Cách tính biểu đồ lượng mưa lớp 7

GD&TĐ - Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình Địa lý lớp 7 nhằm giúp học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa một cách thành thục; Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức trong và sau bài học.

Cấu trúc của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm. Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành. Trục tung bên phải có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C [0C]; trục tung bên trái có các vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng milimet [mm]. Trục hoành chia làm 12 phần, mỗi phần là một tháng và lần lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12 bằng số hoặc chữ.

Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường cong màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được thể hiện thông thường bằng hình cột màu xanh [hoặc đường cong màu xanh nối lượng mưa trung bình các tháng trong năm].

Định lượng chỉ số nhiệt độ, lượng mưa và tham chiếu với môi trường khí hậu

Qua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau: 

* Về nhiệt độ:

+ Trên 200C là tháng nóng.

+ Từ 100C đến 200C là tháng mát [tương ứng với tháng ấm áp xứ lạnh].

+ Từ 50C đến 100C là tháng lạnh [tương ứng với tháng mát mẻ ở xứ lạnh].

+ Từ - 50C đến 50C là rét đậm.

+ Dưới -50C là quá rét. 

Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 thì đó là một địa điểm ở Bắc bán cầu [Mùa nóng từ 21/3 đến 23/9]. Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì đó là địa điểm ở Nam bán cầu [mùa nóng từ 23/9 năm trước đến 21 tháng 3 năm sau]. Nếu địa điểm đó nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ thì đó là một địa điểm ở vùng xích đạo.

Nếu trường hợp trong một năm đường biểu diễn nhiệt độ nhô cao hai đỉnh [một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh] thì địa điểm đó thuộc khu vực nội chí tuyến.

* Về lượng mưa: 

+ Trên 100mm là tháng mưa [Trung bình năm từ 1200 – 2500mm].

+ Từ 50mm - 100mm là tháng khô [Trung bình năm từ 600 – 1200mm].

+ Từ 25mm - 50mm là tháng hạn [Trung bình năm từ 300mm – 600mm].

+ Dưới 25 mm là tháng kiệt [Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc – Trung bình năm dưới 300mm].

* Tham chiếu các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của một địa phương thuộc kiểu khí hậu nào 

+ Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm .

+ Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 200C, thời kỳ khô hạn kéo dài: Môi trường nhiệt đới 

+ Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: Môi trường ôn đới hải dương. 

+ Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè: Ôn đới lục địa.

+ Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc. 

+ Mùa hạ nóng và khô. Mùa đông không lạnh lắm. Mưa nhiều vào thu đông: Khí hậu Địa Trung Hải.

Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích

Để xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách sau: Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất.

Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất.

Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất.  

Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu.

Ví dụ 4:

Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo trình tự:

a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.

c. Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do.

d. Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa [A, B, C ] với các lát cắt thảm thực vật [D, E, F] thành từng cặp sao cho phù hợp.

Trả lời:

Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn dạy học Địa lý lớp 7, giáo viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của bản đồ, biểu đồ nói chung, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa nói riêng cũng như nắm vững các phương pháp phân tích các loại biểu đồ địa lý.

Yêu cầu:

Đối với giáo viên:

- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có bản đồ, biểu đồ nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức.

- Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trong khi khai thác nội dung bài học, trong củng cố bài học, kiểm tra bài cũ và cả rèn luyện kĩ năng khi kiểm tra định kì.

- Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh trong suốt quá trình học.

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một thành tố quan trọng của dạy học địa lý tự nhiên song không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời gian trong quá trình giảng dạy.

Đối với học sinh:

- Trong quá trình học tập, học sinh cần phải tích cực hoạt động, chủ động tìm tòi và sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.

- Trong quá trình phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, học sinh cần khả năng liên hệ với đặc điểm môi trường về sông ngòi, thực vật có một biểu tượng sâu hơn về môi trường địa lý đang học.

- Học sinh phải luôn luyện tập thực hành để những kiến thức mình lĩnh hội được thành kĩ năng thuần thục trong cuộc sống.

24/07/2022 23:23

GD&TĐ - Tối 24/7, nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27/7/1947 - 27/7/2022], tại Di tích lịch sử quốc gia Thành cổ Quảng Trị, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ.

24/07/2022 23:19

GD&TĐ - Với 29,35 điểm, nữ sinh Nguyễn Thị Khánh Linh [lớp 12A1, Trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh] trở thành thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển đại học cao nhất của Hà Tĩnh khối A1.

24/07/2022 22:25

GD&TĐ - Với mong ước được đứng vào hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân, em Trần Tiến Mạnh [xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh] quyết định ở nhà tự ôn thi lại. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, Mạnh đã giành 27,45 điểm khối C03 và 29,25 điểm khối C00 – đồng thủ khoa khối C00 tại Hà Tĩnh.

24/07/2022 21:09

GD&TĐ - Ngày 24/7, Công an Hải Phòng đã phát đi thông tin ban đầu về vụ án giết người xảy ra ngày 22/7 tại Khu đô thị Cựu Viên [Kiến An, Hải Phòng] khiến 1 người phụ nữ tử vong trong tình trạng thi thể không còn nguyên vẹn.

24/07/2022 21:09

GD&TĐ - Thí sinh Vũ Thị Thi lớp 12A7, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân [huyện Vĩnh tường, Vĩnh Phúc] được xác định là thủ khoa khối D toàn quốc năm 2022. Không chỉ vậy, Thi còn là thủ khoa Kỳ thi tốt nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.

24/07/2022 20:04

GD&TĐ - Mới đây, Sterling đã chia sẻ lý do anh chọn The Blues làm bến đỗ tiếp theo trong sự nghiệp ở buổi trả lời phỏng vấn với trang web chính thức của câu lạc bộ.

24/07/2022 20:00

GD&TĐ - Quán quân Sao Mai 2017 Sèn Hoàng Mỹ Lam vừa ra mắt 3 MV đặc biệt nằm trong dự án âm nhạc có tên “Tây Bắc và em”.

24/07/2022 19:24

GD&TĐ - Binh sĩ thuộc lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Luhansk [LPR] ly khai tiếp tục đề nghị chiến binh Ukraine hạ vũ khí – Theo Izvestia.

24/07/2022 19:23

GD&TĐ - Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 24/7 của Bộ Y tế cho biết có 748 ca mắc Covid-19 mới, giảm gần 300 ca so với hôm qua; Trong ngày không có F0 tử vong; Gần 9.800 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh.

24/07/2022 19:22

GD&TĐ - Hoàng Anh Gia Lai chính thức vươn lên Top đầu bảng xếp hạng V.League sau chiến thắng ấn tượng trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng đấu thứ 9.

24/07/2022 19:19

GD&TĐ - Ông Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình được phân công giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội vừa bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, phụ trách Kiểm toán Nhà nước.

24/07/2022 19:17

GD&TĐ - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nghệ An, ngày 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát thực địa sân bay Vinh, khu vực quy hoạch xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò và một số dự án giao thông trọng điểm khác của Nghệ An.

24/07/2022 19:14

GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Thanh Hóa có mức điểm trung bình các môn thi là 6,347, xếp thứ 27 cả nước. Kết quả này tăng 5 bậc so với năm 2021. Đáng chú ý, năm nay Thanh Hóa có tới 4 môn thi có mức điểm trung bình cao hơn điểm trung bình cả nước.

24/07/2022 18:50

GD&TĐ - Khi Eliana Caman lên xe buýt đi từ Venezuela đến Peru cùng 2 con cách đây 2 năm – cô biết chặng đường phía trước sẽ rất gian nan. Các con cô đã mất một năm học vì trường học ở Peru không nhận chúng. Và đây chỉ là một trong số không ít trở ngại trên con đường đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn của gia đình Caman cũng như những người tị nạn khác.

24/07/2022 18:42

GD&TĐ -Một nhóm các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha [Spanish National Research Council – CSIC] đã phát hiện ra nước bọt của con sâu sáp chứa các enzyme có thể khởi động quá trình phân hủy nhựa.

24/07/2022 18:39

GD&TĐ - Chiều 24/7, đại diện Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có điểm trung bình môn Vật lý đứng thứ Nhất toàn quốc với 7,5 điểm.

24/07/2022 17:42

GD&TĐ - Ngày 24/7, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị này đang phối hợp với Công an thị xã Bến Cát điều tra, làm rõ vụ 6 người trong gia đình tử vong tại một căn nhà nằm trên đường DJ15 [phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát].

24/07/2022 17:38

GD&TĐ - Nga cho biết, đã bắn trúng một mục tiêu quân sự trong cuộc không kích hôm qua nhắm vào thành phố cảng Odessa của Ukraine. Cuộc tấn công diễn ra một ngày sau khi thỏa thuận nhằm bỏ cấm xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine do Liên hợp quốc làm trung gian được ký kết.

24/07/2022 17:36

GD&TĐ - Ngày 24/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ khởi công công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục tại thôn Khuôn Trú, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

24/07/2022 17:31

GD&TĐ -Xuất sắc trong phần thi Vượt chướng ngại vật, Vũ Nguyên Sơn đến từ Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã sớm tạo lợi thế dẫn trước và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng Olympia phát sóng chiều 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề