Cách tính lương hưu theo Nghị định 143

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Công văn số 4126/BNV-TCBC, để được nhận lương hưu hằng tháng ngay sau khi nghỉ việc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế phải thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Người có đủ các điều kiện sau:

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 năm so với tuổi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động [tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường].

Năm 2021: Để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế:

+ Cán bộ, công chức, viên chức nữ: Phải từ đủ 50 tuổi 04 tháng.

+ Cán bộ, công chức, viên chức nam: Phải từ đủ 55 tuổi 03 tháng.

- Đã đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] từ đủ 20 năm trở lên.

Nhóm 2: Người có đủ các điều kiện sau:

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động [trường hợp được nghỉ hưu trước không quá 05 năm so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường].

Năm 2021: Để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế:

+ Cán bộ, công chức, viên chức nữ: Phải từ đủ 45 tuổi 04 tháng.

+ Cán bộ, công chức, viên chức nam: Phải từ đủ 50 tuổi 03 tháng.

- Đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có thêm một trong hai điều kiện sau:

+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.

Xem thêm: Hướng dẫn xác định tuổi nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế 

Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi do tinh gian biên chế? [Ảnh minh họa]


Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, cán bộ, công chức, viên chức được xác định thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó, mức hưởng lương hưu của những người này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

* Tỷ lệ hưởng lương hưu:

Được xác định như sau:

- Đối với lao động nữ:

  • Đóng đủ 15 năm BHXH: Được hưởng tỷ lệ bằng 45%.
  • Sau đó: Cứ thêm mỗi năm, tỷ lệ hưởng được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.

- Đối với lao động nam:

  • Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH sẽ được tính tỷ lệ hưởng là 45%.

    [Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được tính tỷ lệ hưởng là 45%]

  • Sau đó: Cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.

Đặc biệt: Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế sẽ không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. Trong khi các trường hợp thông thường thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm 2% tỷ lệ hưởng.

Lưu ý: Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì được làm tròn như sau:

+ Lẻ từ 01 - 06 tháng: Tính là nửa năm.

+ Lẻ từ 07 - 11 tháng: Tính là 01 năm.

* Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định nên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH [Mbqtl] sẽ được áp dụng theo công thức tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

- Có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương nhà nước quy định:

+ Bắt đầu tham gia BHXH trước năm 1995:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm [60 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 1995 - 2000:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm [72 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2001 - 2006:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm [96 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2007 - 2015:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

[120 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2016 - 2019:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

[180 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2020 - 2024:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

[240 tháng] cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2025 trở đi:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của toàn thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Nếu tham gia BHXH trước năm 2016: Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
  • Nếu tham gia BHXH từ năm 2016 trở đi: Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo từng thời kỳ.

- Trước đó có thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH  theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

Trên đây là thông tin về lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế. Nếu còn nội dung nào chưa hiểu rõ, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Chi tiết cách tính mức hưởng lương hưu hằng tháng

>> Chế độ hưu trí: Toàn bộ quy định người lao động cần biết

>> Hồ sơ hưởng lương hưu gồm những giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Bởi ebh.vn - 27/04/2022

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện được đặc biệt quan tâm, so với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ điểm khác biệt. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ cùng phân tích để giúp người lao động hiểu rõ hơn về cách tính.

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH hội tự nguyện

Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Trước năm 2022, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện sau:

  1. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;

  2. Đủ 20 năm tham gia BHXH;

Kể từ năm 2022, điều kiện để hưởng lương hưu có sự điều chỉnh, cụ thể là:

  1. Nữ đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và nam đủ 60 tuổi 6 tháng.

  2. Đã đóng đủ 20 năm BHXH.

Lưu ý:

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng] thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. [quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ].

Thời điểm hưởng lương hưu trong trường hợp này được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu [theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015].

2. Các tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Về nguyên tắc cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng tương tự như cách tính lương hưu khi tham gia BHXH bắt buộc. 

2.1 Cách tính lương hưu 

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Cụ thể như sau:

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

  • Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy công thức tính lương hưu được xác định như sau:

Lương hưu

hàng tháng

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu

hàng tháng

X

Mức bình quân thu nhập tháng

đóng BHXH

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH [theo quy định tại Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội].

Hiên nay, nhiều người lao động sau khi ngừng đóng BHXH bắt buộc đã quyết định rút BHXH 1 lần. Tuy nhiên với thời gian đóng BHXH ngắn do đó mà mức hưởng sẽ rất thấp và người lao động sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi nhận BHXH lần sớm.

Để tăng tối đa mức hưởng BHXH 1 lần, người dân sau khi ngừng đóng bảo hiểm bắt buộc có thể tham gia BHXH tự nguyện để tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội và được hưởng BHXH 1 lần ở mức cao hơn bằng cách kéo dài thời gian tham gia.

Người tham gia BHXH tự nguyện cũng có thể rút BHXH 1 lần bất cứ khi nào cần thiết. bạn đọc quan tâm có thể tham khảo chi tiết tại bài viết Hướng dẫn rút BHXH 1 lần đối người tham gia BHXH tự nguyện

2.2 Cách tính thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

Để tính được lương hưu của người lao động tham gia BHXH tự nguyện một cách chính xác, người lao động lưu ý lấy mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh thay vì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH chưa điều chỉnh.

Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% cao nhất là 75% mức thu nhập tháng đóng BHXH.

Năm 2022, căn cứ vào Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2021 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau: 

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối người lao động tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

X

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo bảng dưới đây:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

Lưu ý đặc biệt:

Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì:

  • Thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định đã nêu trên.

  • Tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. 

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu được tính theo quy định tại Khoản 4, Điều 11, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, cụ thể theo công thức sau:

Cách tính thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh.

Từ việc tính được thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm, người lao động sẽ dễ dàng tính được mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH [Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng]. Sau đó, người lao động dễ dàng tính được mức lương hưu hàng tháng bằng cách lấy mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nhân với tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng của mình.

3. Trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhiên đối với trường hợp hưởng trợ cấp một lần thường chỉ xảy ra ở người lao động đã có thời gian tham gia BHXH tự nguyện trước thời gian tham gia BHXH bắt buộc.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH  cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trên đây là cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022 được cập nhật mới nhất. Thông qua thông tin được chia sẻ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng sẽ giúp người lao động và bạn đọc có thể tính được mức lương hưu hàng tháng dễ dàng.

>>> Tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/1/2022

Video liên quan

Chủ Đề