp mà vừa không phải bị break out nữa đó. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Cùng mình tìm hiểu ngay nha!
Lets find out!
CHỌN MUA VÀ SỬ DỤNG AHA HIỆU QUẢ
  1. AHA là gì?
  2. Cơ chế hoạt động của AHA
  3. Đặc tính của AHA
  4. Công dụng của AHA
  5. Những tác dụng phụ nào bạn có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA?
  6. Những trường hợp nào nên - cần sử dụng AHA
  7. Những lưu ý, thận trọng trước và trong khi dùng AHA
  8. Loại da nào nên sử dụng AHA
  9. Nồng độ AHA bao nhiêu là đủ?
  10. Cách sử dụng AHA
  11. Câu hỏi thường gặp về AHA
  12. Những tên gọi khác của AHAs
  13. Kết luận?

1. AHA là gì?

- AHA là 1 loại hợp chất hóa học có dẫn xuất chính từ trái cây, sữa và đường.
- Hợp chất AHA điển hình nhất được sử dụng trong mỹ phẩm là Glycolic Acid [có nguồn gốc từ đường mía] và Lactic Acid [có trong sữa chua].
- Ngoài ra còn có các loại AHA khác cũng xuất hiện trong 1 số sản phẩm như: Malic Acid, Citric Acid và Tartaric Acid đều có dẫn xuất từ hoa quả. Ba loại này cũng có hiệu quả trong việc dưỡng da nhưng kém bền và cho hiệu quả chậm hơn nên ít được quan tâm hơn.

- Bên cạnh đó cũng có các AHA mới do các hãng mỹ phẩm tự phát minh ra và đặt tên, nên những loại này sẽ khó xác định về hiệu quả và khả năng kích ứng cao.
- Không phải loại AHA nào cũng có cơ chế hoạt động giống nhau. Sự khác biệt này liên quan đến kích thước phân tử của các chất.
  • Glycolic Acid có kích thước nhỏ nhất nên sẽ thẩm thấu nhanh nhất và sâu nhất nhưng đồng thời cũng là 1 trong các chất dễ gây kích ứng nhất.
  • Lactic Acid có kích thước nhỏ thứ 2 nên không thẩm thấu sâu bằng Glycolic Acid nhưng ít gây kích ứng hơn mà vẫn cho hiệu quả cao.
  • Tiếp đến là các loại như Tartaric Acid, Malic Acid, Citric Acid, Gluconic Acid, ... Những chất này chỉ có tác dụng ở lớp gần bề mặt da nên cần nhiều thời gian hơn để có thể thấy rõ được kết quả nhưng gần như không gây kích ứng.
  • Hiện nay thì các hãng mỹ phẩm đang phát triển các combo gồm nhiều loại AHA khác nhau để chúng có thể bổ sung, tương trợ lẫn nhau, phát huy hiệu quả 1 cách tốt nhất.

2. Cơ chế hoạt động của AHA:

- AHA hoạt động trên da bằng cách loại bỏ lớp tế bào chết, lớp sừng ở biểu bì giúp da sạch, mềm mịn và sáng hơn, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng bí tắc lỗ chân lông gây mụn.
- AHA giúp nâng cao chất lượng của các sợi elastin và collagen, điều đó giúp giải thích tại sao AHA có thể giúp giảm các nếp nhăn li ti, giảm tình trạng sẹo mụn và thâm sạm.
- Ngoài ra AHA còn giúp da láng mịn và ẩm mượt bằng cách giúp các tế bào hấp thụ nước nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế AHA sẽ là lựa chọn tốt đối với những bạn đang gặp vấn đề về da khô và lão hóa, bạn sẽ cảm thấy làn da mềm mại và mịn màng sau 1-2 tuần sử dụng.
- Nếu bạn muốn tìm kiếm sản phẩm AHA thì nên nhìn vào thành phần của sản phẩm đó. AHA [được viết dưới tên Glycolic Acid hoặc Lactic Acid là hai loại phổ biến nhất trên thị trường] thường được liệt kê đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong danh sách.
- Điều đó có nghĩa là AHA trong sản phẩm đó chứa tầm 5-15% và có độ pH vào khoảng 3-4 [ở độ pH này AHA mới hoạt động tốt, còn trên 4 ít có tác dụng].
- Nguyên lý hoạt động của AHA rất đơn giản, khi được bôi lên da AHA sẽ lưu lại trên bề mặt da chứ không đi sâu vào lỗ chân lông như BHA và tác dụng lên lớp sừng [Corneocytes], cụ thể nó sẽ phá vỡ cấu trúc liên kết của lớp sừng để thúc đẩy quá trình đào thải da chết của da, từ đó tạo điều kiện cho lớp tế bào da mới ở dưới được phát triển.
- Chính vì thế mà AHA được thêm vào một số loại mỹ phẩm như kem dưỡng, toner, lotion, sữa rửa mặt, mặt nạ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình bong da chết của da.
- Nhưng do AHA cần có môi trường pH nhất định để hoạt động hiệu quả nên sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi dưới dạng một treatment được dùng ở đầu skincare routine [sau bước toner].

3. Đặc tính của AHA:

- Dạng acid gốc nước, tan trong nước.
- Khi tiếp xúc với da, AHA chỉ có thể hoạt động ở lớp thượng bì [vì đã bị hòa tan bởi nước và mồ hôi].

4. Công dụng của AHA:

- Một trong những công dụng được ứng dụng phổ biến nhất của nhóm AHA là khả năng loại bỏ tế bào da chết.
- Khi thoa lên da, AHA có thể nhẹ nhàng làm mềm và thanh tẩy đi lớp da sừng trên bề mặt này, đồng thời kích thích sản sinh lớp tế bào mời, cho làn da sáng và khỏe hơn.
- Da chết được loại bỏ, đồng nghĩa với việc bề mặt da cũng được cải thiện, da dần mịn màng hơn, mềm mại hơn, sáng sủa hơn.
- Nhờ đó AHA còn được dùng nhằm làm sáng da, làm mờ vùng da thâm sạm, cải thiện da không đều màu, da mắc chứng gia tăng sắc tố, da sạm nám, đặc biệt là nám da trong giai đoạn mang thai [mặt nạ thai kỳ].
- Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, AHA không chỉ dừng lại ở việc mang lại 1 diện mạo tươi tắn, rạng rỡ hơn cho làn da mà còn có thể giúp kích thích sản sinh lượng Collagen và Elastin dưới da, hỗ trợ cải thiện da với nhiều nếp nhăn, chống lão hóa và làm trẻ hóa da.
- Những người có làn da nhạy cảm thường sẽ khó có thể sử dụng sản phẩm chứa AHA dễ dàng. Tuy nhiên không hẳn là hoàn toàn không thể sử dụng đâu nhé.
- Các nghiên cứu cho thấy ở 1 tỷ lệ AHA thích hợp thì cả người có làn da thường hay da nhạy cảm đều hấp thụ nhanh chóng AHA mà không gây ra bất kỳ kích ứng nào, và tỷ lệ này thường nằm trong khoảng từ 5% - 7%.
- Tuy nhiên để đảm bảo, các bạn có da nhạy cảm, trước khi sử dụng chính thức nên test lên 1 vùng da nhỏ tầm 20 - 45 phút trước khi dùng chính thức nhé.
- Muốn trị mụn trên da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dạng kem hay lotion có chứa AHA với tỷ lệ phù hợp.
- Muốn điều trị sẹo mụn thường phải kết hợp dạng lotion hay dạng lột [Peel] với AHA.
- Trong đó, Glycolic Acid được đánh giá là có khả năng cải thiện da mụn tốt nhất.
- Các liệu trình điều trị chuyên sâu mà các bác sĩ, chuyên gia có thể áp dụng cho bạn là lột tẩy với 20%, 35%, 50% hay 70% Glycolic Acid thay cho việc duy trì liên tục sử dụng Lotion có chứa Glycolic 15% trong 2 tuần.
- Lần trị liệu đầu tiên kéo dài trong 2 phút với AHA nồng độ thấp, sau 4 - 6 phút sẽ áp dụng liệu trình với AHA nồng độ cao hơn.
- Những liệu trình này phải áp dụng đến khoảng 6 lần thì da mới cải thiện, sáng và mịn màng.

- Nếu bạn không muốn điều trị lột tẩy theo hướng mà các mỹ viện và Spa áp dụng, có thể dưỡng bằng sản phẩm Lotion chứa Glycolic Acid 15%.
- Tuy nhiên như mình đã nói ở trên, với nồng độ cao trên 10% phải luôn có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ nhé.
- Còn mình chỉ nên dưỡng bằng sản phẩm nồng độ AHA dưới 10% tại nhà, tốt nhất là trong khoảng 5 - 7% như trên.
- Hoặc muốn điều trị nám da hiệu quả, các chuyên gia sẽ sử dụng liệu trình thoa lotion có chứa Glycolic Acid 10% đều đặn trong 2 tuần liên tiếp, sau đó áp dụng lột tẩy với Glycolic Acid 50% mỗi tháng, trong 3 tháng liên tiếp để mang lại kết quả tốt nhất cho các trường hợp nám da biểu bì và nám da hỗn hợp.
- Với làn da lão hóa do ánh nắng mặt trời, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có chứa Lactic Acid, Tartaric Acid, Glycolic Acid [8%] hoặc Gluconolactone ở nồng độ 14%, sử dụng đều đặn 2 lần 1 ngày để cho kết quả tốt nhất.
- Ngoài ra, AHA còn có thể được sử dụng theo đường uống [Malic Acid] trong thời gian ngắn hạn với khả năng hấp thụ cao hơn nhưng cũng có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu về dạ dày...

Tóm lại công dụng của AHA là:
- Điều trị và làm mờ sẹo thâm sau mụn / sau tổn thương da
- Điều trị sẹo lõm và sẹo rỗ
- Làm sáng trắng da, cho da vẻ bóng khỏe [glowing]
- Hỗ trợ điều trị mụn và giúp se khít lỗ chân lông - dù không chuyên tác động sâu đến lỗ chân lông như chất BHA nhưng vẫn có khả năng cải thiện rất hiệu quả
- Điều trị tổn thương da do nắng: sạm đen, nám, tàn nhang, đốm nâu, da không đồng đều màu
- Giảm khô và bong tróc da, do loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da
- Điều trị các vấn đề liên quan đến sắc tố da
- Điều trị da sần sùi, thô ráp, không mịn màng
- Tăng cường khả năng thẩm thấu của các dưỡng phẩm khác trong skincare routine
- Kích thích sự sản sinh collagen và elastin của da, cải thiện sự đàn hồi
- Làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả

5. Những tác dụng phụ nào bạn có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA?

- Ngoài những công dụng trên, khi sử dụng AHA bạn cũng có thể rơi vào những trường hợp gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn như da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và kích ứng da.
- Độ nhạy cảm này có thể tăng lên đến 50%, do đó việc sử dụng kết hợp với sản phẩm chống nắng và che chắn kỹ càng trong giai đoạn này là rất cần thiết.
- Việc sử dụng AHA và đưa AHA vào trong thành phần mỹ phẩm cũng được FDA [Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ] quy định rõ ràng là phải luôn giới hạn ở mức dưới 10%.
- Bên cạnh đó FDA cũng khuyến cáo rằng, khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA, dù bản thân sản phẩm có chỉ số chống nắng hay không, bạn cũng nên kết hợp dùng thêm với 1 sản phẩm chống nắng chuyên biệt và tăng cường bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tối đa nhằm giảm thiểu nguy cơ hư tổn da do ánh nắng gây ra.
- AHA ở tỷ lệ trên 10% chỉ sử dụng nhằm điều trị theo hướng lột tẩy tại các thẩm mỹ viện hay Spa trong điều trị nám da lâu năm, nám da ăn sâu...những trường hợp này đều cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu, không được tự ý sử dụng tại nhà bạn nhé.
- Riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng có thể sử dụng sản phẩm chứa AHA ở dạng kem với nồng độ dưới 10%, riêng không được sử dụng AHA dưới dạng uống [Malic Acid] trong bất kỳ trường hợp nào vì đến nay vẫn chưa có thử nghiệm nào chứng minh độ an toàn cho bà bầu khi sử dụng AHA theo đường uống.
- Hiện tượng kích ứng da chỉ xảy ra với 1 số trường hợp với các biểu hiện như nóng rát, đỏ da và ngứa nhẹ.
- Tuy nhiên nếu các hiện tượng này có xu hướng kéo dài trong 1 thời gian, bạn nên giảm tần suất sử dụng sản phẩm có chứa AHA lại nhằm tạo thời gian cho da được thích nghi hơn hoặc sử dụng sản phẩm có nồng độ AHA thấp hơn sẽ tốt hơn cho da.

6. Những trường hợp nào nên - cần sử dụng AHA:

- Chính vì có tác dụng rõ rệt trong việc tẩy tế bào chết trên bề mặt da nên hiệu ứng nhìn thấy rất rõ rệt của AHA là làm da căng bóng, mịn màng hơn.
- Vì vậy có thể nói AHA là một trong những thành phần hiệu quả để điều trị nám, tàn nhang hay được tìm thấy trong các sản phẩm cải thiện nếp nhăn nhờ khả năng tăng sinh tế bào da và collagen thông qua việc loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt da khiến da căng mịn hơn.
- Bên cạnh đó AHA còn là một loại Acid rất hiệu quả trong quá trình điều trị mụn và thâm mụn cùng với BHA, khi kết hợp AHA và BHA sẽ làm tăng hiệu quả của cả hai chất này hơn rõ rệt.
- AHA được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm với khoảng nồng độ từ 5% - 10% sẽ giúp tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng, và có thể được sử dụng hàng ngày mà không gây kích ứng [lưu ý: những ai có làn da mẫn cảm vẫn nên thận trọng khi sử dụng AHA hàng ngày, tốt nhất hãy thăm dò sức chịu đựng của làn da bằng cách tăng dần tần suất sử dụng]
- Với nồng độ từ 10% - 50% AHA chỉ được dùng trong mặt nạ hoá học và tuyệt đối không được lưu lại AHA quá lâu trên làn da, nhưng nghiên cứu lâm sàng cho thấy AHA nồng độ 10% - 50% không có tác dụng tốt như AHA nồng độ thấp và được sử dụng thường xuyên.
- AHA được sử dụng với nồng độ cao nhất là 50% - 70% chỉ được dùng dưới dạng mặt nạ hoá học với thời gian ngắn chỉ từ 3-8 phút và phải có sự dám sát chặt chẽ của bác sĩ da liễu, tần suất dùng cũng chỉ 1 lần trong 2-4 tuần. AHA nồng độ cao được áp dụng trong việc điều trị mụn trứng cá, tuy nhiên bên cạnh hiệu quả rõ rệt thì AHA nồng độ cao cũng đem lại rất nhiều rủi ro do độ pH rất thấp.
- Nói tóm lại là nồng độ tối ưu trong việc sử dụng thường xuyên cũng như vô tư sử dụng tại nhà mà không cần đến bác sĩ là khoảng từ 5% - 12%, tuỳ vào nồng độ, cơ địa da mỗi người mà tần suất sử dụng sẽ thay đổi cho phù hợp.

7. Những lưu ý, thận trọng trước và trong khi dùng AHA:

- Đầu tiên là da các bạn có thực sự cần sử dụng đến AHA, như gặp các vấn đề về nếp nhăn, bề mặt da không được láng mịn, da mụn, ... hay nếu đơn giản là chỉ muốn da đẹp lại thêm đẹp thì hãy đọc tiếp nhé!
- Phải nói là AHA có khả năng gây kích ứng mạnh hơn nhiều so với BHA, nó dễ gây kích ứng hơn BHA, nếu như bạn nào mà có mối thâm thù với BHA thì mình khuyên thật lòng là nên cực kì dè chừng với AHA.
- Các bạn nên làm quen với BHA trước cho da quen với BHA, rồi mới thêm AHA vào routine để tránh da một lúc phải làm quen với hai loại treatment đô con dẫn đến kích ứng làm tồi tệ hơn tình trạng mụn.
- Với bạn nào chỉ muốn sử dụng riêng một mình AHA thì bắt buộc trước đó các cậu phải có một chu trình skincare cơ bản để chuẩn bị cho da một nền tảng tốt khi sử dụng treatmentnày.
Một chu trình skincare cơ bản gồm những gì?
- Thứ nhất là dưỡng ẩm đầy đủ để da không bị khô, các bạn nên chuẩn bị tinh thần khi dùng AHA chắc chắn da sẽ ít nhiều bị khô đi, dưỡng ẩm là điều bắt buộc nếu không muốn da bị yếu.
- Thứ hai là CHỐNG NẮNG, bước này là bước KHÔNG THỂ BỎ QUA, vì đơn giản da bình thường cũng cần chống nắng thì tại sao một làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng lại không được bảo vệ kĩ càng nhỉ :]]
- Có bước chống nắng thì đương nhiên là sẽ phải có thêm bước tẩy trang rồi, sữa rửa mặt không thể làm sạch hết cặn kem chống nắng, skincare và dầu nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông được.
- Đến đây nếu đủ điều kiện cần và đủ để dùng AHA thì hãy chắc chắn thêm một điều nữa, nếu da bạn nào bị mụn, trước đó mới dùng BHA và da đang đẩy mụn và thêm AHA vào routine thì hãy cẩn thận, tốc độ đẩy mụn sẽ nhanh hơn rất rất nhiều, mụn ẩn sâu cũng có thể được đẩy lên, dẫn đến tình trạng hoảng loạn, mặc cảm khi một lúc mặt có quá nhiều mụn, mà cái nào cái đấy to quá trời luôn. Vì thế hãy tự hỏi, BHA đẩy mụn khiến các cậu đau đầu hay không?
- Nếu vẫn còn sức chịu được thì mới cân nhắc chuyển qua AHA nhé! Không khéo trầm cảm như chơi ấy
Trong thời gian dùng AHA thì sao nhỉ?
- AHA sẽ phát huy tác dụng tối ưu mà vẫn trong ngưỡng "an toàn" ở mức trên dưới 10% một chút, nhưng không vì thế mà vô tư dùng hàng ngày được.
- Trước khi dùng hãng thăm dò thôi, thử lên tay hoặc sau tai nếu da bạn nhạy cảm, tiếp đến là apply một cách cẩn thận, vừa đủ cho khuôn mặt thôi, không nên quá nhiều hay quá ít, với hầu hết mọi người mình khuyên chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần.
- Vì bản thân da mình không nhạy cảm nên mình đánh liều dùng hàng ngày, và kết quả là da mỏng đi trông thấy, rất rát mỗi khi apply AHA, cảm thấy da gần như bị khủng hoảng sau 3-4 ngày dùng liên tiếp :[[ từ đấy cạch luôn không đùa với AHA.
- Hay những ngày nào quá tay chút cho nhiều sản phẩm là cũng biết ngay, da cũng khá xót, thậm chí mắt cũng bị xót khi apply gần vùng da mắt chứ chưa hề dây vào mắt nhé!
- Thế mới nói, AHA mạnh hơn BHA nhiều, BHA cẩn thận 10 thì với AHA cẩn thận 100 còn sợ thiếu, nhất là cái khoản combo BHA + AHA đẩy mụn hiệu quả nhưng không dành cho ai yếu tim!
- Thêm nữa là AHA dễ gây kích ứng hơn BHA, nên các bạn phải cực kì tỉnh táo trong việc phân biệt da mình bị kích ứng hay đang đẩy mụn, mình sẽ có bài viết về sự khác biệt giữa kích ứng, dị ứng và da đang đẩy mụn vào một ngày .... nào đó, nếu mình đủ chăm chỉ :[
- Trước khi bắt đầu sử dụng AHA cũng như bất kì sản phẩm nào, bạn cũng nên kiểm tra trên một vùng nhỏ trước khi sử dụng trên diện rộng.
- Khi sử dụng các sản phẩm chứa AHA, bạn cần tránh nắng tuyệt đối đối với các trường hợp lột tẩy chuyên nghiệp bằng nồng độ cao trong thời gian điều trị và sau khi điều trị ít nhất 30 ngày.
- Đối với các sản phẩm dưỡng da tại nhà, bạn cần sử dụng kem chống nắng vào ban ngày để tránh trường hợp da mẫn cảm với ánh nắng hoặc tệ hơn là cháy nắng.
- Theo các nghiên cứu, AHA được sử dụng an toàn cho các bạn đang chuẩn bị làm mẹ, đây là thành phần tẩy tế bào chết hoá học hiếm hoi được chấp nhận tuy nhiên mình khuyên bạn nên tư vấn ý kiến bác sỹ trong trường hợp có thai và cho con bú.
- Phải hiểu làn da của mình cần gì để chọn sản phẩm phù hợp, vì nồng độ pH khác nhau thì chức năng của AHA khác nhau.
  • Độ pH mới là yếu tốt quyết định đến sự hiệu quả của AHA chứ không phải là nồng độ.
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi so sánh AHA ở cùng 1 nồng độ nhưng khác độ pH: 1 bên độ pH 3 [acid] và 1 bên độ pH 7[trung tính] thì bên độ pH 3 cho kết quả làn da được cải thiện rõ rệt trong khi độ pH 7 chỉ dưỡng ẩm.
    • Chính vì vậy, AHA nên dùng với độ pH từ 4.5 trở xuống [chuẩn là 3-4] vì từ độ pH 5 trở lên thì chỉ có tác dụng dưỡng ẩm.
    • Tuy nhiên hiện nay thì hầu hết các sản phẩm dưỡng da đều không có liệt kê độ pH trong phần thông tin về sản phẩm nên rất khó xác định nhưng thường các sản phẩm dạng gel, sản phẩm không chứa dầu [oilfree] sẽ có độ pH thấp hơn các sản phẩm dạng lotion, cream.
    • Chi tiết nồng độ pH và chức năng của AHA:
o Dưới 3%: hoạt động như 1 chất giữ ẩm [water-binding agent/humectants]
o > 4% + độ pH 3 4: có thể phá vỡ liên kết ion giữa các tạp chất [bụi bẩn, da chết,] trên bề mặt da giúp tẩy da chết, thông thoáng lỗ chân lông Nồng độ tối thiểu để AHA làm việc tốt nhất
o 5 10%: cải thiện bề mặt da [khỏe, căng mịn và sáng hơn], giảm các vết nhăn li ti
o 12 15%: giảm thâm và sẹo mụn
o 20% trở lên: được dùng trong các spa để điều trị thâm và sẹo mụn chuyên sâu. Với nồng độ cao như này thì cần có sự theo dõi của người có chuyên môn nhé

BÍ QUYẾT CHO BẠN:
- Khi mới bắt đầu sử dụng AHA thì nên dùng từ sản phẩm có nồng độ thấp rồi nâng dần lên cao. Dùng theo quy trình cách 1 ngày dùng 1 lần trong vòng 2 tuần cho da quen dần thì có thể tăng lên dùng hàng ngày [1-2 lần/ngày].
- Hãy lựa chọn sản phẩm cẩn thận, nếu bạn là người mới làm quen với AHA hoặc các loại treatment dạng Acid
- Việc đầu tiên khi muốn thêm các treatments dạng acid vào skincare routine thì cần phải xem da có như cầu đến treatments đó hay không. Vì AHA là chất dễ tan trong nước nên nó không thể len vào sâu trong các lỗ chân lông giống như BHA nhưnghoạt động bề mặt rất tuyệt vời. Chính vì vậy mà AHA phù hợp với những làn da:
  • Da xỉn màu, không đều màu
  • Da khô, sần sùi, thô ráp
  • Da lão hóa
- Nên nhớ, bất kì chất gì cũng có tác dụng phụ của nó: AHA là một thành phần rất tốt trong dưỡng da nhưng đi kèm với đó cũng có những tác dụng phụ không thể tránh khỏi.
- Trước khi đọc về những tác dụng phụ của AHA, các bạn cần phải phân biệt rõ được các tình trạng da.
  • Purging [đẩy mụn]: Purging là hiện tượng bình thường khi sử dụng AHA/BHA nên các bạn không cần phải lo lắng vì sau khi da đã được làm sạch hoàn toàn thì sẽ đẹp trở lại thôi. Thời gian đẩy mụn còn tùy vào cơ địa của mỗi người, thông thường khoảng 2-4 tuần nhưng cũng có thể dai dắng 3,4 tháng. Chính vì vậy mọi người càng phải phân biệt được rõ đâu là đẩy mụn và đâu là lên mụn do không hợp sản phẩm nhé.
  • Breakout [lên mụn], dị ứng, kích ứng: Không có sản phẩm nào là phù hợp với tất cả làn da.
- Nên không có nghĩa người này sử dụng được thì da mình cũng có thể dùng được.
- Vì vậy nên một lần nữa mình muốn nhấn mạnh rằng luôn phải test ở 1 vùng da nhỏ trong khoảng 24-48h trước khi sử dụng bất kì 1 sản phẩm nào.
- Trong trường hợp gặp tình trạng này thì nên ngưng dùng sản phẩm ngay lập tức, nếu da vẫn không dịu đi thì sử dụng kem dưỡng lành tình, có tác dụng làm dịu da.
- Xem xét mức độ tồi tệ của da để đi khám bác sĩ kịp thời.
  • Da đỏ, bong tróc, nhạy cảm
- Vì AHA có tác dụng tẩy tế bào chết nên sẽ khiến cho da nhạy cảm hơn với các tác động bên ngoài như ánh nắng mặt trời hay các chất tẩy rửa,.. nên khi sử dụng cần tránh tuyệt đối các chất lột tẩy nồng độ cao, các chất tẩy rửa mạnh và luôn luôn bôi kem chống nắng khi ra đường vào ban ngày nhé.
- Hơn nữa khi dùng AHA thì các lớp da khô dễ bị bong tróc và vùng da nhạy cảm dễ bị đỏ lên, đặc biệt là khi kết hợp với các treatments khác như Retinoids.
- Để tránh tác dụng phụ này thì cần dùng chậm để làm quen từ từ với sản phẩm.
- Nếu vẫn bị thì ngưng sử dụng cho da nghỉ ngơi và hồi phục lại rồi sử dụng lại với tần suất ít hơn để da thích nghe.

Lưu ý các chức năng chính của AHA để kết hợp cùng các Treatment khác
  • AHA là chất tẩy da chết tốt nhất trong mỹ phẩm bởi khả năng phá vỡ các liên kết kết dính các tế bào lại với nhau. Từ đó làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện lớp màng bảo vệ của da 1 cách hiệu quả mà vẫn giữ cho da được ẩm mịn.
  • AHA được cho là mạnh hơn BHA khi mà BHA tác dụng ở phần lớp sừng [Stratum Corneum Level] trong khi AHA tác dụng từ lớp dưới lên lớp trên, bắt đầu từ lớp hạt [Stratum Granulosum Level] rồi đẩy dần các tế bào lên trên bề mặt để làm lộ ra lớp tế bào mới ở bên dưới.
  • AHA chỉ có khả năng nâng cao chất lượng của sợi elastin và collagen như mình đã nói bên trên nên chỉ có thể phần nào làm mờ các nếp nhăn li ti. Còn AHA không giúp sản sinh ra thêm collagen nên không có tác dụng chống lão hóa.
  • Vì AHA có tác dụng tẩy tế bào chết nên sẽ rất thích hợp khi kết hợp thêm với các treatments khác như Retin A vì AHA sẽ chuẩn bị 1 bề mặt da sạch, thông thoáng giúp cho các dưỡng chất của treatments sử dụng sau đó thẩm thấu vàphát huy hiệu quả tốt hơn.

Một vài lưu ý nhỏ nhưng góp phần lớn vào công cuộc trị mụn của AHA
  • Nồng độ thích hợp nhất: từ 5-15% và có độ pH 3-4.
  • Dùng sản phẩm có kết cấu hơi đặc như dạng gel, lotion,.. vì nhẹ dịu với da hơn các sản phẩm dạng nước
  • Đảm bảo đã có 1 skincare routine cơ bản khoảng 3-4 tuần gồm: làm sạch dưỡng ẩm
  • Dùng sau bước làm sạch, toner và trước dưỡng ẩm
  • Có thể sử dụng vitamin C/Retinoids/ABH/BHA/.. trong 1 routine nhưng lưu ý phải dùng tách buổi, tách ngày chẳng hạn Vitamin C buổi sáng, Retinoids buổi tối; hôm nay dùng AHA thì hôm sau dùng BHA.
  • Ở bước làm sạch, cần chọn sản phẩm không để lại bất kì 1 lớp nhờn nào trên da [chẳng hạn như các loại xà phòng có thành phần từ mỡ của hạt, chứa dầu,..hay sản phẩm dạng lotion sẽ thường để lại 1 lớp nhờn sau khi rửa] bởi lớp nhờn đó sẽ ngăn cản AHA thẩm thấu vào da. Nên chọn các sản phẩm dạng liquid hoặc foam vì đây là 2 dạng có thể dễ dàng rửa sạch đi.
  • Tuy AHA có cung cấp ẩm nhưng chưa đủ để da chống chọi với các tác nhân từ môi trường, vì vậy vẫn nên dùng thêm 1 loại kem dưỡng nhẹ nhàng, lành tính để có thể giữ ẩm cho da trong suốt cả ngày/đêm. Nên tránh dùng các loại dưỡng chứa quá nhiều thành phần, nặng nề trên da. Đôi khi Less is More !
  • Nên dùng buổi tối vì AHA tẩy da chết nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tốt hơn
  • Có cần phải chờ sau đó mới apply các bước sau không ? Theo nguyên lí thì mình không có thấy tài liệu nào nói về việc dùng AHA rồi phải chờ mới được apply tiếp nhưng theo nguyên tắc mình vẫn hãy áp dụng thì là giữa các bước sẽ cách nhau tầm 5-10 để sản phẩm thực sự thấm vào da rồi mới apply bước tiếp theo

Liều lượng sử dụng phù hợp:
- Thông thường, nên sử dụng từ 4% 10% là hợp lý.
- AHA hoạt động tốt nhất ở nồng độ khoảng 4% và độ pH khoảng 3-4.
- Đối với da nhạy cảm, bạn nên thử ở nồng độ thấp trước [từ 2-4%], còn da thường, khô thì từ 8% 10%.
- Thứ tự sử dụng AHA hằng ngày:
  • Tẩy trang
  • Rửa mặt
  • Toner
  • Sản phẩm chứa AHA
  • Serum [sử dụng sau khi aply AHA khoảng 20 phút]
  • Kem dưỡng ẩm
  • Kem chống nắng [ban ngày]

8. Loại da nào nên sử dụng AHA:

- AHA đặc biệt hữu ích cho da khô, da lão hóa, da sần sùi, không đều màu, giúp chăm sóc da khô và giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng AHA đóng vai trò quan trọng trọng trong việc kích thích sản xuất collagen.
- Đây cũng là một thành phần quan trọng thường thấy trong các sản phẩm làm sáng da.

9. Nng độ AHA bao nhiêu là đủ?
- AHA thành phần từ2 - 5% được dùng tẩy tếbào chết, làm thông thoáng lỗchân lông, nhờ đó hỗ trợ việc điều trị mụn.
- Ngoài ra, AHA ở mức độ này còn có thể hỗ trợ điều trị da khô.
- AHA thành phần từ5 - 10% tác dụng giúp da khoẻmạnh và căng mịn hơn, giảm đáng kểcác vết nhăn li ti và giúp làn da sáng mịn hơn.
- AHA thành phần từ12 đến 15% được dùng trong trường hợp da bịthâm sạm và sẹo mụn.
- AHA - thông thường là glycolic acid ởnồng độcao từ2 0 - 70% được dùng trong các spa, thẩm mỹ viện, beauty clinic nhưmột sản phẩm lột tẩy da khá an toàn dùng đểđiều trị thâm mụn sẹo mụn.
- Tuy nhiên, khi sửdụng các liệu trình này, các bạn nên lựa chọn các địa điểm uy tín, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp đểtránh các trường hợp tổn thương da.

10. Cách sử dụng AHA:

- Để hạn chế tình trạng châm chích hay kích ứng, ngứa nhẹ khi sử dụng, bạn nên thử 1 lượng nhỏ ở tay trước, sau đó mới dùng cho mặt, lưu ý là thời gian đầu nên dùng cách ngày, hoặc 2-3 lần/tuần, thời gian từ 1-2 tuần, khi da đã thích nghi thì mới tăng tần suất lên.
- Khi mới dùng lần đầu hoặc khi bạn cho lượng quá nhiều da bạn dễ bị đỏ chút xíu, có cảm giác châm chích nhẹ nhẹ nếu da bạn đang yếu hay quá nhạy cảm. Bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này, chỉ cần bạn điều chỉnh lượng bôi và bôi cách ngày là được.

11. Câu hỏi thường gặp về AHA:

Có thể dùng kết hợp AHA và BHA không?

- Câu trả lời là có nhé.
- Bạn có thể dùng cả AHA/BHA trong quá trình chăm sóc da nhưng không nên aply cùng lúc.
- Bạn có thể dùng cách ngày, hoặc hôm nay dùng AHA, ngày mai dùng BHA, hoặc sáng BHA, tối AHA.
- Tuy nhiên, nếu da bạn không khỏe, hãy cân nhắc thật kỹ để da thích nghi với dạng tẩy tế bào chết hóa học trước khi kết hợp nhé!

Chỉ sử dụng AHA khi da gặp vấn đề?

- Điều này không hẳn đúng. Bởi AHA hoạt động trên cơ chế phá vỡ lớp tế bào chết, cân bằng ẩm hiệu quả cho da nên ngay cả khi da chưa có biểu hiện đáng kể thì AHA vẫn là giải pháp bạn nên thử.

AHA dạng nào tốt hơn?

- AHA được sử dụng tốt nhất dưới dạng gel, cream, lotion vì ở những dạng này AHA sẽ dễ thẩm thấu hơn.
- Nếu sử dụng AHA dưới dạng sữa rửa mặt thì AHA sẽ bị trôi trước khi chúng kịp phát huy công dụng.

Tại sao phải luôn dùng kem chống nắng khi sử dụng AHA?
- Vì AHA/BHA là thành phần tẩy tế bào chết hoá học, chúng loại bỏ lớp sừng trên da nên da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dàng bắt nắng hơn vì thế bạn phải luôn luôn sử dụng kem chống nắng, nếu không da bạn sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thương lắm đấy!

Tình trạng đẩy mụn khi sử dụng AHA [Purging]
- Purging sẽ khiến da bạn trông tồi tệ hẳn đi, mặt bạn sẽ nhiều mụn hơn, các nốt mụn bạn chưa từng thấy sẽ được hình thành.
- Giai đoạn này xảy ra là do AHA/BHA đang trong quá trình tẩy da chết và đẩy chất bẩn từ bên trong lỗ chân lông ra bên ngoài bề mặt của da, trong trường hợp này bạn không nên quá hoang mang. Tình trạng này thường bắt đầu 3-4 ngày sau khi sử dụng và có thể kéo dài từ 2-4 tuần.
- Sau đó da sẽ hết mụn và sạch từ 3-6 tuần. Da tự tái tạo tế bào trong 28-50 ngày tùy thuộc vào loại da.
- Tuy nhiên, nếu da bạn vẫn lên mụn ở tuần thứ 06 trở đi, bạn nên thử một sản phẩm khác.

Ngưng sử dụng AHA khi nào?
- Nếu da nổi nốt đỏ li ti và ngứa không giống mụn bình thường bạn nên ngưng sử dụng để tìm nguyên nhân.
- Da dị ứng với các thành phần của AHA, gây nổi nhiều mụn ở những vùng trước đây chưa từng nổi [khác với hiện tượng đẩy mụn].

Các bạn có làn da khác có thể sử dụng AHA được không?
- Có!
- Vì bản chất của AHA là giúp tẩy da chết và giữ ẩm cho da nên ai cũng có thể dùng được.
- Chỉ cần lưu ý xem da mình có hợp với sản phẩm đó hay không và kết hợp 1 cách chính xác với những bước khác trong routine là được.
- Tiếp đó là lựa chọn sản phẩm thích hợp.
- Nếu da chưa bao giờ sử dụng các loại treatments dạng acid thì nên chọn các sản phẩm mà thời gian ở trên da ngắn như sữa rửa mặt, tẩy da chết,.. để da làm quen dần.
- AHA phát huy hiệu quả tốt nhấttrong các sản phẩm leave-in [không rửa lại] như serum, kem dưỡng, ... nên các sản phẩm dạng wash-off [rửa lại] chỉ nên dùng để làm quen với AHA.
- Và cực kì lưu ý rằng trước khi sử dụng thì luôn phải test trước ở 1 vùng nhỏ xem có xảy ra phản ứng gì không rồi mới apply lên toàn bộ khuôn mặt nhé.
- Một thông tin thêm là AHA là 1 trong các chất hiếm hoi được chấp nhận dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Tuy nhiên các sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác nữa nên để an toàn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

12. Những tên gọi khác của AHAs:

Acide 2-hydroxypropionique [Acide Lactique], Acide Alpha-Hydroxyéthanoïque, Acide Citrique, Acide de Pomme, Acide Dihydroxysuccinique [Acide Tartrique], Acide Glycolique, Acide Hydroxyacétique [Acide Glycolique], Acide Hydroxycaprylique, Acide Hydroxypropionique, Acide Hydroxysuccinique, Acide Lactique, Acide Malique, Acides Alpha-Hydroxylés, Acidos Alfa-Hydroxi, AHA, Alpha Hydroxy Acides, Alpha-Hydroxyethanoic Acid, Apple Acid, Citric Acid, Dihydroxysuccinic Acid [Tartaric Acid], Gluconolactone, Glycolic Acid, Hydroxyacetic Acid [Glycolic Acid], Hydroxycaprylic Acid, Hydroxypropionic Acid, Hydroxysuccinic Acid, Lactic Acid, Malic Acid, Mixed Fruit Acid, Monohydroxysuccinic Acid [Malic Acid], 2-hydroxypropionic acid [Lactic Acid].

13. Kết luận:

- Cũng như BHA thì AHA cũng được ví như một cuộc cách mạng cho làn da, từ chuyện cải thiện nếp nhăn cho đến trị mụn, AHA đều có thể giải quyết một cách hiệu quả.
- Nhưng ranh giới giữa làn da đẹp lên từng ngày hay làn da bị kích ứng thì rất mỏng manh, cần phải sáng suốt cân nhắc nhiều vấn đề, vì vậy mong rằng bài viết này của mình sẽ phần nào giúp các cậu hiểu hơn về AHA để có một quyết định đúng đắn và hơn hết là có một làn da khoẻ đẹp!

Love,
Cowslip

Video liên quan

Chủ Đề