Cách trả lời tại sao nghỉ công ty cũ

Bạn đã vượt qua vòng sơ loại và được nhà tuyển dụng mời đến phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Dưới đây là những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận".

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? [Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?]

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".

Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...

Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này [chuyên môn, tính cách, thái độ...] và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn [nếu có].

Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.

Thử hình dung 5 [10] năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Theo doisongphapluat.com

Quá trình phỏng vấn không chỉ có những câu hỏi mục tiêu bạn là gì? Vì sao bạn ứng tuyển vị trí mới này? Cạnh đó còn có câu hỏi đánh giá “tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” hoặc những câu hỏi chuyển đổi tương tự. Vậy cách trả lời câu hỏi trên ra sao? Hãy cùng jobsgo tìm hiểu ngay nhé!

Nếu theo cách hiểu thông thường, một cá nhân hỏi vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ thì đó chỉ là sự tò mò. Đối với nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này thì hàm ý chứa đựng lại khá nhiều. Họ đang dò xét xem việc bạn theo đuổi công việc mới với lý do gì và lý do chính đáng hay không? Bởi họ không muốn nhân viên mới sẽ là người tạo ra mâu thuẫn căng thẳng. 

Tại sao nghỉ việc công ty cũ một câu hỏi thường thấy

Bên cạnh đó, khi đặt ra câu hỏi tại sao này, nhà tuyển dụng còn muốn biết liệu rằng bạn có thực sự nghiêm túc cho quá trình nhảy việc không? Nếu bạn trả lời sai sót dù chỉ chút ít, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn đang thử nhiều công việc mà thôi. 

Chính vì vậy trước buổi hẹn phỏng vấn bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo, đưa ra các tình huống có thể bắt gặp. Khi bản thân chuẩn bị tốt thì bạn sẽ tự tin hơn. Bạn hãy chủ động luyện tập trả lời mọi câu hỏi dù là tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ tiếng Anh Why did you leave your old company hay tại sao bạn muốn làm việc tại công ty Nhật?,…

👉 Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH - THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU

Lưu ý khi trả lời câu hỏi tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi? Hoặc người phỏng vấn hỏi tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ thực ra là một cái bẫy dành cho ứng viên khi xin việc. Do đó bạn sẽ cần chuẩn bị và trả lời một cách khôn ngoan, trung thực.

Tâm lý tốt sẽ giúp cuộc phỏng vấn thành công

Giải thích đơn giản cho vấn đề này, ví dụ với một nhân viên bán hàng tiếp thị sản phẩm. Khi tư vấn nhân viên bán hàng thường nhấn mạnh về công dụng, ưu điểm của sản phẩm rồi bỏ qua về nhược điểm. Cách nhấn mạnh công dụng đó là một giải pháp khá thú vị, thay vì nói xấu sản phẩm .

Từ đó bạn có thể nói rằng dù bạn bắt gặp câu hỏi nào đi chăng nữa thì đừng để nỗi sợ chi phối bạn. Bản thân bạn cần chủ động đối phó nỗi sợ và thể hiện sự tự tin trả lời nhà tuyển dụng. Đặc biệt bạn cũng nên biết cách làm chủ buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ tăng điểm cộng, đánh giá bạn khác biệt hơn các ứng viên khác. 

Ngoài ra, bạn cũng nên bình tĩnh xử lý cho câu hỏi trên. Việc gì khó quá bỏ qua nhưng cố gắng thì lại vượt qua dễ dàng. 

Tránh các sai lầm

Cách trả lời phỏng vấn khi chuyển việc bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý thì còn cần tránh các sai lầm. Có lẽ đây là điều mà các ứng viên mới thường gặp phải khi nói xấu về quản lý, công việc cũ và các đồng nghiệp. Đó chính là lý do bạn sẽ rớt xin việc vì bị đánh giá là kẻ tám chuyện rắc rối. 

Mắc phải sai lầm đồng nghĩa với xin việc thất bại

Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi không phải là xem xét ai đúng ai sai mà cái chính là xem bạn có thái độ thế nào với môi trường mới. Theo đó nếu bạn chỉ ra một vấn đề nào đó với công ty cũ thì nhà tuyển dụng mới sẽ tự hỏi liệu rằng bạn làm việc sau này cũng vậy không đó. 

Thực tế có rất nhiều lý do khiến bạn nghỉ việc như công ty chậm lương, môi trường chưa ổn,… Có điều trong buổi phỏng vấn tất cả lý do cần giấu kín tránh sự nghi ngờ lòng trung thành. Bạn có thể trả lời vì lý do cá nhân chẳng hạn dù chung chung nhưng lại khá khôn ngoan và tạo ra ấn tượng.

👉 Xem thêm: Ứng phó với nhà tuyển dụng về việc từng bị sa thải

Gợi ý nêu ra một vài nguyên nhân nghỉ việc phù hợp

Chuẩn bị thật tốt về mọi mặt chắc chắn sẽ giúp bạn trả lời trôi chảy câu hỏi tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ. Hơn nữa là chính bạn còn cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng khéo léo, nghiêm túc của bản thân mình. 

Tuy nhiên nếu bạn muốn đưa ra lý do nghỉ việc hoặc được hỏi cặn kẽ bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau giúp ghi điểm hiệu quả. 

Gợi ý nêu ra một vài nguyên nhân nghỉ việc phù hợp

Nguyên nhân muốn thêm cơ hội phát triển

Ứng viên cần chủ động bày tỏ việc chưa đủ cơ hội cải thiện và học hỏi nếu làm việc tại công ty cũ. Cạnh đó bạn cần đưa ra khao khát bạn mong muốn tiến xa hơn mang lại sự đóng góp cho công ty. Chắc chắn đây sẽ là một điểm cộng rất lớn trước mặt nhà tuyển dụng cho bạn. 

Nguyên nhân bạn nhận thấy thời điểm thay đổi

Nhảy việc không xấu hay điều đó làm bạn thiếu đi sự kiên định gắn bó. Chỉ cần lập kế hoạch, vạch mục tiêu tương lai chi tiết là bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn. Hãy tận dụng và tạo hướng đi riêng cho bản thân. 

Nguyên nhân doanh nghiệp tái cấu trúc

Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên thay đổi thì mới đi lên. Có điều rằng vấn đề thay đổi đó với một số cá nhân sẽ ảnh hưởng tới sự hài lòng. Bởi vậy mà hãy giải thích về lý do doanh nghiệp tái cấu trúc đó và cho thấy nó không phù hợp với định hướng của bạn. 

Nguyên nhân doanh nghiệp tái cấu trúc

Bạn cần khéo léo đưa ra và cho nhà tuyển dụng thấy việc cá nhân tận tâm giải quyết vấn đề thế nào. Cũng như bạn thể hiện được việc mình sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng.

Ngoài ra bạn còn có thể đưa ra nguyên do là chuyển nhà, định cư, cần cân bằng cuộc sống và công việc,… Lý do nào cũng được chỉ cần đừng sa vào chỉ trích, nói xấu công ty cũ. 

👉 Xem thêm: Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”

Toàn bộ thông tin trên đây chính là gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ khi được nhà tuyển dụng đề cập. Hơn nữa chính bạn hãy dành thời gian nhiều hơn chuẩn bị cho bản thân để ghi thật nhiều điểm cộng.

Video liên quan

Chủ Đề