Cách tính tốc độ tăng thu ngân sách

Thông tin đáng chú ý vừa được đưa ra tại Hội thảo công bố kết quả Nghiên cứu “Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế tại Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế công bằng” ngày 16/12 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách [VEPR] tổ chức.

Tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam cao nhất ASEAN

PGS.TS Phạm Thế Anh - Trưởng nhóm Nghiên cứu cho biết, từ năm 2006 tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam giữ vững ở mức trên 80%. Ngoại trừ trong vài năm gần đây, tỉ trọng này giảm xuống còn 75% do thu từ phí, lệ phí và các nguồn thu không phải từ thuế tăng một cách tương đối trong cơ cấu thu ngân sách.

Theo các chuyên gia, thuế TNCN dù đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách

“Tốc độ tăng thu thuế là tương đương với tốc độ tăng của GDP. Kể từ năm 2011 tỉ lệ thuế trên GDP của Việt Nam ổn định ở mức xung quanh 18%” – theo kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ trọng của thuế trực thu đã giảm liên tục trong giai đoạn 2012-2017, từ 44.6% năm 2012 xuống chỉ còn 33.8% năm 2017. Điều này phần nào làm giảm đi tính lũy tiến của hệ thống thuế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018-2019, số liệu ước tính của Bộ Tài chính cho thấy tỉ trọng của thuế trực thu có xu hướng tăng trở lại, ước đạt 38.9% năm 2019. Còn lại là VAT và thuế bảo vệ môi trường chỉ chiếm 39% trong năm 2019, tương đương với con số 38% của thuế trực thu…

Thuế TNDN vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất mặc dù  đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính  đó là việc áp dụng ngày càng nhiều các ưu  đãi thuế  cho khu vực doanh nghiệp,  đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Ở Việt Nam, thuế TNCN ở Việt Nam dù đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách.

Tỷ trọng của thuế  gián thu trong tổng thu thuế ngày càng tăng và đã vượt quá con số  60% vào năm 2016 và chiếm 11% GDP. Thuế GTGT là nguồn thu lớn nhất trong các loại thuế gián thu, chiếm từ 50% đến 60% tổng số thu của thuế gián thu trong giai đoạn 2006-2019.

Ở Việt Nam, vai trò của thuế GTGT càng trở nên quan trọng hơn khi lợi nhuận từ các loại thuế thương mại giảm đi do các hiệp định thương mại trong khu vực cũng như việc thông qua các chuẩn mực tự do hóa thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].

Khi nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm, Việt Nam có khuynh hướng tăng nguồn thu thông qua việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt [Luật số 27/2008/QH12] và giới thiệu thuế bảo vệ môi trường [Luật số  57/2010/QH12].

Có 10 nhóm hàng hoá và 6 nhóm dịch vụ  chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm: thuốc lá và xì gà, rượu, bia; xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xe máy phân khối, máy bay và du thuyền, xăng các loại; Bài lá, vàng mã và hàng mã; Vũ trường, mát‐xa và karaoke, trò chơi có thưởng và casino, đặt cược, gôn và sổ xố.

Có 8 nhóm mặt hàng chịu thuế bảo vệ  môi trường: xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi ni lông, một số loại thuốc diệt cỏ  và trừ mối, một số loại thuốc bảo quản lâm sản và một số loại thuốc khử trùng

Nghiên cứu nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho tỉ trọng thu thuế giảm đối với tất cả các nước trong giai đoạn 2007-2009. Sau đó, tỉ lệ thu thuế/ GDP các nước nhìn chung tương đối ổn định.

Đáng chú ý, khi so sánh về tỉ trọng giữ thu thuế và GDP của Việt Nam với các nước ASEAN, PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh: “Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất trong nhóm các nước tương tự trong ASEAN, nhưng tỉ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam là cao nhất. Điều này cho thấy gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn và cần có sự thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng”.

Ông Phạm Thế Anh phân tích, khi GDP và thu ngân sách tăng, tỉ trọng về thuế thu nhập [bao gồm thuế TNCN và thuế TNDN] trong thu thuế thường tăng, thay thế cho các loại thuế tiêu thụ và thương mại.

“Hiện tại tỉ trọng thu thuế thu nhập ở Việt Nam vẫn còn thấp. Xu hướng cho thấy thuế trực thu vẫn đang tiếp tục giảm về tỉ trọng so với số gián thu. Cải cách thuế cần xây dựng hướng đến việc thu thuế thu nhập một cách hiệu quả hơn thay vì mở rộng cơ sở đối với các loại thuế gián thu”, ông Phạm Thế Anh đề xuất.

Bao giờ ban hành Luật thuế tài sản

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn [Viện Nghiên cứu thế giới], Dự thảo Luật thuế tài sản lần gần nhất được đưa ra là hồi đầu năm 2018 nhưng ngay sau đó đã bị gác lại.

Đây là loại thuế được các nước trên thế giới thực hiện thu từ rất lâu, mang lại nguồn thu cho ngân sách, có ý nghĩa lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô nhưng tại Việt Nam đến thời điểm này loại thuế này vẫn chưa được thực hiện. “Vì sao loại thuế này khó thực thi đến vậy?”, ông Sơn đặt vấn đề.

Lý giải về vấn đề này, TS Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính [Bộ Tài chính] cho biết, Việt Nam chưa có thuế tài sản nhưng đã đánh một số loại thuế liên quan tới tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Trong vòng 10 năm qua, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo thuế tài sản và thảo luận vấn đề này nhưng vẫn chưa ban hành được.

Ông Tuyến cho biết, ở Việt Nam loại thuế này không dễ thu vì sự đồng bộ giữa các Bộ luật là có vấn đề.

Ông Tuyến ví dụ, Luật Đất đai quy định giá đất do Nhà nước ban hành để làm căn cứ xác định giá tính thuế trong hoạt động chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, cho tặng… Giá này được công bố trên cơ sở giá thị trường.

“Tuy nhiên, giải thích giá thị trường của đất đai lại không phải như vậy. Ví dụ giá thị trường 1m2 đất ở Hà Nội có nơi là 2 tỷ đồng, có nơi 1 tỷ đồng nhưng khung giá UBND TP Hà Nội lúc cao nhất khoảng 200 triệu đồng. Chênh nhau gần chục lần vậy ban hành luật thuế tài sản thì căn cứ vào giá nào, 200 triệu đồng hay 2 tỷ đồng?”, ông Tuyến dẫn chứng.

Được biết, Luật thuế tài sản đã được đưa ra bàn thảo từ năm 2000. Lần gần đây nhất được đưa bàn luận khi Bộ Tài chính công bố dự thảo Luật thuế tài sản vào đầu năm 2018 với mức khởi điểm đánh thuế tài sản căn nhà là 700 triệu đồng.

Ngoài tài sản là đất, tài sản trên đất, dự thảo này còn đưa ra các loại tài sản khác có giá trị cao cũng là đối tượng điều chỉnh của luật thuế này là: Tàu, thuyền, ô tô…

Tuy nhiên, ngay thời điểm ấy, khi dự thảo vừa được công bố đã gây ra làn sóng tranh luận gay gắt liên quan tới mức giá trị khởi điểm tính thuế, các loại tài sản đánh thuế, sử dụng tiền thuế, vấn đề thuế chồng thuế…

Vì mức độ nhạy cảm và tính tác động rộng rãi tới cả xã hội cũng như những vấn đề đưa ra trong dự thảo thuế này còn gây tranh cãi nên đã bị gác lại.

[TBTCO]-Phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của ngành Tài chính sáng 12/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Tài chính. Phó Thủ tướng cho rằng, tốc độ tăng thu 6 tháng cao gần gấp đôi tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao nhiều kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm của ngành Tài chính. Ảnh: Đức Minh

>> Đảm bảo giữ vững các cân đối ngân sách

>> Địa phương phấn đấu thu đạt và vượt dự toán ngân sách năm 2019

Kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN đạt được khá toàn diện

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tình hình khu vực và trên thế giới diễn biến rất phức tạp, nhưng kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát. Thu ngân sách đảm bảo tiến độ dự toán và tăng so cùng kỳ; chi ngân sách nhà nước [NSNN] chặt chẽ, theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện...

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo Phó Thủ tướng, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; diễn biến phức tạp về địa chính trị và một số điểm nóng trong khu vực; tăng trưởng thương mại thế giới dự báo chỉ 2,6%, mức thấp nhất từ khi khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007 - 2008 đến nay. Nhiều nước tăng trưởng xuất khẩu rất thấp, thậm chí tăng trưởng âm…

Ở trong nước, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu; một số động lực tăng trưởng chính có xu hướng chững lại, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm; giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là giải ngân vốn ODA còn khó khăn và chậm; tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

“Trong bối cảnh đó, tôi đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Tài chính và ngành Tài chính trong việc triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính năm nào cũng triển khai bài bản, trên cơ sở các nghị quyết của Chính phủ, đều có kế hoạch hành động chi tiết theo từng thời điểm. Bộ Tài chính là một trong những bộ triển khai sớm với các kế hoạch khá hoàn thiện, coi đó là tiêu chí đánh giá chung của ngành cũng như từng bộ phận, từng đơn vị” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá.

Nhờ đó, theo Phó Thủ tướng, kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN 6 tháng đầu năm đã đạt được khá toàn diện, tạo nền tảng quan trọng để phấn đấu hoàn thành kế hoạch cả năm đã đề ra.

Nhấn mạnh 6 thành công trong 6 tháng đầu năm của ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói: Thành công thứ nhất đó là công tác thu NSNN, kết quả điều hành thu - chi NSNN 6 tháng đầu năm rất tích cực. Thu NSNN 6 tháng đạt 52,8% dự toán, tăng 13,2% so cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất từ năm 2015 trở lại đây, trong đó tăng cả thu ngân sách trung ương [NSTW] và ngân sách địa phương [NSĐP]. Thu NSTW đạt 51,5% dự toán, là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

“Đáng chú ý lĩnh vực kinh tế đều tăng thu: thu từ trung ương, địa phương, thu nội địa, thu xuất khẩu, dầu thô…, đều tăng trưởng khá, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN của cả năm 2019. Nếu tăng trưởng cao mà các khu vực thu này sụt giảm thì sẽ không còn ý nghĩa. Tốc độ tăng thu cao gần gấp đôi tăng trưởng GDP. GDP tăng 6,79% mà NSNN tăng 13,2%” - Phó Thủ tướng nhận định.

Cùng với đó, chi NSNN được bảo đảm theo dự toán, việc xử lý các chính sách an sinh xã hội, xử lý hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh cho các địa phương được kịp thời, góp phần ổn định trật tự xã hội. Trong 6 tháng đã chi 2,9 nghìn tỷ đồng từ dự phòng trung ương cho các nhiệm vụ chi ngân sách cấp bách, cho dịch tả lợn châu Phi. “Chúng tôi đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong xây dựng các nghị quyết của Chính phủ để đối phó với dịch tả lợn châu Phi” - Phó Thủ tướng nói thêm.

Thành tựu thứ hai được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc tới đó là công tác tái cơ cấu lại NSNN, nợ công đạt được kết quả tích cực, góp phần ổn định vĩ mô, tăng hệ số tín nhiệm quốc gia. Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện tốt đó là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; đồng thời cân đối lại thu chi NSNN, bảo đảm an toàn nợ công. Nợ công đã được cơ cấu lại, giảm vay nước ngoài, tăng vay trong nước, tránh rủi ro về tỷ giá; lãi suất vay giảm mạnh, thời hạn dài, giảm áp lực lớn về nợ công, kéo dài thời gian trả nợ, giảm chi phí trả nợ. Vì thế, nợ công đang ở mức cao năm 2016 là 64,3% giảm còn 58,4% vào năm 2018.

Nhờ đó, Phó Thủ tướng khẳng định: “Đây là thành tựu rất lớn của ngành Tài chính trong nhiệm kỳ này. Cần phải đánh giá đúng đắn thành tựu trong cơ cấu lại thu chi NSNN và nợ công, để thấy được thành tựu lớn này của ngành Tài chính”.

Kết quả nổi bật thứ ba theo Phó Thủ tướng, đó là các nhiệm vụ về cơ cấu lại nền kinh tế trong các lĩnh vực: thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, dịch vụ tài chính; cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước [DNNN]; đổi mới khu vực sự nghiệp công gắn với cơ cấu lại NSNN đã được tích cực triển khai.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao cố gắng của Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cơ cấu lại thị trường chứng khoán, bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 và ông nhận định, đây cũng là một trong những kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm của ngành Tài chính.

Theo Phó Thủ tướng, kết quả thứ tư của Bộ Tài chính là đã phối hợp khá hài hòa, chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý thị trường, giá cả, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. “Chúng tôi thấy cần thiết phải biểu dương sự cố gắng của cơ quan thường trực là Bộ Tài chính và nhóm giúp việc của Ban Chỉ đạo điều hành giá là Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính” - Phó Thủ tướng chia sẻ thêm.

Thành công thứ năm đó là, Bộ Tài chính đã tích cực rà soát, sắp xếp lại bộ máy, kết hợp với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18 và 19 của Hội nghị TW 6 [khóa XII]. Theo báo cáo, các đồng chí đã cắt giảm được 63 phòng thuộc các cục thuế; hợp nhất các chi cục thuế huyện thành chi cục thuế khu vực của 25 cục thuế, giảm được 84 chi cục thuế và 436 đội thuộc các chi cục thuế. Theo Phó Thủ tướng, đây là một trong những vấn đề được Bộ Tài chính thực hiện rất quyết liệt, và cũng là một trong những bộ thành công, đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy. Hiện nay sắp xếp lại căn bản, bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí và từ đó hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

Thứ sáu, Bộ Tài chính đã tăng cường cải cách hành chính, bãi bỏ thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, góp phần hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - NSNN.

“Nhân diễn đàn này, tôi đánh giá cao sự cố gắng của Bộ Tài chính, đặc biệt là Tổng cục Hải quan, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về kết nối một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng khẳng định: "Những kết quả ngành Tài chính đạt được trong 6 tháng đầu năm đã góp phần tích cực trong thành công chung của Chính phủ, cả nước trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019. Thay mặt Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương cũng như toàn thể cán bộ công chức của Bộ Tài chính và ngành Tài chính trong 6 tháng qua".

Các địa phương phải hoàn thành dự toán thu

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng lưu ý ngành Tài chính về vấn đề thu NSNN, từ tháng 5 trở lại đây, thu của DNNN, thu từ DN FDI và DN tư nhân có xu hướng không tốt như 6 tháng đầu năm. Một số tỉnh, thành phố trọng điểm có số thu NSNN đạt thấp. Do đó, thách thức hoàn thành thu NSNN năm 2019 vẫn còn ở phía trước, cần phải phân tích kỹ nguyên nhân, có giải pháp phù hợp, để phấn đấu hoàn thành đạt và vượt dự toán 5%.

Trong quản lý thu, còn tình trạng trốn thuế, thất thu thuế; nợ đọng thuế mặc dù được tập trung xử lý thu hồi, nhưng vẫn ở mức cao; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, kê khai thiếu số thuế phải nộp còn xảy ra ở nhiều nơi.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm so với yêu cầu, nhất là vốn vay ODA. Tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2019 thậm chí còn thấp hơn mức cùng kỳ năm 2018 [đạt 32,4% dự toán so với 33,9% của cùng kỳ năm 2018]; công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN còn chậm; công tác đổi mới khu vực sự nghiệp công cũng chưa được chuyển biến căn bản; công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm…

“Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới thay đổi nhanh, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, căng thẳng thương mại diễn biến khó lường sẽ phần nào tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan trong chỉ đạo điều hành. Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là chúng ta kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,6 - 6,8%; tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2019, tạo tiền đề thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về cơ bản, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhất trí với kế hoạch triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2019 của Bộ Tài chính. Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh một số giải pháp mà ngành Tài chính cần tập trung thực hiện từ nay đến hết năm 2019. Cụ thể: Quán triệt phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”; tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng, về thu NSNN, trong dài hạn phải rà soát lại tỷ lệ động viên, phải có đường hướng dài hạn điều chỉnh chính sách thu. “Vừa qua đã sửa đổi Luật Quản lý thuế, chính sách thu phải điều chỉnh để một mặt vừa nuôi dưỡng nguồn thu, mặt khác tăng tỷ lệ động viên trong một số lĩnh vực, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt, lộ trình sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Tinh thần là nuôi dưỡng nguồn thu, tài chính phải chặt chẽ, nhưng thông thoáng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bài toán này là rất khó” - Phó Thủ tướng nói.

Lưu ý với ngành Tài chính, Phó Thủ tướng đề nghị: Thu NSNN phải tăng khoảng 5% so với dự toán. Trong đó, tất cả các địa phương phải hoàn thành dự toán thu. Đây là nhiệm vụ số 1 của ngành Tài chính.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến các giải pháp, như: Đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công và vốn vay ODA; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Rà soát, sửa đổi một số văn bản có liên quan để đẩy nhanh tiến trình này; cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; siết chặt kỷ luật tài chính - NSNN; tập trung thực hiện các giải pháp thu, phấn đấu vượt kế hoạch đề ra, giảm số thuế nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu NSNN…

Ngoài ra, cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh việc chi ngân sách lãng phí; tăng cường thanh, kiểm tra, tăng cường quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, xử lý nghiêm vi phạm, tăng cường kiểm soát tạm nhập tái xuất, chuyển kho hải quan. Tình trạng lợi dụng nhập khẩu hàng hóa nước khác lấy xuất xứ Việt Nam cần phải được kiểm soát, xử lý nghiêm.

Với quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, sự đoàn kết, đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và toàn ngành Tài chính, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo quyết liệt sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng ngành Tài chinh sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2019, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và cả giai đoạn 2016 - 2020, tạo tiền đề tích cực để xây dựng dự toán NSNN năm 2020 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2020 - 2022./.

Minh Anh

Video liên quan

Chủ Đề