Cách tính tỷ suất sinh lời so sánh 2 năm

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc về: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là gì? Cách tính và Ví dụ minh hoạ về Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp

1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là gì?

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu tiếng Anh là Net profit margin ratio

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp tính trên mỗi đồng doanh thu thuần.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu còn được gọi là Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

2. Cách tính Tỷ suất sinh lời trên doanh thu:

Công thức xác định Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Trong đó:

Lợi nhuận ròng là Lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp.

Doanh thu thuần là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

3. Ý nghĩa của Tỷ suất sinh lời trên doanh thu:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu [Net profit margin ratio] cho thấy rằng một đồng doanh thu thuần mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Tỷ số này càng cao thì cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty càng khả quan. Công ty càng kiếm thêm được nhiều đồng lợi nhuận, để phục vụ cho việc phát triển và mở rộng doanh nghiệp, cũng như trả công cho người lao động, cũng như các chủ sở hữu.

Nếu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty đang bị lỗ. Tiêu thụ được sản phẩm, tuy nhiên, thu nhập không đủ bù đắp chi phí.

Nếu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng gần về 0, càng cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh diễn ra, tuy nhiên lại không mang về lợi nhuận ròng đáng kể, từ đó, sẽ không có ngân sách để tái sản xuất, cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.

4. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ suất sinh lời trên doanh thu [Net profit margin ratio]:

Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:

Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH ABC năm 2021:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 7.360 / 110.000 = 0,067

Net profit margin ratio = 0,067 cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, Công ty ABC cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,067 đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ số Net profit margin ratio được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.

Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là gì? Cách tính và Ví dụ minh hoạ về Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo hay các nhà đầu tư sẽ dựa vào nhiều tiêu chí. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận chính là chỉ số cơ bản quan trọng đầu tiên cần quan tâm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tỷ suất lợi nhuận là gì

Tỷ suất lợi nhuận [Profit Margin] là tỷ lệ % giữa khoản lợi nhuận thu được và một chỉ tiêu cần đánh giá hiệu quả sinh lời.

Dựa trên các chỉ tiêu cần đánh giá hiệu quả sinh lời mà chúng ta có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau, ví dụ như:

  • Tỷ suất LN trên doanh thu
  • Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu [ROE]
  • Tỷ suất LN trên vốn đầu tư [ROI]
  • Tỷ suất sinh lời của tài sản [ROA]

Tuy nhiên, trong thực tế, khi chỉ nói “tỷ suất lợi nhuận”, người ta thường hiểu đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay chỉ số ROS [return on sale].

Vì vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Cách tính tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng công thức:

ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Trong đó:

Doanh thu thuần là khoản thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã loại các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận sau thuế cuối cùng là doanh nghiệp thu được.

Để biết được 2 chỉ số này, bạn có thể dựa trên số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tính được TSLN, bạn cần dựa vào Doanh thu thuần [Mã số 10] và Lợi nhuận sau thuế [Mã số 60] trên báo cáo kết quả kinh doanh

Ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận 3 ý nghĩa sau đây:

  • TSLN trên doanh thu cho biết 100 đồng doanh thu thì sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, sức sinh lời càng cao và càng có lợi cho doanh nghiệp.
  • Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là công tác quản trị doanh thu và chi phí. TSLN tăng cho thấy doanh nghiệp đang làm tốt trong việc:

– Tăng trưởng doanh số, mở rộng thị trường

– Hoặc tối ưu chi phí, tiết kiệm đúng mức mà vẫn đảm bảo hiệu quả sinh lời

Vì vậy, các doanh nghiệp đều mong muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Nếu chỉ số này đột nhiên giảm thì cần xem xét lại vấn đề đang nằm ở đâu để tìm cách điều chỉnh.

  • Tỷ suất lợi nhuận cho biết sức sinh lời của doanh nghiệp so với tương quan trung bình ngành. Nếu một công ty có TSLN thấp hơn so với các DN cùng ngành, điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí đang rât gặp vấn đề hoặc doanh thu đang quá thấp so với quy mô đầu tư.

Lưu ý: TSLN chỉ nên được sử dụng để so sánh các công ty trong cùng một ngành và đúng nhất là có mô hình kinh doanh và số liệu doanh thu tương đồng.

Cách phân tích, sử dụng chỉ số Tỷ suất lợi nhuận

Để phân tích TSLN của một doanh nghiệp và đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả, bạn có thể sử dụng những cách sau:

  • Phân tích dọc: so sánh TSLN qua các năm để xem có biến động nào bất thường hay không và xác định nguyên nhân
  • Phân tích ngang: so sánh TSLN của doanh nghiệp với trung bình ngành để biết con số đang đặt được là cao hay thấp.
  • Đối chiếu với các chỉ số khác như tỷ suất lợi nhuận gộp, ROA, ROE để đánh giá toàn diện

TSLN cần được theo dõi một cách thường xuyên để doanh nghiệp nắm bắt và điều chỉnh kịp thời. Để làm được điều này, bên cạnh việc cập nhật doanh thu nhanh chóng từ các phần mềm bán hàng, doanh nghiệp cũng cần một công cụ quản lý chi phí thuận tiện.

Để theo dõi các khoản chiết khấu, chi phí chung của doanh nghiệp, UBot đã cho ra mắt giải pháp UBot ePayment – hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán, đồng thời hỗ trợ theo dõi chi phí đồng bộ trên một giao diện. Nhà quản lý có thể nắm được chi tiết các khoản chi theo từng hạng mục, phòng ban theo thời gian thực. Quy trình quản lý thanh toán tự động này có thể giúp tiết kiệm đến 80% thời gian so với quy trình thủ công và độ chính xác lên đến 100%.

Chủ Đề