Cách sử dụng máy thử đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính, có thể kiểm soát tốt bằng cách thay đổi lối sống phối hợp với điều trị bằng thuốc. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày của bạn. Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường điều chỉnh chế độ ăn và chế độ luyện tập phù hợp. Bên cạnh đó, với người bình thường, máy đo tiểu đường còn giúp bạn phát hiện sớm có bị đái đường hay không. Dưới đây cách sử dụng máy đo đường huyết cho hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy đo tiểu đường khác nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dù là loại nào thì bạn cũng nên chú ý đến 12 bước cơ bản dưới đây khi kiểm tra mẫu máu bằng máy đo đường huyết.

12 bước cơ bản cần thiết khi sử dụng máy đo tiểu đường

Bước 1. Lựa chọn ngón tay để lấy mẫu máu

Bạn nên sử dụng ngón tay để lấy mẫu máu thay vì các vị trí khác như lòng bàn tay, bắp tay, đùi... bởi vì máu lưu thông đến các đầu ngón tay nhanh hơn các bộ phận khác.

Bước 2. Rửa tay thật sạch

Rửa tay bằng xà phòng hay cồn giúp diệt vi khuẩn và thức ăn làm tăng độ chính xác khi sử dụng máy đo đường huyết

Bước quan trọng đầu tiên để bạn có một kết quả chính xác cao trong việc đo đường huyết là rửa sạch tay nhất là phần ngón tay bằng xà phòng. Bởi vì, khi bạn ăn uống, các loại thức ăn như trái cây, kem, đường rất có thể chúng vẫn bám trên ngón tay của bạn ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Bên cạnh đó, nếu bạn không có điều kiện để rửa tay bằng xà phòng thì bạn có thể sử dụng cồn 70 độ. Cồn có thể làm sạch tay bạn khỏi vi khuẩn và các dư lượng thức ăn còn bám trên tay. Bạn nên sử dụng thêm miếng bông gạc để có thể thấm cồn và lau ngón tay.

Bước 3. Lau tay khô trước khi sử dụng máy đo tiểu đường

Cho dù bạn đã rửa sạch tay của mình bằng xà phòng hay bằng cồn thì bạn nên dùng khăn sạch để lau khô. Bởi vì nước hoặc cồn đọng trên tay có thể làm loãng mẫu máu ảnh hưởng đến kết quả đo.

Bước 4. Mở nắp lọ que thử

Bạn mở nắp lọ que thử và lấy ra một que để sử dụng. Sau đó, đóng chặt lại thật nhanh để tránh không khí lọt vào hộp đựng que thử.

Bước 5: Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết

Lấy que thử cắm vào đầu của máy đo tiểu đường. Máy sẽ tự khởi động ngay sau đó với số code trùng với code trên hộp que thử. Trong đường hợp 2 code này không giống nhau thì bạn liên hệ với nhà sản xuất máy đo đường huyết bởi vì nếu bạn thử máu sẽ không cho kết quả chính xác.

Bước 6. Thả lỏng bàn tay

Thả lỏng bàn tay và lắc bàn tay để máu lưu thông xuống các ngón tay nhanh hơn

Bước 7. Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu

Sau khi gắn kim lấy máu vào bút lấy máu. Bạn vặn nắp kim theo chiều ngược lại để lấy kim ra. Sau đó nắp bút lấy máu lại.

Bước 8. Tùy chỉnh độ nông sâu của kim

Xoay nắp bút, chỉnh độ sâu của kim phù hợp với da của bạn.

Bước 9. Bấm nắp bút

Bấm nắp bút vào đầu ngón tay để lấy mẫu máu.

Bước 10. Nặn ép máu

Bạn nặn ép máu với lượng vừa đủ để đưa vào que thử tiểu đường

Bước 11. Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết

Bước 12. Đọc kết quả hiển thị trên máy

Sau khoảng 5 giây[ tùy theo máy] sẽ hiển thị kết quả. Bạn lưu lại và so sánh với bảng đo đường huyết. Kết quả trên máy đo tiểu đường có thể được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl.

Ở người bình thường thì chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ thấp hơn 6.1 mmol/l [110mg/dl] còn dưới 7.0 mmol/l [126mg/dl] là bị rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường. Trên 7.8 mmol/l [140 mg/dl] trước hoặc sau ăn 2 giờ thì bạn bị đái tháo đường.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm xét nghiệm HbA1c giúp đo lượng đường máu gắn với Hemoglobin [Hb] của hồng cầu giúp chẩn đoán rõ hơn bạn có bị tiểu đường hay không.

>> Đọc thêm: Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Hình ảnh một chiếc máy đo đường huyết và kết quả hiển thị trên màn hình

Lưu ý khi sử dụng máy đo tiểu đường

  • Tháo nắp bút gỡ bỏ kim lấy máu vào thùng rác.
  • Gắn que lấy máu vào máy đo tiểu đường trước chứ không lấy máu rồi mới gắn vào máy đo.
  • Xin bác sỹ chuyên khoa về bảng chỉ số đo đường huyết chính xác để bạn có thể tra kết quả.
  • Đối với người bình thường nên thử lúc đói và sau ăn 2 tiếng.
  • Đối với người bệnh tiểu đường ngoài thử lúc đói hoặc sau ăn 2 tiếng thì nên thử thêm vào thời điểm trước và sau khi tập thể dục để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp kiểm soát được chỉ số đường huyết trong máu.

Hy vọng với những hướng dẫn về cách sử dụng máy đo đường huyết trên đây, bạn có thể yên tâm thao tác và đo đường huyết trong máu cho mình và người thân trong gia đình một cách chuẩn xác và hiệu quả ngay tại nhà.

Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm máy đo đường huyết vui lòng liên hệ theo số hotline dưới đây hoặc truy cập website META.vn. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách.

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm bài viết liên quan: 

Gửi bình luận

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường, hoặc các vấn đề liên quan đến lượng đường huyết trong máu. Cách sử dụng máy đo đường huyết như thế nào cho đúng, thì hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Những lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết

Khi đi mua máy đo đường huyết, các bạn cần lưu ý, một số điểm dưới đây
Xuất xứ của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: Medistar, Omron … Đây là một số máy có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, Nhật, Mỹ…chất lượng đảm bảo.

Que thử

Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code. Đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.

Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể

Bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.

Chỉ cần một mẫu máu nhỏ

Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters
Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết. Bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng.

Bộ nhớ của máy lớn

So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.
Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.

Có phần mềm kèm theo máy

Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.

Dễ dàng sử dụng:

Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.

Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Các bước chuẩn bị

Khi đo đường huyết với máy đo đường huyết, tùy từng loại máy khác nhau mà có thể tiết giảm những dụng cụ sử dụng, tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường huyết khi dùng để đo đường huyết cần những vật dụng sau: – Hộp đựng que lấy máu – Hộp kim – Bút bắn kim – Máy đo đường huyết. – Hộp đựng các miếng cồn

Ngoài những vật dụng cần thiết trên đây, bạn cũng chuẩn bị thêm nước ấm, xà phòng để rửa tay trước và sau quá trình đo đường huyết với máy đo đường huyết.

Nếu bạn có máy đo đường huyết tại nhà, bạn cần nên biết cách sử dụng máy đo đường huyết khuyến nghị dành cho bản thân. Mức đường huyết này sẽ giúp bạn có chiến lược chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cách sử dụng đo đường huyết chính xác. Kính mời bạn cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu nhé. 

Tổng quan về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết là chỉ lượng đường tồn tại trong máu dưới dạng glucose. Chỉ số đường huyết hiển thị lượng glucose trong máu. Đây là một chỉ số chuyển hóa của cơ thể. Mức đường huyết rất thay đổi trong ngày. Bởi lẽ chỉ số này chịu nhiều yếu tố tác động như bữa ăn, thuốc, hoạt động thể chất, giấc ngủ, căng thẳng,…

Kiểm soát mức đường huyết là chìa khóa giảm thiểu nguy cơ bệnh đái tháo đường. Đồng thời, điều này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng bệnh tiểu đường. Như là: bệnh lý tại thận, rối loạn thần kinh, tổn thương võng mạc, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Mức đường huyết bình thường bao gồm:

  • Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: dưới 11,1 mmol/l [ dưới 200 mg/dl].
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: dưới 5,5 mmol/l [ dưới 100 mg/dl].
  • Chỉ số đường huyết 2 giờ sau ăn: dưới 7,8 mmol/l [ dưới 140 mg/dl].

Những chỉ số trên sẽ là kim chỉ nam để bạn tham khảo khi ứng dụng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.

Những dụng cụ cần có và cách sử dụng máy đo đường huyết

Xét nghiệm đường huyết có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những dụng cụ như kim nhỏ, thiết bị giữ kim [gọi là lancet], lưỡi thử [gắn vào máy đo], máy đo đường huyết, bông gòn sạch hay tẩm cồn. Tổng quan về cách kiểm tra đường huyết như sau: chích ngón tay bằng một cây kim nhỏ được gọi là lancet. Trích giọt máu ra que thử [được thay thế sau mỗi lần đo] của máy đo. Sau đây là hướng dẫn cụ thể.

Đầy đủ dụng cụ như kim nhỏ, thiết bị giữ kim [gọi là lancet], lưỡi thử [gắn vào máy đo], máy đo đường huyết, bông gòn sạch hay tẩm cồn.

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết

Đo đường huyết thường xuyên và đều đặn sẽ kiểm soát được nguy cơ bệnh tật. Song, khi bạn xét nghiệm nhiều lần hay một lần trong ngày, bạn cũng cần sử dụng máy đúng cách. Cần nhớ rằng thói quen đo chuẩn sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cung cấp kết quả chính xác.

Dưới đây là quy trình các bước cách sử dụng máy đo đường huyết theo thứ tự:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng. Lau khô bằng khăn sạch. Nếu bạn sử dụng tăm bông ẩm cồn, cần để vùng da đó khô hoàn toàn trước khi đo.
  • Chuẩn bị kim gắn vào đầu lò xo của thiết bị. Điều chỉnh mức chích thích hợp tại thân cây que bấm đo.
  • Sử dụng bông gòn sạch để lấy que thử. Lưỡi gắn vào máy sẽ có 2 đầu. 1 đầu đưa vào máy. 1 đầu tiếp xúc với đầu ngón tay. Do đó cần đảm bảo đóng chặt lọ đựng tránh bẩn hay ẩm.
  • Bấm máu tại đầu ngón tay bằng cây kim bấm đo.
  • Đưa máy đo chấm máu tại đầu que thử, đảm bảo máy có đủ lượng máu để đọc.
  • Hãy cẩn thận, không để vùng da vừa đo chạm vào bất kì vật gì. Chườm cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Cầm máu bằng bông gòn sạch hay bông gòn tẩm cồn.
  • Đợi 10 đến 20 giây và đọc kết quả đường huyết.
  • Đảm bảo kim và lưỡi đo đều được bao bọc kỹ khi bỏ.
Đây là cách bấm máu tại đầu ngón tay bằng cây kim bấm đo

Mẹo cách sử dụng máy đo đường huyết hiệu quả theo hướng dẫn

Có một số hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết sao cho đạt kết quả cao nhất. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn điều đó:

  • Luôn mang theo máy đo và những vật dụng cần thiết bao gồm: lưỡi đo, kim, gạc cồn, máy đo và que bấm.
  • Đảm bảo các dụng cụ không hết hạn và được bảo quản tốt. Tránh ánh sáng mặt trời và tránh ẩm ướt. Điều kiện tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng.
  • Hình thành thói quen đo đường huyết đúng giờ và đều đặn. Có nhiều thời điểm đo đường huyết phù hợp như khi bụng đói, trước và sau bữa ăn, hay trước khi đi ngủ. Tùy theo thời gian sinh hoạt của bạn, có thể sắp xếp sao cho phù hợp. Khi bạn đã chọn được thời điểm đo thích hợp cần xây dựng nó thành thói quen mỗi ngày.
  • Thực hiện cách bước đo đúng quy trình để tránh nhiễm trùng. Không dùng chung thiết bị đo với bất kỳ ai tránh lây nhiễm. Vứt bỏ những vật liệu như kim và lưỡi sau mỗi lần sử dụng cẩn thận. Cẩn đợi cho đến khi máu đã ngừng chảy hoàn toàn.
  • Ghi chép kết quả đo lại mỗi ngày.

Làm sao để ngăn đau đầu ngón tay?

Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn đo đường huyết nhiều thời điểm. Song đo thường xuyên có thể gây đau đầu ngón tay. Hay cách sử dụng máy đo đường huyết sai cũng sẽ gây đau. Nhưng bạn đừng quá lo lắng. Sau đây YouMed sẽ gợi ý những cách để ngăn chặn tình trạng này.

  • Không sử dụng lại cây kim và lưỡi sau khi đã dùng 1 lần. Chúng có thể gây nhiễm trùng nặng, làm ngón tay bạn đau..
  • Chích máu ở cạnh ngón tay thay vì phần lòng ngón tay. Bở lẽ ấn vào đầu ngón tay có thể gây đau hơn nhiều.
  • Hạn chế bóp mạnh đầu ngón tay để có máu nhiều hơn. Thay vào đó, bạn có thể       buông thõng ngón tay xuống để máu dồn đọng lại.
  • Không kiểm tra trên cùng một ngón tay mỗi lần đo. Nên thay đổi đo ở những ngón tay khác. Nếu ngón tay bị đau, không đo trên ngón tay đó cho đến khi hết đau.
  • Nên rửa tay bằng nước ấm trước khi đo để tăng lưu lượng máu đến ngón tay.
  • Nếu đau ngón tay tái đi tái lại, bạn cần gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến. Có thể đổi vị trí đo hay đổi thiết bị đo phù hợp.
Nên chích máu ở cạnh ngón tay thay vì lòng ngón tay

Làm sao để biết đo đường huyết đúng cách sử dụng hay chưa?

Sau khi đo bạn cần đối chiếu lại kết quả đo với chỉ số của những ngày trước. Đồng thời, bạn nên đối chiếu với chỉ số bình thường tiêu chuẩn. Nếu chỉ số này cao hay thấp bất thường, bạn cần đo lại vào một thời điểm khác trong cùng một ngày. Sau đó, ghi chép lại và đối chiếu tương tự như trên. Nếu chỉ số đã quay lại như những lần trước, có thể thời điểm bạn đo là sau khi ăn hay do tác động khác như căng thẳng…Nếu nghi ngờ về lần đo này, bạn cần bảo hành máy trước khi sử dụng tiếp tục. Hầu hết các trường hợp máy đo sẽ cho kết quả chính xác.

Cách sử dụng máy đo đường huyết khá đơn giản. Tuy vậy bạn cần nhớ đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi sử dụng. Kiểm tra đường huyết đúng cách sẽ cho kết quả chính xác và hạn chế nhiễm trùng tố đa. Cần so sánh những kết quả đo đường huyết thường xuyên. Nếu bất kì chỉ số nào bất thường, bạn cần đến khám và điều trị sớm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề