Cách trị nấm da dứt điểm

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị nổi nhiều đốm nâu tím trên da ở khắp người. Em đi xét nghiệm thì kết quả bị nhiễm giun lươn, nhiễm khuẩn HP, nấm da. Tuy nhiên, em uống thuốc được hơn 1 tháng rồi nhưng vẫn không khỏi và ngày càng nhiều thêm. Xin hỏi bác sĩ có thể điều trị dứt điểm bệnh nấm da không?

Võ Thuỳ Dương [2004]

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng đơn nguyên Sức khỏe tổng quát - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Có thể điều trị dứt điểm bệnh nấm da không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Như bạn mô tả thì chắc bác sĩ đang điều trị cho bạn bệnh nấm da. Nếu sau khi dùng hết đơn thuốc mà bạn vẫn chưa thấy tiến triển thì bạn cần quay lại khám để bác sĩ thay đổi thuốc cho bạn. Những bệnh mà bạn gặp phải là nhiễm giun lươn, nhiễm khuẩn HP, nấm da thì đều có thể điều trị khỏi nên bạn không cần quá lo lắng nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh nấm da, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mặc dù có hàng triệu loài nấm nhưng chỉ có khoảng 300 loài nấm thực sự có thể gây nhiễm trùng ở người và trong số đó, một số loại nhiễm trùng nấm có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn một số bệnh nấm da phổ biến, cách điều trị và ngăn ngừa.

Nhiễm nấm hay còn gọi là bệnh nấm, một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra. Nấm sống ở khắp mọi nơi, chúng có thể được tìm thấy trong thực vật, đất và thậm chí trên da của bạn. Những sinh vật cực nhỏ này thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì, trừ khi chúng sinh sôi nhanh hơn bình thường hoặc xâm nhập vào bên trong da qua một vết cắt hoặc tổn thương.

Vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt nên nhiễm nấm da thường xuất hiện ở những vùng ẩm ướt hoặc vùng da ra nhiều mồ hôi, ví dụ như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của da. Thông thường, những bệnh nhiễm trùng này xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.

Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm việc tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác hoặc có thể tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm.

Mặc dù bệnh nấm da rất phổ biến, thường xuyên xảy ra và có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Các bệnh nấm da thường dễ tái phát, lây lan nhanh, gây ngứa. Ở những người khỏe mạnh có miễn dịch bình thường, các chủng nấm nông thường chỉ gây bệnh trên da có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh chống nấm và các biện pháp vệ sinh.

Nhiều bệnh nấm da thông thường có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Ngoài ra, một số khu vực nhiễm nấm cũng rất phổ biến khác là màng nhầy, ví dụ như nhiễm nấm âm đạo và nấm miệng. Dưới đây, là một số loại nhiễm nấm phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến da.

2.1 Hắc lào [nấm da corporis]

Bệnh hắc lào là do một loại nấm gây ra. Vị trí thường gặp là vùng da kín, thường xuyên ẩm ướt như bẹn, mông...sau đó có thể lan ra toàn thân. Đặc biệt bệnh có thể lan rộng và khó điều trị khi người bệnh tự ý bôi các thuốc chứa thành phần corticosteroid. Với những người lao động trong môi trường nóng, ẩm thường xuyên ra mồ hôi như lái xe, vận động viên, thợ xây... bệnh thường rất dễ tái phát.

Triệu chứng chính của bệnh hắc lào là phát ban hình vòng, nhiều cung, phần trung tâm tổn thương là vùng da lành, ở bờ tổn thương thường có vảy, đỏ da và mụn nước. Phát ban có thể lan rộng và thường gây ngứa.

Hắc lào là một trong những bệnh nhiễm nấm da phổ biến và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, bệnh không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm. Điều trị thường bao gồm các loại thuốc chống nấm bôi lên da. Bạn có thể sử dụng kem không kê đơn như: Clotrimazole [Lotrimin, Mycelex]. Miconazole [Micatin, Monistat-Derm]. Terbinafine [Lamisil]. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần dùng thuốc theo toa để bôi ngoài da hoặc uống.

Hình ảnh đặc trưng của bệnh hắc lào

Nấm da chân thường phát triển giữa các ngón chân. Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm ảnh hưởng đến da ở bàn chân, thường là vùng da giữa các ngón chân. Các triệu chứng điển hình của nấm da chân bao gồm ngứa, có cảm giác nóng, châm chích giữa các ngón chân hoặc lòng bàn chân, da có màu đỏ, có vảy khô hoặc bong tróc, da nứt nẻ hoặc phồng rộp.

Trong một số trường hợp, nấm có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể như móng tay, bẹn hoặc bàn tay. Các loại nấm chân phổ biến bao gồm:

  • Interdigital: Đây được gọi là nhiễm trùng giữa các ngón chân. Hầu hết những người bị nấm da chân đều có dạng này. Bệnh thường xảy ra giữa hai ngón chân nhỏ nhất của bạn. Nhiễm trùng có thể lan đến lòng bàn chân.
  • Moccasin: Dạng này có thể bắt đầu với kích ứng, khô, ngứa hoặc da có vảy. Theo thời gian, da có thể dày lên và nứt nẻ. Nhiễm trùng này bao gồm toàn bộ lòng bàn chân và lan rộng ra hai bên bàn chân.
  • Dạng hạt: Đây là loại nấm bàn chân hiếm nhất, nó thường bắt đầu với sự bùng phát đột ngột của các mụn nước chứa đầy chất lỏng ở dưới bàn chân. Chúng cũng có thể xuất hiện giữa các ngón chân, trên gót chân hoặc trên đầu bàn chân.

Để điều trị nấm chân, bác sĩ có thể cho bạn thuốc chống nấm bôi ngoài da hoặc trong trường hợp nghiêm trọng có thể kê đơn thuốc kháng nấm để uống.

Jock itch là một bệnh nhiễm trùng da do nấm ở vùng bẹn và đùi. Triệu chứng chính là phát ban đỏ, ngứa thường bắt đầu ở vùng bẹn hoặc xung quanh đùi bên trong. Phát ban có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể lực ra nhiều mồ hôi làm da vùng bẹn, mông thường xuyên ẩm ướt, bệnh có thể lan đến mông và bụng. Vùng da bị ảnh hưởng có thể xuất hiện mảng da đỏ, lành ở trung tâm, có hình vòng nhiều cung, bờ tổn thương có vảy, mụn nước.

Để điều trị Jock Itch, bạn phải giữ cho vùng bị ảnh hưởng sạch sẽ và khô ráo. Thuốc chống nấm không kê đơn có thể điều trị hầu hết các trường hợp ngứa ngáy này. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải kê cho bạn một loại kem bôi. Cho dù bạn đang điều trị cách nào đi chăng nữa nhưng hãy đảm bảo rửa và lau khô khu vực ngứa bằng khăn sạch và sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ dẫn. Thay quần áo, đặc biệt là đồ lót hằng ngày.

2.4 Nấm da đầu

Nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu và các sợi tóc. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và cần được điều trị bằng thuốc uống theo toa cũng như phải dùng dầu gội đầu chống nấm. Các triệu chứng có thể bao gồm xuất hiện các mảng hói cục bộ, có thể có vảy hoặc màu đỏ, da đóng vảy và ngứa, cảm giác đau trong các mảng da bị nấm

2.5 Lang ben

Bệnh lang ben là một bệnh nhiễm trùng da do nấm men gây ra các mảng da đổi màu hình bầu dục nhỏ phát triển trên da. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của một loại nấm cụ thể có tên là Malassezia, loại nấm hiện diện tự nhiên trên da của khoảng 90% người lớn. Những mảng da đổi màu này thường xuất hiện nhất ở lưng, ngực và cánh tay trên. Các mảng da lang ben trông sáng hơn hoặc tối hơn phần còn lại của da và có thể có màu đỏ, hồng, rám nắng hoặc nâu. Các mảng này thường ngứa, bong tróc hoặc có vảy. Bệnh lang ben dễ xảy ra vào mùa hè hoặc ở những vùng ấm áp, ẩm ướt. Đặc biệt bệnh lang ben có thể tái trở lại sau khi điều trị.

Lang ben với các mảng da đổi màu hình bầu dục trên da

Đây là một bệnh nhiễm trùng da do nấm Candida gây ra. Loại nấm này tồn tại tự nhiên trên da và bên trong cơ thể chúng ta. Khi phát triển quá mức, nhiễm trùng có thể xảy ra. Nhiễm trùng da do nấm Candida xảy ra ở những nơi ấm, ẩm và kém thông thoáng như vùng da dưới vú và các nếp gấp của mông. Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida trên da bao gồm phát ban đỏ ngứa mụn mủ đỏ nhỏ

2.7 Nấm móng [nấm da unguium]

Nấm móng là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở móng tay. Nó có thể ảnh hưởng đến móng tay hoặc móng chân, mặc dù nhiễm trùng móng tay thường phổ biến hơn. Triệu chứng của bệnh bao gồm đổi màu da, thường là vàng, nâu hoặc trắng, móng giòn hoặc dễ gãy dày lên. Thuốc theo toa thường được yêu cầu để điều trị loại nhiễm trùng này. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị ảnh hưởng.

Có một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, bao gồm:

  • Sống trong môi trường ẩm ướt
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Da không sạch sẽ và không khô ráo
  • Dùng chung các vật dụng như quần áo, giày dép, khăn tắm.
  • Mặc quần áo chật hoặc mang giày dép không thoáng khí
  • Tham gia các hoạt động tiếp xúc da kề da thường xuyên
  • Tiếp xúc với động vật có thể bị nhiễm bệnh
  • Bị suy yếu hệ thống miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư hoặc các bệnh như HIV.

Nhiều loại nhiễm trùng da có thể được kiểm soát nhờ các phương pháp điều trị nấm bằng những loại thuốc không kê đơn [OTC]. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện như:

  • Bị nhiễm nấm da không cải thiện, nặng hơn hoặc tái phát sau khi điều trị OTC
  • Xuất hiện các mảng tóc rụng kèm theo ngứa ngáy hoặc da có vảy
  • Nghi ngờ bị nấm
  • Chức năng hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Bạn đang mắc bệnh tiểu đường và nghi ngờ bản thân có khả năng bị nhiễm nấm .

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn

Thuốc trị nấm có tác dụng điều trị nhiễm nấm. Chúng có thể tiêu diệt nấm trực tiếp hoặc ngăn không cho chúng phát triển và tái phát triển. Thuốc chống nấm có sẵn dưới dạng điều trị không kê đơn [OTC] hoặc thuốc kê đơn, bao gồm:

  • Kem hoặc thuốc mỡ
  • Thuốc
  • Bột
  • Thuốc xịt
  • Dầu gội đầu

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm nấm da, bạn có thể muốn thử sản phẩm OTC để xem liệu có giúp cải thiện tình trạng bệnh hay không. Trong trường hợp dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm mạnh hơn giúp điều trị nhiễm trùng.

Ngoài việc dùng thuốc OTC hoặc thuốc chống nấm theo toa, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều tại nhà nhằm loại bỏ nhiễm trùng nấm, bao gồm giữ cho vùng bị ảnh hưởng sạch sẽ và khô. Mặc quần áo rộng rãi hoặc đi giày để da thở.

Cố gắng ghi nhớ những mẹo sau để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da:

  • Đảm bảo thực hành vệ sinh tốt.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
  • Mặc quần áo sạch mỗi ngày, đặc biệt là tất và quần áo lót.
  • Chọn quần áo và giày dép thoáng khí. Tránh mặc quần áo hoặc giày quá chật.
  • Đảm bảo lau khô cơ thể đúng cách bằng khăn sạch, khăn khô sau khi tắm hoặc bơi.
  • Mang dép hoặc dép xỏ ngón trong phòng thay đồ thay vì đi bằng chân trần.
  • Lau sạch các bề mặt dùng chung như thiết bị tập thể dục hoặc thảm.
  • Tránh xa những động vật có dấu hiệu nhiễm nấm.

Nhiễm nấm da là bệnh thường gặp, mặc dù những bệnh nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng nhưng chúng có thể gây khó chịu và kích ứng do ngứa hoặc da đỏ có vảy. Nếu không được điều trị, phát ban có thể lan rộng hoặc trở nên khó chịu hơn. Có nhiều loại sản phẩm OTC giúp điều trị nhiễm trùng da do nấm. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng và không cải thiện sau khi dùng thuốc OTC, hãy đến gặp bác sĩ vì bạn có thể cần đơn thuốc để điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ đáng tin cậy trong việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý Da liễu. Bệnh viện đã điều trị rất hiệu quả và thành công cho những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nấm da, nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn, viêm da, dị ứng/kích ứng, bệnh về sắc tố da, lão hoá da, giang mai, sùi mào gà, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi.... Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn kết hợp cùng các trang thiết bị hiện đại. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế tại Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com - healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề