Cách thay đổi vị trí của VĐV trong thi đấu bóng chuyền

Bóng chuyền là một trong những bộ môn thể thao phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Có thể nói, từ nhỏ đến lớn, từ già tới trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ, ai ai cũng biết hoặc cũng từng chơi bóng chuyền. Mọi người yêu thích bóng chuyền vì không những là một bộ môn thể thao nâng cao sức khỏe, mà còn mang lại niềm vui tinh thần trong suốt quá trình tập luyện. Bài viết hôm nay, hãy cùng //tinthethao24.com/ tìm hiểu những thông tin cơ bản và cách đổi cầu trong bóng chuyền nhé.

Những thông tin cơ bản về bộ môn bóng chuyền

Khái niệm

Đây là một bộ môn thể thao quan trọng, được tổ chức bốn năm một lần tại thế vận hội mùa hè, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tín đồ thể thao.

Chơi bóng chuyền cần có 2 đội thi đấu với nhau bằng cách chuyền bóng qua một tấm lưới ngăn giữa sân bóng. Mỗi thành viên trong đội có nhiệm vụ đỡ bóng, và đánh về phía đối thủ sao cho đội bạn không bắt được bóng hoặc đánh ra ngoài. Như vậy sẽ được ghi điểm. Đây là một môn thể thao phổ thông, tuy nhiên không phải ai cũng có thể chơi giỏi bóng chuyền. Người chơi muốn chơi tốt môn thể thao này bên cạnh việc phải có sức khỏe, chiều cao, buộc phải có những kỹ năng, kỹ thuật khác nhau.

Bóng chuyền – 1 trong những môn thể thao được yêu thích nhất hiện nay

Chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu đánh bóng chuyền truyền thống mà đôi lúc lại bỏ quên sự đa dạng về hình thức tổ chức của môn thể thao này. Bóng chuyền bãi biển, bóng chuyền mini, bóng chuyền chuyên nghiệp,… cũng đã và đang dần trở nên phổ biến hơn với số lượng người tham gia tập luyện và thi đấu ngày càng tăng.

Nhu cầu tập thể dục thể thao của con người hiện đại ngày càng cao, bóng chuyền đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ mang lại một sân chơi lành mạnh, một bộ môn rèn luyện sức khỏe thú vị, là phương tiện giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, là sợi dây vô hình kết nối người với người lại với nhau,…

Luật trong bóng chuyền

Luật trong bóng chuyền

Cũng như các trò chơi, các môn thể thao vận động khác, bóng chuyền cũng có luật, buộc các thành viên phải tuân theo để đảm bảo tính công bằng khi trọng tài thực hiện đánh giá, ghi điểm cho mỗi đội. Luật bóng chuyền rất phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau: chiều dài, chiều rộng sân, số lượng người chơi, vị trí và nhiệm vụ thành viên, cách chuyền bóng, cách phát bóng, cách đổi cầu trong bóng chuyền,…

  • Quy định về sân bóng chuyền: dài 18m, rộng 9m, lưới 1m, chiều cao lưới [nam 2,43 – nữ 2,24m]
  • Số lượng thành viên: 6 thành viên
  • Vị trí trong sân: Libero, Middle Blockers, Outside Hitters, Opposite Hitters.

Luật bóng chuyền Việt Nam mới nhất quy định các điều sau:

  • Điều 1: Phát bóng
  • Điều 2: Đánh bóng
  • Điều 3: Khi bóng bay sang sân đối phương
  • Điều 4: Qua đường giữa sân và chạm lưới
  • Điều 5: Đánh tấn công
  • Điều 6: Chắn bóng

Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về luật bóng chuyền từ nhiều nguồn để có thể có những đường bóng thật chuyên nghiệp, thật đẹp mắt.

Cách đổi cầu trong bóng chuyền

Khái niệm

Cách đổi cầu trong bóng chuyền là gì?

Cách đổi cầu là một cụm từ quen thuộc của những tuyển thủ, người chơi, hay người có tìm hiểu, biết đến môn thể thao vận động bóng chuyền. Theo một cách đơn giản, có thể hiểu thuật ngữ cách đổi cầu trong bóng chuyền dùng để chỉ sự thay đổi vị trí của 6 vận động viên theo chiều kim đồng hồ.

Không phải tự nhiên mà người ta lại thay đổi đội hình liên tục như thế. Đổi cầu giúp các thành viên có điều tiếp xúc, đập bóng tại vị trí chuyền 2, điều này cũng giúp cân bằng đội hình và hạn chế tối đa việc hao tổn sức lực 6 người chơi.

Khi quả bóng đầu tiên được phát ra và chạm sang phần sân bên kia của đội đối thủ, màn đổi cầu thứ nhất sẽ được thực hiện. Sau đó, trong khuôn khổ của luật bóng chuyền, các đội có thể liên tục đổi cầu trong phần sân của mình căn cứ vào tình hình, chiến thuật thi đấu, cũng như vị trí đội hình được đề ra và sửa chữa,…

Luật đổi cầu trong bóng chuyền

Theo luật bóng chuyền, mỗi đội sẽ có 6 thành viên đứng theo đội hình hình tròn, người phát bóng là người số 1 đứng ở góc phải. Các thành viên hàng đầu sẽ được đánh số thứ tự từ phải sang trái lần lượt 2,3,4. Thanh viên bên trái được đánh số 5 và ở giữa là số 6.

Đổi cầu phải tuân theo luật bóng chuyền

Khi thực hiện đổi cầu, các thành viên lần lượt sẽ tịnh tiến đổi chỗ cho nhau theo chiều kim đồng hồ, các chuyền 2 và Libero sẽ phải phát huy tối đa khả năng tấn công và phòng thủ của mình. Đội hình thi đấu vì thế sẽ được thay đổi liên tục một cách linh hoạt phù hợp với tình hình thi đấu cũng như chiến lược đã được đề ra.

Những đội hình di chuyển trong bóng chuyền phổ biến

Như tinthethao24.com đã đề cập ở trên, cách đổi cầu trong bóng chuyền phụ thuộc rất lớn vào đội hình di chuyển trên sân, từ đó mới đưa ra được chiến thuật hợp lý.

Đội hình di chuyển phổ biến trong bóng chuyền

Đội hình di chuyển 4-2

Đây là dạng đội hình cơ bản dành cho người mới tập chơi bóng chuyền, bao gồm: 4 tay đạp và 2 chuyền 2. Nhược điểm của kiểu đội hình di chuyển này là khả năng tấn công kém, dễ tạo thành lỗ hổng phòng thủ, khó chống lại các đòn đánh liên tục của đối thủ.

Đội hình di chuyển 6-2

Kiểu đội hình này khá linh hoạt đòi hỏi người chơi phải vừa có khả năng chuyền bóng vừa có khả năng đập bóng, bao gồm: 6 tay đập [trong đó, 2 tây đập có thể chơi như 2 chuyền 2 khi cần thiết]

Đội hình di chuyển 5-1

Đây là dạng đội hình dành cho các tuyển thủ, đội bóng chuyên nghiệp, bao gồm: 5 tay đập và 1 chuyền 2, tạo thành một thế tấn công như vũ bão, có thể đánh lạc hướng đối thủ để ghi điểm cho đội nhà. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, xin mời tham khảo ngay video mà chúng tôi chia sẻ chi tiết dưới đây nhé!

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về bóng chuyền và các cách đổi cầu trong bóng chuyền mà tinthethao24 muốn gửi đến bạn đọc trong chuyên mục ngày hôm nay. Hy vọng với những thông tin thú vị này, bạn sẽ cảm thấy yêu thích môn thể thoa này và bắt đầu tích cực tập luyện để có một sức khỏe và tinh thần thật dồi dào.

Các vị trí trong bóng chuyền thường mang tính đa dạng và đòi hỏi người chơi phải vững vàng kỹ thuật để không ảnh hưởng đến tổng thể đội hình chung. Nhiều người chơi bóng chuyền nhưng lại lười tìm hiểu và học hỏi về các vị trí mà đã kéo theo rất nhiều lỗ hổng, nhiều sai lầm trong các trận đấu lớn nhỏ.

Vậy các vị trí trong bóng chuyền là gì? Chiến thuật chơi bóng chuyền hay được áp dụng ra sao, như thế nào? Hãy để bài viết sau đây giúp bạn lĩnh hội được mọi tiêu chuẩn cần thiết nhé!

1. Các vị trí trong bóng chuyền là gì?

Trên thực tế thì trong các đội hình thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp đều được chia thành 5 vị trí bao gồm vị trí chuyền 2, vị trí tay đập ngoài [còn gọi là tay đập bên trái hay chủ công], vị trí tay đập giữa [phụ công], vị trí tay đập đối diện [còn gọi là tay đập phải hay đối chuyền] và vị trí Libero [còn được gọi là chuyên gia phòng thủ]. Mỗi một cá nhân đứng ở các vị trí trong bóng chuyền đều quan trọng Vị trí trên sân bóng chuyền

1.1. Chuyền 2

Chuyền 2 là vị trí bóng chuyền nhằm đảm nhiệm việc điều tiết và cũng là sự phối hợp của toàn đội. Vận động viên [VĐV] ở vị trí chuyền 2 là người sẽ chạm bóng ở lần thứ 2 và họ có nhiệm vụ đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để có thể ghi điểm. Giữa vị trí chuyền 2 và các tay đập phải có một sự ăn khớp với nhau, sắp xếp chặt chẽ để giữ nhịp cho cả đội. Do vậy mà cần chọn tay đập phù hợp cho các đợt tấn công để có thể chuyền bóng. Chuyền 2 phải là người nhanh nhẹn, người có nhiều kinh nghiệm, có chiến thuật đúng đắn và có tốc độ cao trong việc di chuyển khắp mặt sân.

1.2. Libero

Libero hay còn gọi là vị trí chuyên gia phòng thủ. Những người nắm giữ vị trí này có nhiệm vụ sẽ đỡ bóng lần thứ nhất, cứu bóng, những bàn suýt thua cho toàn đội và bao gồm cả nhiệm vụ giao bóng. Libero thường là những người có được phản ứng trước tiên trên sân và có khả năng quan sát, nắm bắt tình huống tốt. Libero trong tiếng Anh thì có nghĩa là "tự do" và khi đảm nhiệm vai trò ở vị trí này, họ hoàn toàn có thể thay thế cho bất kì ai khác trên sân trong trận đấu. Tuy nhiên, từng trận thì họ chỉ có thể thay thế cho một vị trí duy nhất ở trong đội. VĐV Libero sẽ mặc trang phục khác màu hơn so với những thành viên còn lại trong đội.

1.3. Middle Blockers

Middle Blockers có nghĩa là "tay chắn giữa" hay còn có cách gọi khác đó là Middle Hitters [tiếng Việt là tay đập giữa]. Nắm giữ ở vị trí này, người VĐV có thể thực hiện các đợt tấn công rất bất ngờ khi đang ở gần vị trí chuyền 2. Ngoài ra, vị trí Middle Blockers còn có nhiệm vụ là phòng thủ, một cách vừa phải giúp ngăn chặn các đợt tấn công của đối thủ và tạo một hàng chắn kép tại phần biên. Thông thường thì một đội bóng chuyền chơi chuyên nghiệp có tầm 2 vị trí Middle Blockers.

1.4. Outside Hitters

Outside Hitters dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là tay đập ngoài, VĐV biên hay còn có tên gọi khác là chủ công. Đây là một trong các vị trí trong bóng chuyền rất quan trọng. Bởi lẽ, người đảm nhiệm vị trí này thường sẽ là tay đập chính trong đội và họ nhận gần như tất cả bóng từ phía chuyền 2. Những trái bắt bóng lần đầu không được tốt sẽ thường được chuyền cho Outside Hitter hơn là cho Middle hay cho Opposite Hitter. Thường thì sẽ có khoảng hai Outside Hitter ở mỗi đội trong trận đấu.

Vị trí Outside hitter

1.5. Opposite Hitters hay Right Side Hitters

Opposite Hitters dịch ra thì có nghĩa là tay đập biên bên phải [hay còn gọi là đối chuyền]. Họ có nhiệm vụ giữ phòng thủ ở khu vực ngay phần lưới. Họ sẽ phải tạo nên một hàng chắn thật tốt để chặn đứng những cú dứt điểm từ Outside Hitter đội đối phương và đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò như một chuyền 2 phụ.

2. Các vị trí trong bóng chuyền thường đứng vị trí ra sao?

Thay đổi các vị trí trong bóng chuyền hay còn được gọi là đổi cầu trong bóng chuyền. Trong môn bóng chuyền, các cầu thủ sẽ di chuyển theo một chiều kim đồng hồ. Vận động viên [VĐV] đứng ở góc dưới phía bên phải được quy định là số 1 [cũng chính là VĐV phát bóng]. Tiếp theo đó, ngược chiều kim đồng hồ là số 2 cho đến VĐV đứng ở giữa ở hàng dưới là số 6. Do trong những trận thi đấu, hầu hết các đội bóng chỉ sử dụng một chuyền 2 nên các VĐV thường sẽ chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể di chuyển lên và chuyền bóng để không bị bắt lỗi vị trí. Ngoài ra, khi đứng một đội hình sẽ là ngược chiều kim đồng hồ thì khi xoay cầu cũng sẽ là cùng chiều kim đồng hồ.

3. Đội hình chiến thuật thi đấu bóng chuyền thường thấy

Khi bạn thi đấu bóng chuyền thì chiến thuật thi đấu thông thường sẽ có 3 đội hình được biết đến và sử dụng nhiều nhất. Đó chính là "4-2", "6-2" và "5-1". Đội hình thi đấu bóng chuyền sẽ chủ yếu phụ thuộc vào số lượng các tay đập và VĐV chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là một đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người vừa mới bắt đầu chơi, trong khi loại đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến nhất ở bóng chuyền đẳng cấp cao.

Chơi bóng chuyền theo đội hình chiến thuật riêng

3.1. Đội hình bóng chuyền 4-2

Đội hình thi đấu bóng chuyền theo dạng 4-2 thường có đến 4 tay đập và 2 VĐV chuyền 2. Chuyền 2 thường sẽ tập trung chuyền bóng từ giữa hoặc bên phải của phía hàng trên. Đội hình này cũng có 2 tay đập ở một vị trí tương ứng. Trong các đội hình quốc tế 4-2, tay chuyền 2 thường chuyền bóng từ vị trí bên phải hơn. Đội hình 4-2 quốc tế hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công đa dạng khác. Các tay chuyền 2 sẽ được xếp hàng phía đối diện nhau trong các lần quay vòng của đội hình. Hàng trên tiêu biểu thường có 2 Outside Hitter [hai chủ công]. Bằng một cách xếp như thế, các thành viên đều sẽ đứng đúng ở vị trí hàng trước hoặc ra sau. Sau khi bóng giao thì người đứng ở vị trí hàng trước đều thường thay đổi vị trí của mình để cho chuyền 2 luôn được đứng ở giữa lưới. Mặt khác, một chuyền 2 sẽ hay di chuyển vào trong vị trí bên phải lưới - có cả tay đập giữa lẫn tay đập biên. Điểm bất tiện ở đây là sẽ thiếu vị trí Offside Hitter và chính điều này sẽ cho phép một trong các tay chắn của phía đối phương "chơi ăn gian" ở khu vực hàng chắn giữa.

Điểm bất tiện khác của đội hình tấn công này đó là họ chỉ có 2 tay đập và đẩy đội vào tình thế có rất ít vũ khí tấn công. Một điểm rõ ràng nữa đó là có thể thấy rằng chuyền 2 chính là động lực lớn nhất cho đợt tấn công, mặc dù điều đó sẽ làm suy yếu đợt tấn công, bởi vì khi VĐV chuyền 2 đứng ở giữa sân thì họ có thể dùng chiêu thức "tip" hay "dump". Điều này sẽ đồng nghĩa với việc là hàng chắn của đối phương sẽ phải đề phòng với cả chuyền 2 nên ở trong một vài trường hợp sẽ có thể để lộ sơ hở và giúp cho tay đập của đội mình có thể ứng dụng, tấn công nhanh dễ dàng hơn.

3.2. Đội hình bóng chuyền 6-2.

Các vị trí trong bóng chuyền của đội hình 6-2 sẽ có người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước thực hiện để chuyền 2. Ba người chơi đứng ở hàng phía trước đều sẽ ở ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng một lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều sẽ có thể là một tay đập trong khi có 2 người hoạt động như thể là một chuyền 2. Vì vậy nên đội hình 6-2 thực ra cũng là đội hình 4-2 nhưng vị trí chuyền 2 ở hàng sau lại là người thực hiện chạm bóng lần thứ 2. Đội hình 6-2 này có bản mở rộng - đòi hỏi có tới 2 chuyền 2, vị trí mà sẽ chuyển lên hàng trên lẫn nhau sau tất cả mỗi lần quay vòng đội hình. Như vậy, tựa là một sự hỗ trợ không hề nhỏ cho chuyền 2, việc nâng, dồn hàng sẽ có 2 tay đập giữa và có 2 tay đập biên. Luôn luôn sẽ có một trong các vị trí đó nằm ở hàng trước hoặc ở hàng sau. Sau khi đã giao bóng, những người chơi ở hàng trước sẽ lập tức di chuyển đến vị trí đúng của mình.

Ưu điểm lớn của đội hình bóng chuyền 6-2 này đó là luôn luôn có 3 tay đập ở tư thế sẽ sẵn sàng và mang nhiều nhất trong các khả năng tấn công. Tuy nhiên, nên nhớ rằng không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt mà đó còn phải là những người chắn bóng chơi hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2.

3.3. Đội hình bóng chuyền 5-1.

Đội hình 5-1 chỉ có đúng một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi cả đội quay vòng đội hình. Vì vậy đội sẽ có đến 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới và ngược lại chỉ có 2 khi chuyền 2 ở hàng trên. Vì vậy nên ta có thể có tới tận 5 tay đập. Những người đứng đối diện cùng với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 [nó được gọi là Opposite Hitter]. Nhìn chung thì vị trí Opposite Hitter không đỡ bước 1, họ sẽ đứng sau đồng đội khi đối phương bắt đầu phát bóng. Opposite Hitter ở đây có thể được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 rất tốt [trong tiếng Anh là back-row attack] khi chuyền 2 đang đứng ở hàng trên. Đây cũng là phương án thường hay được sử dụng để tăng cường sức tấn công trong các đội hình hiện đại. Bình thường thì Opposite Hitter là những người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong đội. Vị trí Back-row attack thường đến từ vị trí bên phải của hàng dưới, với vị trí số 1, nhưng họ lại gia tăng khả năng nhiều hơn của vị trí số 6 trong bóng chuyền đỉnh cao.

Các đội hình bóng chuyền thường thấy

Với những chia sẻ về các vị trí trong bóng chuyền và các đội hình chiến thuật hay được sử dụng trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về bộ môn thể thao này. Chơi bóng chuyền, chạy bộ với máy chạy bộ điện hay xe đạp tập gym,... đều là những cách rất tốt để rèn luyện sức khỏe. Do vậy, đừng bao giờ quên bỏ thời gian chăm sóc và nâng cao sức bền, độ dẻo dai của mình bạn nhé! Truy cập ngay vào elipsport.vn để tìm hiểu thêm thật nhiều tin tức thú vị.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Trên thực tế thì trong các đội hình thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp đều được chia thành 5 vị trí bao gồm vị trí chuyền 2, vị trí tay đập ngoài [còn gọi là tay đập bên trái hay chủ công], vị trí tay đập giữa [phụ công], vị trí tay đập đối diện [còn gọi là tay đập phải hay đối chuyền] và vị trí Libero [còn được gọi là chuyên gia phòng thủ]. Mỗi một cá nhân đứng ở các vị trí trong bóng chuyền đều quan trọng Vị trí trên sân bóng chuyền

Libero hay còn gọi là vị trí chuyên gia phòng thủ. Những người nắm giữ vị trí này có nhiệm vụ sẽ đỡ bóng lần thứ nhất, cứu bóng, những bàn suýt thua cho toàn đội và bao gồm cả nhiệm vụ giao bóng. Libero thường là những người có được phản ứng trước tiên trên sân và có khả năng quan sát, nắm bắt tình huống tốt. Libero trong tiếng Anh thì có nghĩa là "tự do" và khi đảm nhiệm vai trò ở vị trí này, họ hoàn toàn có thể thay thế cho bất kì ai khác trên sân trong trận đấu. Tuy nhiên, từng trận thì họ chỉ có thể thay thế cho một vị trí duy nhất ở trong đội. VĐV Libero sẽ mặc trang phục khác màu hơn so với những thành viên còn lại trong đội.

Middle Blockers có nghĩa là "tay chắn giữa" hay còn có cách gọi khác đó là Middle Hitters [tiếng Việt là tay đập giữa]. Nắm giữ ở vị trí này, người VĐV có thể thực hiện các đợt tấn công rất bất ngờ khi đang ở gần vị trí chuyền 2. Ngoài ra, vị trí Middle Blockers còn có nhiệm vụ là phòng thủ, một cách vừa phải giúp ngăn chặn các đợt tấn công của đối thủ và tạo một hàng chắn kép tại phần biên. Thông thường thì một đội bóng chuyền chơi chuyên nghiệp có tầm 2 vị trí Middle Blockers.

Thay đổi các vị trí trong bóng chuyền hay còn được gọi là đổi cầu trong bóng chuyền. Trong môn bóng chuyền, các cầu thủ sẽ di chuyển theo một chiều kim đồng hồ. Vận động viên [VĐV] đứng ở góc dưới phía bên phải được quy định là số 1 [cũng chính là VĐV phát bóng]. Tiếp theo đó, ngược chiều kim đồng hồ là số 2 cho đến VĐV đứng ở giữa ở hàng dưới là số 6. Do trong những trận thi đấu, hầu hết các đội bóng chỉ sử dụng một chuyền 2 nên các VĐV thường sẽ chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể di chuyển lên và chuyền bóng để không bị bắt lỗi vị trí. Ngoài ra, khi đứng một đội hình sẽ là ngược chiều kim đồng hồ thì khi xoay cầu cũng sẽ là cùng chiều kim đồng hồ.

Khi bạn thi đấu bóng chuyền thì chiến thuật thi đấu thông thường sẽ có 3 đội hình được biết đến và sử dụng nhiều nhất. Đó chính là "4-2", "6-2" và "5-1". Đội hình thi đấu bóng chuyền sẽ chủ yếu phụ thuộc vào số lượng các tay đập và VĐV chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là một đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người vừa mới bắt đầu chơi, trong khi loại đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến nhất ở bóng chuyền đẳng cấp cao.

Video liên quan

Chủ Đề