Những phẩm chất về xu hướng nhân cách của người lãnh đạo

Dựa trên những nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo vĩ đại thường thể hiện 10 kỹ năng cốt lõi sau đây.

1. Chính trực

Mặc dù không phải một tiêu chí quan trọng trong đánh giá năng lực nhân viên, sự liêm chính là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành cấp cao nhất, những người đang vạch ra chiến lược của tổ chức và hàng loạt những quyết định quan trọng khác. Hãy luôn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn chú trọng đến tầm quan trọng của sự liêm chính đối với các vị trí lãnh đạo ở các cấp khác nhau.

2. Khả năng trao quyền

Ủy quyền là một trong những trách nhiệm cốt lõi của người lãnh đạo, nhưng để trao quyền hiệu quả thì không hề dễ dàng tí nào. Việc giao nhiệm vụ không chỉ giảm bớt công việc cho bản thân – mà còn góp phần kích thích sự phát triển của nhân viên dưới quyền, nuôi dưỡng tinh thần làm việc nhóm, tạo cơ hội cho nhân viên tự chủ, có khả năng ra quyết định tốt hơn. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là bạn cần phải xây dựng lòng tin với nhân viên và trong nội bộ nhóm với nhau.

3. Năng lực giao tiếp tốt

Lãnh đạo và giao tiếp luôn đi đôi với nhau. Bạn cần có khả năng giao tiếp linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, từ truyền tải thông tin đến huấn luyện và cố vấn cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết lắng nghe và giao tiếp với nhiều người ở các vai trò, gốc gác và bản sắc xã hội khác nhau. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chiến lược kinh doanh tổng thể. Ở vị trí quản lý, bạn hãy luôn dành thời gian tìm hiểu cách nói chuyện để cải thiện văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng kết nối hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng coaching nhân viên – Cẩm nang cho cấp quản lý

4. Tự nhận thức

Tự nhận thức [self-awarenes] tuy là một kỹ năng thiên về hướng nội, nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với công việc lãnh đạo. Càng hiểu rõ bản thân bao nhiêu, bạn càng có thể làm việc hiệu quả hơn bấy nhiều. Bạn có biết người khác đánh giá bạn như thế nào, hoặc cách bạn thể hiện tại nơi làm việc như thế nào không? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo 4 phương pháp chắc chắn để tăng cường nhận thức về bản thân sau đây.

5. Lòng biết ơn

Biết ơn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Lòng biết ơn khiến bạn biết tự trọng hơn, giảm bớt trầm cảm và lo lắng. Rất ít người thường xuyên nói lời “cảm ơn” tại nơi làm việc, thế nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng bản thân sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn khi được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao. Để trở thành người lãnh đạo chân chính, bạn hãy học cách cảm ơn và thực hành lòng biết ơn nhiều hơn ở nơi làm việc.

6. Học hỏi nhanh

Học hỏi nhanh là khả năng biết phải làm gì khi gặp tình huống mới lạ. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể trở nên nhanh nhẹn trong học tập thông qua tư duy cầu tiến, thực hành, kinh nghiệm và nỗ lực không ngừng. Để bắt đầu, bạn nên tìm đọc truyện về các nhà lãnh đạo vĩ đại và cách họ thích ứng trong những hoàn cảnh – điều kiện khó khăn.

7. Khả năng thuyết phục người khác

Năng lực thuyết phục mọi người thông qua những lời kêu gọi hợp lý, tình cảm hoặc hợp tác là tố chất tối quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Để có thể tác động đến người khác – đòi hỏi nơi bạn một trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ và năng lực tạo dựng niềm tin.

8. Đồng cảm

Sự đồng cảm có mối tương quan mật thiết với hiệu suất công việc – đây là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc và hiệu quả trong lãnh đạo. Bằng cách thể hiện sự đồng cảm hơn đối với nhân viên dưới quyền, bạn sẽ dễ dàng tạo dựng niềm tin nơi họ, cũng như được cấp quản lý đánh giá cao hơn. Ngoài ra, điều này cũng góp phần cải thiện hiệu quả công việc cho chính bạn và doanh nghiệp nói chung. May mắn thay, năng lực thấu cảm là một khả năng có thể học được thông qua thực hành và tham gia các khóa đào tạo lãnh đạo.

Đọc thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19

9. Lòng can đảm

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn lên tiếng tại nơi làm việc – dù đó là bạn muốn trình bày một ý tưởng mới, cung cấp phản hồi cho nhân viên, hoặc thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho đồng nghiệp. Đó là  lý do tại sao lòng can đảm là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Thay vì trốn tránh vấn đề hoặc để cho mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn, nhà lãnh đạo can đảm sẽ dám đối mặt với thực tế và hành động để đưa mọi thứ đi đúng hướng. Một nền văn hóa nơi làm việc tạo cho nhân viên cảm giác an toàn về mặt tâm lý sẽ khuyến khích họ sẵn sàng nói ra sự thật và trình bày các ý tưởng sáng tạo hơn.

10. Sự tôn trọng

Đối xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm ở cương vị lãnh đạo. Việc này sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng và xung đột, tạo niềm tin nơi nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc nói chung.

Kết luận

Tuy mỗi nhà quản lý sẽ thể hiện một phong cách lãnh đạo khác nhau, một đặc điểm chung của các nhà quản lý thành công là đều thể hiện ít nhiều 10 phẩm chất trên đây. Nếu nhận thấy bản thân chưa thể hiện đầy đủ những đặc điểm này, bạn cũng đừng quá lo lắng. Có nhiều cách thức để cải thiện năng lực lãnh đạo của bản thân, bao gồm tất cả 10 kỹ năng cốt lõi nêu trên.

Tại ITD World, chúng tôi tin rằng lãnh đạo là một kỹ năng có thể học được – thông qua kinh nghiệm, không ngừng học tập và thích nghi. Miễn là bạn sẵn sàng dành thời gian và công sức để phát triển và hoàn thiện bản thân, chúng tôi tin rằng bạn sẽ phát triển cho mình đủ 10 phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo trên đây – đồng thời trở thành một người quản lý tài năng trong tương lai.

ITD Vietnam Center for Management Development [VNCMD] là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email / , hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chủ trì Tập huấn nâng cao năng lực nữ lãnh đạo, quản lý Bộ, Ngành Trung ương năm 2017. Ảnh: cand.com.vn

Trong bài phát biểu ngày 26/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới trong nhiệm kỳ này, đó là "Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân". Để thực hiện mục tiêu đó, những yêu cầu và đòi hỏi về phẩm chất của người cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với những tiêu chí cốt lõi của thời kỳ hội nhập.

Người lãnh đạo là người có khả năng vượt khó [chỉ số AQ], có trí tuệ năng lực [chỉ số IQ] và trí tuệ cảm xúc [chỉ số EQ]. Trong đó, EQ được coi là chỉ số thể hiện năng lực quản lý tốt bản thân và các mối quan hệ, bao gồm khả năng tự biết mình, tự quản mình, biết xã hội và kỹ năng xã hội. Những yếu tố như sự tự tin, tự nhận biết và điều tiết cảm xúc của mình, tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tổ chức, có ý thức trách nhiệm và khả năng thích nghi cao, thấu hiểu tổ chức, biết rõ sự vận hành của tổ chức; biết liên kết và chèo lái trong mọi hoàn cảnh khác nhau... là những  yếu tố thực sự cần thiết cho mọi cương vị lãnh đạo, quản lý.

Theo quan niệm của nền Nho giáo phương Đông, một nhà lãnh đạo, quản lý phải có những phẩm chất cơ bản như: sự khiêm cung [đúng mực], có khả năng nhẫn nhịn, biết chấp nhận sự khác biệt, có niềm tin, nỗ lực, chịu khó, hào hiệp.  

Theo quan niệm của tư duy lý tính phương Tây, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết đánh giá cao người khác, biết chấp nhận sự khác biệt, có khả năng sáng tạo dựa trên nền móng vững chắc, có tư duy tổng hợp [bao gồm cả khả năng xử lý mọi thông tin], có chuyên môn sâu của một ngành, có đạo đức xã hội, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Sự khác biệt văn hóa đã hình thành những tiêu chí đánh giá về người lãnh đạo, quản lý rất khác nhau. Văn hóa phương Đông thiên về việc coi trọng những phẩm chất, giá trị tinh thần. Theo đó, sự lựa chọn người lãnh đạo, quản lý cốt ở phẩm chất đạo đức, thiên về định tính. Còn văn hóa phương Tây lại đề cao những kỹ năng chuyên môn với  biểu hiện hướng ngoại, mang tính định lượng, giá trị đạo đức được xác định nằm ngay trong khả năng chuyên môn và sự cống hiến cho tổ chức, cộng đồng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi “thế giới phẳng” xóa nhòa các ranh giới quốc gia, cùng với đó là một “thế giới cong” chứa đựng nhiều hiểm họa, rủi ro bất ngờ. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn xa nhưng phải gắn với thực tế, có năng lực thích ứng nhanh và phù hợp. Bên cạnh đó là khả năng đánh giá vấn đề một cách tổng thể đồng thời chú ý đến những chi tiết quan trọng, thấy được các mối liên hệ tiềm tàng của vấn đề với phần còn lại của bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức. Người lãnh đạo, quản lý có phẩm chất có thể đưa ra được giải pháp cụ thể, cân nhắc đầy đủ các mối liên hệ với các yếu tố khách quan và chủ quan, thể hiện sự nhạy cảm với môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa...  Hiện nay có nhiều tranh luận về ba phong cách lãnh đạo lớn [phong cách lãnh đạo 3D] với các hình thức như: phong cách lãnh đạo trực tiếp, phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận, phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó. Trong đó, nhà lãnh đạo theo phong cách trực tiếp thường đặt ra những yêu cầu rất cụ thể cho cấp dưới; đề cao vai trò gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được. Với phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận, người lãnh đạo, quản lý sẽ lắng nghe nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức. Người lãnh đạo, quản lý phải  là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều có cơ hội góp ý kiến. Ở phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó, người lãnh đạo, quản lý thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc hoàn toàn do cấp dưới chủ động quyết định. Mỗi phong cách đều chứa đựng những ưu thế khác biệt. Điều quan trọng là mỗi phong cách lãnh đạo cần phù hợp với những đặc thù của từng tổ chức, từng lĩnh vực.

Thực tế công tác cán bộ, đặc biệt là việc bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây vẫn nặng về xem xét, đánh giá những tiêu chí hình thành phẩm chất người lãnh đạo, quản lý, nghĩa là có khuynh hướng định tính hơn là kỹ năng. Do đó, tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành ở những người đã được bổ nhiệm chưa cao. Vẫn còn tình trạng bổ nhiệm những người không có chuyên môn sâu, chỉ thuần túy khả năng hoạt động phong trào, trong nhiều trường hợp còn đề bạt, bổ nhiệm các cương vị lãnh đạo, quản lý xuất phát từ mối quan hệ thân tộc hoặc lợi ích nhóm... Vì vậy, những người thực sự có năng lực không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình. Điều đó không tránh khỏi lối tư duy và hoạt động quản lý nặng về thể hiện hình thức, thiếu nền tảng.

Hiện nay, khuynh hướng đánh giá phẩm chất người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam cũng cần phải có những tố chất như tiêu chí về người lãnh đạo, quản lý ở các quốc gia phát triển. Trước hết, người lãnh đạo, quản lý phải có kỹ năng, bởi lẽ trong bối cảnh hội nhập, năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đó là sự thông hiểu trên nhiều phương diện, khả năng nắm bắt xu thế và định hướng được sự phát triển hợp lý cho tổ chức, cho xã hội. Thiếu kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý sẽ dẫn tới nguy cơ mắc phải ba hiểm họa: không có tầm nhìn, không tiên liệu trước được tương lai; không thích ứng mau lẹ và hiệu quả với hiện tại do thiếu óc thực tế và khả năng sáng tạo; không chịu rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ và thất bại do thiếu khả năng suy ngẫm, học hỏi và như vậy sẽ phải đối mặt với sự tụt hậu, đi xuống của tổ chức.

Nhưng chỉ có tài mà không có đức cũng rất nguy hiểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đức là gốc rễ. Sự vô cảm của người lãnh đạo, quản lý cũng tức là mối hiểm họa với tổ chức, với người dân. Có đức sẽ khiến người lãnh đạo, quản lý biết hy sinh, có trách nhiệm xã hội, biết hướng tới lợi ích cộng đồng, biết sẻ chia, cảm thông, biết khích lệ, động viên… Khi người lãnh đạo, quản lý vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà bất chấp cả sự an toàn, ổn định, phát triển của tổ chức, của cộng đồng thì đó thực sự là mối họa cho dân, cho nước.

 Người lãnh đạo, quản lý phải đóng vai trò của nhà thiết kế chiến lược, tức là người làm việc hiệu quả nhờ vào khả năng dự đoán tương lai, làm chủ các tình huống dựa vào việc nhận thức được các cơ hội và rủi ro. Một người lãnh đạo, quản lý thực sự có tầm chiến lược bao giờ cũng có mối quan tâm hàng đầu đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Bên cạnh đó, bản lĩnh chính trị cũng là một tiêu chí quan trọng của người lãnh đạo, quản lý. Khi những cám dỗ vật chất có nguy cơ lung lạc, làm xói mòn đạo đức của nhiều tầng lớp xã hội, hơn hết người lãnh đạo, quản lý phải có khả năng vượt qua thách thức, luôn thể hiện sự kiên định của mình trong mọi tình huống khác nhau.

Các mô hình lãnh đạo thường được quy về hai dạng là lãnh đạo cải biến và lãnh đạo tác vụ với những biểu hiện và tác động sau:

Vì vậy, các tổ chức, các cấp, các ngành cần phải có sự hiện diện của kiểu người lãnh đạo cải biến với sự chủ động, có hoài bão, có tầm nhìn, biết trân trọng các cá nhân, biết khích lệ, động viên tinh thần của cấp dưới. Đó là “tuýp” người lãnh đạo dám đột phá, dám tự chịu trách nhiệm, dám đối mặt với thách thức. Đã đến lúc kiểu lãnh đạo tác vụ mang tính thụ động, đối phó, chỉ biết quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có khả năng phát hiện, sử dụng nhân lực cần phải bị loại trừ, bởi họ đã trở thành rào cản đối với sự đi lên của tổ chức và do vậy kéo lùi sự phát triển của tổ chức, thậm chí của cả một ngành, một địa phương.

Thay đổi tiêu chí trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ không phải là việc dễ thực hiện, đòi hỏi phải có sự thay đổi mà trước hết là ở tư duy, sự đồng bộ trong chỉ đạo, thực thi, đồng thời phải có chính sách động viên, khen thưởng thỏa đáng để người lãnh đạo, quản lý có động lực cống hiến hết khả năng cho tổ chức.

TS. Nguyễn Thị Hường - Học viện Hành chính Quốc gia 

------------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Avinash K.Dixit, Bary J. Nalebuff, Tư duy chiến lược, Nxb Tri thức, H.2007.

2. HaroKoontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, H.2004.

3. John P. Kotter, Dẫn dắt sự thay đổi, Nxb Lao động Xã hội, H.2009.

4. First News & Harvard Business School, Các kỹ năng quản lý hiệu quả, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh, 2007.

tcnn.vn

Video liên quan

Chủ Đề