Cách sửa nồi com điện bị sống

Nguyên nhân khiến cơm nấu bị sống bằng nồi cơm điện, mẹo chữa cơm sống

16186 lượt xem

Khi sử dụng nồi cơm điện một thời gian dài, bạn thường gặp phải trường hợp cơm nấu bị sống. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chính những thói quen sử dụng thông thường hằng ngày. Tham khảo bài viết sau đây của Điện máy XANH để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Nhấn nút cook nhưng được ít phút sau nồi nhảy sang nút warm

Nguyên nhân: Rơ le nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm hoặc đáy nồi cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ. Cũng có thể do mâm nhiệt bị bẩn, rơi vãi thức ăn và không được làm vệ sinh.

Khắc phục: Kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt. Nếu nồi vẫn gặp tình trạng này bạn nên kiểm tra rơ le nhiệt, vì có thể rơ le quá cũ nên nồi bị ngắt sớm.Với lỗi hư rơ le, bạn nên đem nồi đến tiệm hoặc trung tâm bảo hành để thay rơ le mới cho nồi, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác. Đối với trường hợp lòng nồi cơm bị cong, bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành hãng và mua một lòng nồi cơm mới.

Vệ sinh mâm nhiệt thường xuyên để hạn chế tình trạng cơm sống

Nguồn điện và dây không ổn định

Nguyên nhân: Dây điện của nồi cơm có thể bị đứt bên trong, dẫn đến tình trạng dẫn không đủ điện để nấu cơm. Một trường hợp khác khi cắm điện đèn báo sáng nhưng nồi không nóng có thể do cầu chì bị hỏng.

Khắc phục: Cần mang nồi ra cửa hàng kiểm tra và bảo dưỡng.

Cho nước quá ít

Nguyên nhân: Cho nước không cao quá mặt gạo. Nước quá ít dẫn đến gạo không hấp thụ đủ nước, chỉ mới nở ra nhưng không đủ nước và nhiệt để nấu chín cơm.

Khắc phục: Kiểm tra lại và thêm nước cho lần nấu sau, tùy loại gạo khô hay dẻo mà cho lượng nước khác nhau, tránh tình trạng cơm sống hay nhão.

Xem thêm: Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện

Thói quen sử dụng

Nguyên nhân: Thói quen ấn nút Cook nhiều lần để tạo cơm cháy, hay không lau khô phần nước bám xung quanh nồi trước khi cho vào nấu, đặt nồi vào nấu bằng một tay, dùng lòng nồi nấu trên bếp gas... khiến cho nồi cơm hoạt động kém hiệu quả hơn, gây hỏng rơ le, khiến cơm bị sống hoặc khét khi nấu.

Khắc phục: Đọc các hướng dẫn đi kèm và đảm bảo thực hiện đúng để nồi cơm hoạt động hiệu quả và giúp kéo dài tuổi thọ hơn.

Xem thêm: Tại sao nồi cơm điện của bạn mau hư

Nên lau khô đáy nồi cơm điện trước khi nấu cơm

Tham khảo một số nồi cơm điện giá tốt tại Điện máy XANH

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bà nội trợ khắc phục được những lỗi nhỏ thường gặp trên nồi cơm điện và kéo dài tuổi thọ của nồi.

Siêu thị Điện máy XANH

Cách sửa nồi cơm điện nhảy nấc sớm cơm sống hoặc nhảy nấc muộn cơm khê

Hiện tượng cơm sống, cơm khê là hiện tượng khá phổ biến sau khi nồi cơm đã sử dụng một thời gian dài.

Việc nồi cơm điện “nhảy sớm” hay “nhảy muộn” phụ thuộc vào cảm biến nhiệt của chiếc rơ le nhiệt trong lòng nồi. Và độ nhạy nhiệt của rơ le nhiệt này lại phụ thuộc vào một linh kiện tương đối đơn giản: một chiếc lò xo. Chúng ta sẽ chữa nồi cơm điện bằng cách tháo và điều chỉnh chiếc lò xo này hoặc đệm thứ gì đó cho cảm biến nhiệt tiếp xúc với đáy nồi cơm.

Đáy nồi cơm điện bị lõm

Sau đây là một số cách khắc phục nồi cơm nhảy lên nấc ủ cơm sớm hoặc nhảy nấc muộn mà 911.net.vn sưu tầm được: Các bạn có thể xem bài dưới hoặc Video chú ý các bạn nhớ bật phụ đề tiếng Việt lên nhé.

Trường hợp nồi cơm nhảy nấc sớmkhông chín cơm được, cóngười mách phải chèn cái gì đó vào nút bấm cho nó không nhảy lên nữa. Cách làm nàycó thể dẫn đến hiện tượngcơm cháy, cơm khê hoặc nặng hơn làcháy cả nồi cơm do nồi cơm.

– Nguyên nhân của việc không nhảy nấc đúng thời điểm là do lõinồi cơm điện bị lún lên trên [không như nồi bếp ga, củi là bị lún xuống dưới]
– Cách khắc phục như sau:
Nâng ruột nồi rabỏ 1 đồng 200đ vào giữa cái đáy nồi, đúng vào cái lò xo nảy lên nảy xuống ấy! bỏ ruột nồi vào! ->Ấn nốt nấu xuống, xong ấn nốt nấu lên trên: nếu thấy nhảy lên bình thường là Ok, nếu thấy nặng quá thì bỏ vật gì tương tự đồng xu nhưng mỏng hơn là được!

Chữa dứt điểm không cần bỏ đồng xu: Các mẹ lấy cái gì đó đóng nhẹ cái đáy nồi cho nó lún xuống!

Chú ý! các mẹ bỏ vật gì mỏng vừa thôi nhé! nếu mỏng quá thì nồi vẫn nhảy trước khi chín, nếu dày quá thì nồi khó nhảy lên được-> cháy cơm!
Còn khi đóng ruột nồi lún xuống thì cũng đóng vừa thôi nhé! Kiểm tra bằng cách bỏ ruột nồi vào lấy tay ấn nốt nấu cơm lên xuống thấy ổn là OK!

Bài viết của lamntn.com:

Dụng cụ chuẩn bị:
– Một tua vít để tháo nồi cơm, thường là tua vít 4 cạnh. Có thể cần thêm một tua vít dẹt để nậy
– Một kìm mỏ nhọn
– Một cây thước để đo độ dài

Thực hiện:
– Đổ bỏ nước đọng trong cốc hứng nước của nồi cơm, tránh đổ ra nơi làm việc, tháo bỏ lòng nồi
– Lật ngược nồi cơm, mở vít giữ đáy nồi.
– Nậy đáy nồi và mở ra
– Quan sát bên trong sẽ thấy một thanh thép dài nối từ nút ấn của nồi cơm vào chính giữa lòng nồi
– Tiếp tục quan sát sẽ thấy đầu thanh thép nối với 1 cần của rơ le nhiệt, rơ le nhiệt được giữ bởi 3 chấu xung quanh
– Sử dụng kìm mỏ nhọn bẻ các chấu giữ xung quanh và chính giữa để gỡ rơ le nhiệt ra. Tham khảo video
– Tháo lò xo ra khỏi rơ le nhiệt và điều chỉnh lò xo bằng cách thay đổi độ dài.
– Đo chiều dài nguyên bản của rơ le
– Điều chỉnh theo 2 hướng: Nồi cơm điện nấu hơi sống thì cần co lò xo lại, hơi cháy thì cần giãn lò xo ra. Tham khảo video.
– Mức điều chỉnh là khoảng 5mm một lần.
– Sau khi điều chỉnh thì lắp lại lò xo và rơ le, gắn lại rơ le vào đáy nồi theo vị trí ban đầu.
– Lắp lại nồi cơm và nấu thử.
– Nếu nồi cơm hoạt động tốt thì việc điều chỉnh đã xong. Nếu chưa vừa ý, cần lặp lại thao tác trên để điều chỉnh lại lò xo.

Nếu trường hợp là nồi cơm áp suất, nồi cơm điện từ, thường các lỗi xảy ra do mạch điều khiển hoặc hệ thống điện.

Mạch nồi cơm điện

Những lỗi do nồi cơm điện cao cấp, các bạn không nên tự làmvì có thể gây nguy hiểm. Trường này các bạn có thể gọi điện đến 911.net.vn để được tư vấn cách khắc phục, số điện thoại hỗ trợ mảng điện, điện tử của 911.net.vn: 0904027702

Nguyên nhân nồi cơm điện nấu không chín, bị sống

Có vô số nguyên nhân khiến nồi cơm điện gia đình bạn nấu cơm bị sống, không chín. Nổi bật nhất trong đó bạn cần điểm qua một số nguyên nhân chính dưới đây:

Cho quá nhiều gạo vượt qua dung tích nồi

Mỗi chiếc nồi cơm điện xuất hiện trên thị trường đã được quy định một dung tích nhất định. Nếu bạn cho gạo quá nhiều vượt quá dung tích cho phép của chiếc nồi sẽ gây ra hiện tượng cơm thành phẩm không chín.

Để tránh được tình trạng này trước khi nấu cơm bạn cần xác định được dung tích của thiết bị như thế nào. Nếu nồi cơm giới hạn dung tích khoảng 2 lít bạn không được vượt quá số lượng gạo cho phép. Nếu cố tình cho quá nhiều gạo hơn dung tích quy định thiết bị không thể đáp ứng được nhu cầu đun nấu của bạn. Vì vậy, cần hạn chế số lượng gạo trong khoảng thời gian cho phép để tạo nên những bữa cơm ngon.

Cho quá nhiều gạo vượt qua dung tích nồi

Do dây điện, nguồn điện

Cách sửa nồi cơm điện bị sống do dây điện, nguồn điện vô cùng đơn giản. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể bạn hãy xác định được cách sửa chữa phù hợp.

  • Trường hợp dây dẫn điện bị hỏng bạn cần thay thế dây dẫn điện tốt hơn.
  • Nếu ổ cắm không chứa điện bạn cần thay thế ổ cắm mới để đảm bảo điện hoạt động tốt.
  • Trường hợp bạn cắm điện không khít cần cắm lại khít để đảm bảo nguồn điện được kết nối với nồi cơm….

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải tình trạng nồi cơm điện nhảy sớm mà chưa biết cách khắc phục thì có thể tham khảo bài hướng dẫn mà A hàng Đức đã chia sẻ tại “Nồi cơm điện nhảy sớm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Video liên quan

Chủ Đề