Cách tính 1 ngày lương như thế nào

Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% cổ phần.  Thực hiện chủ chương của UBND quận A trích một ngày lương để ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa  và một số Quỹ từ thiện khác nhưng không viết rõ một ngày lương được tính như thế nào? Trường hợp ủng hộ một Quỹ nào đó 1 ngày lương thì cách tính 1 ngày lương là tiền lương chia cho 30 ngày hay 22 ngày [đã trừ thứ bảy và chủ nhật]? Đề nghị  hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật và có ví dụ cụ thể để chúng tôi có căn cứ thực hiện

Trả lời

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 7 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định, tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

Tại Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999, Thủ tướng Chính phủ đã quy định về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 2/10/1999.

Theo các quy định trên, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng [không tính ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật của tháng đó].

Ví dụ 1: Tháng 6  có 30 ngày, trong đó có 5 ngày thứ bảy, 4 ngày chủ nhật, thì số ngày làm việc trong tháng 6/2012 là 21 ngày. Tiền lương ngày của tháng 6/2012 bằng tiền lương tháng chia cho 21 ngày công.

Ví dụ 2: Tháng 7 có 31 ngày, trong đó có 4 ngày thứ bảy, 5 ngày chủ nhật, số ngày làm việc trong tháng 7/2012 là 22 ngày. Tiền lương ngày của tháng 7/2012 bằng tiền lương tháng chia cho 22 ngày công.

Doanh nghiệp có thể vận dụng cách tính tiền lương ngày nêu trên để tính 1 ngày lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong trường hợp vận động, tham gia ủng hộ quỹ xã hội, từ thiện 1 ngày lương.

Ví dụ: Lương 4.000.000 đ  với những tháng 31 ngày đươc tính là 22 ngày công sẽ tính như sau:

4.000.000 : 22 = 182.000 đ . Như vậy một ngày lương được tính là 182.000 đ.

DPH

Admin PBGDPL

[GDVN] – Hiện nay, ngành giáo dục còn một số điều bất cập trong việc tính tiền một ngày công khiến đồng lương giáo viên vốn đã eo hẹp lại càng trở nên teo tóp hơn.

Đang xem: Cách tính 1 ngày lương của giáo viên

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo tiểu học Phan Huyền, cô chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong ngành giáo dục với hy vọng trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh hợp lý hơn.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Đồng cảm với bài viết “Trái khoáy chuyện giáo viên nghỉ lễ, nghỉ phép…rồi phải dạy bù”của tác giả Nguyễn Cao, tôi đưa ra một số điều bất cập còn tồn tại trong ngành Giáo dục như sau: Công tác đoàn thể không được tính tiết phụ trội Giáo viên tiểu học mỗi tuần dạy 23 tiết, bậc trung học cơ sở là 19 tiết. Phần lớn các tiết dạy được rải đều trong tuần. Giáo viên phải miệt mài “ngày hai buổi tới trường” nên bao công việc hồ sơ sổ sách đều dồn vào buổi tối. Nhiều trường đã linh động sắp xếp thời khóa biểu để các thầy cô có thể được nghỉ từ 1 đến 2 buổi trong tuần. Nhưng đôi khi, giáo viên cũng phải dạy hỗ trợ khi Tổng phụ trách đi họp giao ban, Ban chấp hành công đoàn đi họp hay khi Chủ tịch công đoàn thường xuyên đi hội họp, đi tập huấn các chế độ chính sách mới. Tuy nhiên, người dạy thay sẽ không được tính tiền phụ trội. Bởi theo quy định, công tác đoàn thể giáo viên chỉ dạy tương trợ. Điều này đã gây khó khăn cho việc tìm người dạy thay. Bởi cả tuần, giáo viên chỉ được nghỉ một buổi để nghỉ ngơi, chăm lo việc nhà, chuẩn bị bài, chuẩn bị hồ sơ, đồ dùng dạy học nếu đi dạy thay thì sẽ không làm được những việc này.

Xem thêm: Đồ Án Về Tinh Dầu Từ Lá Quất, Nghiên Cứu Trích Ly Tinh Dầu Vỏ Bưởi Năm Roi

Bất hợp lý trong việc tính tiền một ngày công lao động của giáo viên [Ảnh: thanhnien.vn]

Cho nên, khi phải dạy thay nhiều giáo viên cũng không thấy vui vẻ gì. Người dạy thay không vui, người nhờ dạy cũng áy náy nhưng không thể để lớp không có giáo viên. Nhiều lần nhờ vả, một số thầy cô không muốn phải “mang ơn” nên thỏa thuận công việc theo kiểu: “Em dạy giúp chị lần này để chị đi họp, khi nào em có việc thì chị sẽ dạy thay cho em”. Một thầy giáo, chủ tịch công đoàn của một trường cấp 2 chia sẻ: “Mỗi khi đi họp là lại đau đầu tìm người dạy thế, giá có chế độ cho họ mình cũng đỡ khổ hơn”. Bất hợp lý trong việc tính tiền một ngày công lao động Giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông dạy cả ngày thứ 7, giáo viên tiểu học dạy 5 ngày/ tuần nhưng ngày thứ 7 thầy cô phải lên trường sinh hoạt chuyên môn như hội họp, dự giờ, học tập các chuyên đề, các phương pháp dạy học mới…Vậy tổng số ngày đi làm trong tháng của giáo viên là 24 +2 =26 ngày. Khác với các công chức, viên chứcvà người lao động ở các cơ quan, các xã phường chỉ làm việc hết ngày thứ Sáu, tổng ngày làm việc trong tháng của họ là 20 + 2 = 22 ngày. Nhưng khi tính tiền lương để trừ vào các loại quỹ ở địa phương, họ đưa ra công thức tính theo kiểu cào bằng. Cụ thể: 1 ngày lương = [lương cơ bản x hệ số] -9.5%BHXH : 22 ngày.

Xem thêm: Cửu Cung Phi Tinh Và Cách Tính Phi Tinh Lưu Niên, Sách Nói Phong Thủy

Rõ ràng với cách tính trên là điều thiệt thòi và bất hợp lý cho giáo viên. Trong suốt một năm học, có đến gần chục lần trừ một ngày lương. Vì thế, số tiền chênh lệch giữa hai việc chia cho 26 ngày và 22 ngày không phải là ít. Đồng lương giáo viên vốn đã eo hẹp lại càng trở nên teo tóp hơn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính

Tiền lương là khoản tiền bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

- Vùng I: 4,18 triệu đồng/tháng;

- Vùng II: 3,71 triệu đồng/tháng;

- Vùng III: 3,25 triệu đồng/tháng;

- Vùng IV: 2,92 triệu đồng/tháng.

[Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP]

Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương khác nhau như trả lương theo thời gian [tháng, ngày, giờ], trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán,… tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tính chất công việc của người lao động.

Tuy nhiên, hình thức trả lương theo ngày được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính tiện ích của nó:

- Chính xác về thời gian làm việc thực tế của người lao động;

- Cơ sở để tính mức phụ cấp, trợ cấp chế độ;

- Căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công [Ảnh minh họa]


Cách tính tiền lương theo ngày công

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương theo ngày công được xác định theo công thức sau:
 

Tiền lương

1 ngày

=

Tiền lương tháng

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng

Lưu ý:

- Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

- Doanh nghiệp phải quy định ngày công chuẩn trong hợp đồng lao động, nội quy lao động và thể hiện cách tính lương trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

Ví dụ một số khoản tính theo ngày công

- Tiền lương tháng:

Tiền lương tháng áp dụng chung cho lao động phổ thông tại doanh nghiệp X là 6 triệu đồng/tháng [26 ngày]. Anh A là bảo vệ theo giờ hành chính, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tháng 4/2019 có 30 ngày và anh đi làm 22 ngày theo đúng lịch.

Tiền lương tháng 4/2019 của anh A = 6.000.000 : 26 x 22 = 5.076.923 đồng

- Tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt:

Vì không được trả lương đầy đủ nên anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp này, anh A phải báo trước ít nhất 03 ngày, tuy nhiên, anh lại vi phạm 02 ngày.

Do đó, tiền bồi thường anh A phải chịu = 6.000.000 : 26 x 2 = 461.538 đồng

Để nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tiền lương, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

Thùy Linh
 

Cách tính tiền lương chắc hẳn là một vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm. Nhưng không phải ai cũng biết tính như thế nào mới đúng nhất. Vậy bạn hãy tham khảo bài viết “Lương được xác định như thế nào?” tổng hợp từng cách tính lương cụ thể cho từng trường hợp khác nhau.

Những quy định về tiền lương theo pháp luật

Các quy chế tiền lương trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quy định, vì vậy người quản lý cần cân nhắc rõ các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn nhất. Các thành phần sẽ có trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

Quy định chung về những khoản lương

  • Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm công việc có tính chất thời vụ.
  • Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
  • Cách tính tiền lương: trả lương theo ngày công chuẩn làm việc của tháng.
  • Mức lương thử việc: 85% mức lương của công việc [mức này quy định tùy doanh nghiệp].
  • Lương đóng BHXH: được quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Lương thời gian: áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo của công ty.

Quy định về mức phụ cấp và trợ cấp

Phụ cấp: Các chức danh bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Ví dụ: Mức hưởng phụ cấp của Giám đốc sẽ là 3 triệu đồng, của Phó giám đốc là 2 triệu đồng,… Toàn bộ những nhân viên chính thức ký Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: sẽ được mức hưởng phụ cấp tùy thuộc vào từng chức danh và thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng lao động. Những nhân viên ký Hợp đồng lao động dưới 3 tháng: sẽ được hưởng mức phụ cấp được thỏa thuận và sẽ ghi rõ trong Hợp đồng.

Trợ cấp:

Mức hưởng trợ cấp sẽ được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng lao động. Mức trợ cấp sẽ được nhân viên với các cấp quản lý thương thảo trong hợp đồng và quy định rõ với nhau trước khi ký. Ví dụ: Nhân viên chính thức sẽ ký Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà 1 – 2 triệu đồng/ tháng.

XEM THÊM: Lương cơ bản được định nghĩa như thế nào?


Cách tính tiền lương cơ bản

  • Căn cứ tính lương: dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
  • Cách tính tiền lương: chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương theo đúng quy định
  • Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Bộ Luật lao động
  • Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
  • Tiền lương tháng = tiền lương chính + phụ cấp, trợ cấp [nếu có]/ 26 X số ngày làm việc thực tế
  • Thời hạn trả lương: tùy thuộc vào quy định của từng công ty
  • Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
  • Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm

Những ngày nghỉ phép được hưởng nguyên mức lương: bản thân kết hôn, con cái kết hôn, nghỉ lễ, Tết, cha, mẹ mất [cả bên chồng, vợ], vợ/chồng, con mất, nghỉ phép,…

Chế độ xét tăng lương

  • Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có đủ niên hạn 2 năm ở một mức lương
  • Mức tăng lương ở mỗi bậc lương: từ 10-20% của mức lương hiện tại.
  • Chế độ xét tăng lương: thời gian xét tăng lương trong năm tùy thuộc vào quy định mỗi công ty.
  • Thủ tục xét tăng lương: Phải được Ban lãnh đạo công ty hợp và xét duyệt.

Chế độ thưởng:

  • Đạt doanh thu: nếu đạt doanh thu Ban Giám đốc đề ra sẽ được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng. Nếu vượt doanh thu sẽ được thưởng theo lợi nhuận thực tế của công ty.
  • Cuối năm [Tết âm lịch]: Mức thưởng cụ thể tùy thuộc vào chất lượng làm việc của cá nhân và lợi nhuận năm đó của công ty.
  • Lễ 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch: Tùy thuộc vào chất lượng công việc và mức độ đóng góp của mỗi cá nhân đối với công ty.
  • Thâm niên: Nhân viên gắn bó với công ty tối thiểu từ 3 năm trở lên sẽ được xét duyệt các mức hưởng thưởng thâm niên.

Tùy theo mỗi công ty mà có căn cứ trả lương khác nhau:

  • Bảng chấm công bằng tay hoặc bằng máy
  • Hợp đồng lao động
  • Mức lương đóng bảo hiểm
  • Mức lương tối thiểu vùng
  • Tỷ lệ trích các khoản theo lương
  • Quy chế lương của doanh nghiệp
  • Xác nhận KPI hoàn thành nếu tính theo sản phẩm, theo lương khoán

Hướng dẫn cách tính lương theo hình thức lương khoán

Cách tính tiền lương khoán thường không được áp dụng phổ biến tại những doanh nghiệp nhỏ, nhưng với những doanh nghiệp lớn thì cách tính lương khoán dựa trên số lượng và khối lượng cũng như chất lượng hoàn thành công việc thì thường áp dụng cho thành toán chứng khoán. Hình thức trả lương khoán thường sẽ phụ thuộc vào doanh thu, phụ thuộc vào đơn vị sản phẩm. Điều đáng chú ý nhất chính là hình thức này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp bởi vì nó sẽ được trả theo biên bản nghiệm thu công việc. Ví dụ: Anh nguyễn Văn A nhận được một công trình xây dựng một ngôi nhà trong vòng 3 tháng với mức khoán là 500 triệu đồng. Trong trường hợp này lương sẽ được thanh toán trước là 1 hoặc 1/3 sau khi nghiệm thu thì sẽ được trả hết số tiền còn lại. Như vậy là công thức tính lương khoán sẽ được tính là: Lương khoán = Mức lương khoán * Tỷ lệ hoàn thành công việc được giao.

XEM THÊM: Mẫu hợp đồng khoán việc đúng quy định

Hướng dẫn cách tính lương trả theo thời gian

Lương trả theo thời gian sẽ bao gồm lương trả theo ngày, trả theo tháng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động. Với cách tính lương theo thời gian thì cơ sở mức tiền lương mỗi tháng sẽ chia cho số ngày làm việc.
Theo luật lao động thì tối đa số ngày lương tiêu chuẩn của một tháng không quá 26 ngày. Theo điểm a, Khoản 4, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định thì cách tính tiền lương như sau:

Trường hợp 1

Việc tính lương theo ngày công sẽ phức tạp với người tính lương, thay vào đó có thể lựa chọn tính lương theo ngày công tiêu chuẩn, như vậy thì sẽ dễ dàng hơn. [Ngày công tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật sẽ là 26 ngày].

Lương tháng = [[Lương + Các khoản phụ cấp]]/ 26]* Số ngày làm việc thực tế.

Với cách tính lương này thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tính và theo dõi tiền lương. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng kế toán, từng nhà quản lý mà sẽ có những lựa chọn cách tính lương khác nhau.

Trường hợp 2

Lương tháng = Số ngày làm việc thực tế*[[Lương + Các khoản phụ cấp]/Số ngày đi làm theo quy định]

Trong đó: Số ngày công đi làm theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ. Trong trường hợp này thì số ngày công có thể vượt quá 26 công, có rất nhiều tháng trong năm khi đã nghỉ 4 ngày chủ nhật theo quy định thì vẫn còn 27 ngày công trong tháng. Ví dụ: Tháng 7 có 31 ngày và sẽ có 4 chủ nhật [người lao động được nghỉ vào chủ nhật] => Số ngày đi làm theo quy định là 27.

XEM THÊM: Tổng hợp thông tin về tiền lương tháng 13

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo sản phẩm

Có những doanh nghiệp thường lựa chọn trả lương theo chất lượng và số lượng công việc. Nhìn chung là trả lương theo sản lượng được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất, mục đích là để khuyến khích người lao động hoàn thành công việc được giao một cách chất lượng nhất.
Cách tính tiền lương theo sản phẩm sẽ được áp dụng theo công thức như sau: Tiền lương SP = Số lượng SP hoàn thành * Đơn giá SP Ví dụ: Cách tính lương này theo kiểu “làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít”, ví dụ bạn Nguyễn Thị X được giao cho công việc viết content với số lượng là 100 bài/tháng, mỗi bài viết dài khoảng 1300 từ, và tổng số KPI phải hoàn thành là 100%. Nếu trong tháng đó chị X hoàn thành đúng số bài với 100% công việc thì sẽ được trả đủ số lương. Ngược lại nếu chỉ hoàn thành được 80% thì số lương sẽ chỉ trả cho 80% mặc dù vẫn đi làm đủ số ngày công.

Hình thức trả lương theo sản phẩm đượcc áp dụng tại nhiều cửa hàng, công ty họ vẫn sẽ trả cho nhân viên lương cứng [lương cơ bản] sau đó trả thêm lương theo phần trăm của sản phẩm.

Quy định về hình thức trả lương cho người lao động

Theo khoản 2, Điều 36, Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC thì trả lương dựa trên những nguyên tắc

  • Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
  • Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
  • Nếu hóa đơn đáp ứng điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý.
  • Nhà cung cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
  • Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chính của nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhà cung cấp không lập hóa đơn đúng thời điểm [giao hàng tháng trước, tháng sau mới xuất hóa đơn].

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật lao động và việc làm

Tóm lại vấn đề “Lương được xác định như thế nào ?”

Trên đây là những cách tính tiền lương được quy định cụ thể trong bộ luật Lao động mới nhất. Bạn có thể sử dụng nó để tính lương cho nhiều trường hợp khác nhau như: tính tiền lương khoán, lương theo sản phẩm, lương theo giờ,… Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề