Cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi bên cạnh kích thước bụng và thai đang dần phát triển lớn lên, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa và táo bón. Nhiều thai phụ còn chưa quan tâm đến tình trạng táo bón, khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và thậm chí là sự phát triển của bé. Cần hiểu rõ tình trạng táo bón ở bà bầu để khắc phục đúng cách, hiệu quả.

1. Tại sao bà bầu thường bị táo bón?

Táo bón ở bà bầu do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và sự thay đổi hormone trong cơ thể trong thai kỳ.

Táo bón ở bà bầu rất thường gặp

Cụ thể, những nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu bao gồm:

1.1. Tăng hormone Progesterone

Hormone này trong thai kỳ được cơ thể mẹ tiết ra để sử dụng nhiều hơn, nó cũng đồng thời khiến cơ bắp thư giãn, hoạt động co bóp của ruột kém đi. Vì thế, ruột di chuyển chậm khiến tiêu hóa chậm hơn, sự hấp thu nước vẫn xảy ra khiến táo bón thường xuất hiện.

1.2. Chèn ép dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu

Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn là nguyên nhân chèn ép lên các dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu. Không gian đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, vì thế mà khả năng tiêu hóa, thức ăn di chuyển trong ruột cũng chậm hơn.

1.3. Mất nước

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tình trạng nôn nghén thường xảy ra. Ở những mẹ bị nôn nghén nặng dễ bị mất nước gây ra chứng táo bón.

1.4. Lười vận động

Càng vào cuối thai kỳ, khi kích thước bụng lớn và nặng, việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà nhiều mẹ bầu cũng lười di chuyển hơn, đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón.

1.5. Bệnh tiểu đường thai kỳ, nhược giáp

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng thường bị táo bón.

Táo bón ở bà bầu có liên quan đến vấn đề ăn uống

1.6. Thói quen tiểu tiện không lành mạnh

Nhiều thai phụ có thói quen nhịn đi vệ sinh, khi cơn buồn qua đi cũng không đi vệ sinh sau đó trong thời gian dài. Vì thế mẹ dễ bị táo bón.

1.7. Ăn uống quá nhiều

Thai phụ thường cần ăn uống nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng nuôi cả mẹ lẫn bé, song việc này có thể khiến cơ thể không kịp hấp thu và tiêu hóa. Thức ăn đọng lại là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

1.8. Nạp nhiều canxi và sắt

Canxi và sắt là hai dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, vì thế thường mẹ bầu cũng bổ sung nhiều hơn trong thai kỳ. Việc nạp quá nhiều hai nguyên tố vi lượng này cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón.

2. Làm gì để khắc phục chứng táo bón ở bà bầu?

Chứng táo bón ở mẹ bầu nếu khắc phục tốt bằng các biện pháp đơn giản tại nhà sau sẽ không còn là mối đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé.

2.1. Ăn nhiều chất xơ hơn

Chế độ ăn uống chứa lượng chất xơ cao sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón bởi chất xơ giúp cơ thể hấp thu nước nhiều hơn, phân được làm mềm và tốc độ chuyển hóa, thải bỏ các chất thải cũng diễn ra nhanh hơn.

Nguồn thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ tốt cho mẹ bầu bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, rau củ, trái cây sấy khô,… Lượng chất xơ mà cơ thể mẹ cần tiêu thụ mỗi ngày cần đạt từ 25 - 30g, song việc định lượng chính xác là khá khó khăn.

Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón

Hãy theo dõi bản thân đã nạp đủ lượng chất xơ cần thiết chưa bằng cách quan sát chất phân thải ra có đều đặn, lớn và mềm hay không.

2.2. Tăng cường bổ sung lợi khuẩn

Đường ruột của con người là một hệ vi sinh vật phong phú, sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn. Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là cần thiết, đặc biệt với bà bầu. Trong đó, vi khuẩn acidophilus trong sữa chua có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.

Hãy tạo thói quen ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện các vấn đề tiêu hóa và táo bón ở bà bầu.

2.3. Uống nhiều nước

Lười uống nước là tình trạng của rất nhiều người, trong đó có nhiều bà bầu và nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung chất lỏng hàng ngày nhiều hơn, uống nước đều đặn ít nhất 1,8 - 2l mỗi ngày.

Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung chất xơ cần đi kèm với tăng cường bổ sung nước, nếu không chính lượng chất xơ lớn là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Uống nhiều nước giúp đường ruột hoạt động tốt hơn

2.4. Hạn chế thực phẩm dễ gây táo bón

Nếu mẹ bầu đã đang bị táo bón, hãy hạn chế những thực phẩm thúc đẩy tình trạng này trong chế độ ăn bao gồm: cơm trắng, chuối, thức ăn nướng đã qua tinh chế, ngũ cốc,…

2.5. Kiểm tra loại thuốc bổ sung đang dùng

Mẹ bầu có đang dùng những loại thuốc, viên uống bổ sung nào trong thai kỳ? Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ này để được tư vấn loại thuốc bổ sung phù hợp hơn để giải quyết tình trạng táo bón.

2.6. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc

Thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung trong thai kỳ có thể gây ra tác dụng phụ là tình trạng táo bón, nhất là thuốc nhuận tràng, thuốc bổ sung Magie. Vì thế, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về thuốc sử dụng cũng như nguy cơ táo bón để được tư vấn.

3. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Nhìn chung, táo bón khá thường gặp và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của mẹ cũng như bé. Tuy nhiên, vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của mẹ, làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng,… nên cần điều trị khắc phục sớm.

Không nên chủ quan với chứng táo bón ở bà bầu

Nếu táo bón đi kèm với tình trạng nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu, đau bụng, buồn nôn, giảm thèm ăn,… mẹ bầu nên sớm tới bác sĩ để khám và điều trị. Tình trạng này có thể gây rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé nên không nên chủ quan.

Táo bón khi mang thai là một trong những vấn đề phiền toái của phụ nữ khi mang thai. Dưới đây là một vài lời khuyên cần thiết dành cho các bà bầu bị táo bón nên tham khảo.

Cùng với việc luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực với vấn đề đại tiện thì bệnh táo bón ở bà bầu còn gây ra rất nhiều những nguy hiểm khó lường khác. Có thể kể đến những vấn đề đáng quan tâm như sau:

Phụ nữ mang thai bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi gặp phải chứng táo bón khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon ở phụ nữ mang thai, việc ăn uống không điều độ như vậy sẽ khiến bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng, đây cũng trở thành nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Nguy cơ bị sảy thai cao. Việc bị táo bón khi mang thai, trong lúc đi vệ sinh các mẹ phải dùng sức rất nhiều để rặn với mục đích tống phân ra ngoài, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai lên rất nhiều.

Gây nhiều bệnh khác. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, ngoài ra còn có thể là viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

Gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé. Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol…sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Khi gặp phải chứng táo bón khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu

Bà bầu táo bón không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy việc phòng tránh táo bón ở bà bầu là việc làm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho các mẹ bầu để phòng tránh và điều trị chứng táo bón trong thai kỳ của mình.

Nước có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng và an toàn với mẹ bầu. Vậy nên lời khuyên cho mẹ bầu hãy tích cực uống nước và uống đủ nước mỗi ngày nhé. Mỗi mẹ bầu có thể uống tới 10-12 ly nước tương đương với 3 lít nước mỗi ngày. Nước có thể được bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như ước lọc, nước canh, nước trái cây,….

Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được chứng phù nề trong thai kỳ, cân bằng nhiệt độ cơ thể và giúp thai nhi hấp thụ dưỡng tốt tốt hơn.

Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho phụ nữ mang thai có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và làm việc hiệu quả hơn. Bởi khi đó ở trong ruột, chất xơ sẽ hút nước giúp tạo khối phân, làm mềm phân và giúp thải phân cũng như những chất cặn bã, chất độc trong cơ thể ra ngoài một cách dễ dàng.

Vận động nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa việc bị táo bón. Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tham khảo thêm một số bài tập yoga dành riêng cho mình.

Khi mẹ cảm thấy có nhu cầu đi vệ sinh thì tuyệt đối không được nhịn, nếu nhịn sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị táo bón và trĩ. Nếu có thể, mẹ bầu hãy tập thói quen đi vệ sinh cho mình vào một giờ thích hợp. Thời gian đầu có thể mẹ sẽ gặp khó khăn nhưng dần dần cơ thể dần quen với việc này và nguy cơ bị táo bón cũng từ đó mà giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến tư thế đi vệ sinh đúng cách để giảm áp lực, không cần phải tốn sức rặn.

Một số mẹ bầu thường bị táo bón, nóng ngực trong quá trình sử dụng viên sắt. Để hạn chế điều này, mẹ bầu hãy lựa chọn dùng các viên sắt có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. Các loại thuốc sắt này sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ và cũng ít gây nên những kích ứng trên dạ dày và ruột hơn.

Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng táo bón. Trong quá trình mang thai, khi mẹ bầu sử dụng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể của mẹ mà còn tác động đến cả thai nhi. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định chính xác từ bác sĩ.

Mẹ bầu nên thay đổi cách bổ sung Sắt

Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều beta carotin cùng với vitamin nhóm B [bao gồm B1, B2, B9], vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi và phốt pho. Những dưỡng chất này có tác dụng điều hòa đường ruột, nhuận tràng và làm bụng khoan khoái.

Nếu bà bầu bị táo bón có thể uống nước ép cà rốt hay ăn cháo nấu cùng cà rốt mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 3-5 ngày, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bà bầu có thể ăn cháo nấu cùng cà rốt mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 3-5 ngày để tình trạng táo bón được cải thiện rõ rệt.

Vitamin, fractoza và dextroza có chứa rất nhiều trong quả sung. Đây được xem là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây hay rau xanh nào khác. Chính vì thế mà sung là lựa chọn tuyệt vời dành cho những bà bầu bị táo bón.

Về cách làm, bà bầu có thể sắc 9g sung tươi uống hằng ngày hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để thực hiện việc điều trị táo bón. Đối với loại quả này, các mẹ nên ăn cả vỏ sẽ giúp nhuận tràng tốt hơn. Chú ý hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm và chỉ nên trữ khoảng 1-2 ngày.

Tác dụng nhuận tràng của quả chuối từ lâu đã được công nhận. Loại quả này chứa rất giàu chất xơ. Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc chuối chín để ăn. Chuối có khả năng giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu. Mẹ bầu nên nhớ chỉ ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, mẹ bầu tuyệt đối tránh ăn chuối xanh.

Chuối có khả năng giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu

Đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ, papain, enzyme dồi dào và một số thành phần khác có tác dụng chống táo bón. Vậy nên mẹ bầu hay bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn ăn uống suốt thời kỳ mang thai của mình.

Cả rau và củ khoai lang đều chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu tránh bị táo bón, cải thiện đường ruột, nhuận tràng. Các bà mẹ có thể ăn khoai lang ở mức độ vừa phải [100g/ngày] sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Ăn khoai lang ở một mức độ vừa phải [khoảng 100g/ngày] rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin có trong khoai giúp tăng khả năng kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Bí đỏ hay bí ngô là một trong những loại thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Các chất dinh dưỡng có trong chúng với tác dụng phòng ngừa thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Đặc biệt, nguồn chất xơ dồi dào trong loại quả này còn giúp mẹ bầu bị táo bón nhuận tràng hơn, phòng ngừa bệnh trĩ.

Mận và nước ép mận từ trước đến nay vẫn luôn được sử dụng nhằm tác dụng giúp giảm táo bón vô cùng hiệu quả. Bởi quả mận chứa nhiều chất xơ cũng như sorbitol giúp nhuận tràng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả mận/ngày để tránh nóng ruột và mẹ cũng không nên ăn mận vào lúc đói.

Loại quả này có chứa hàm lượng các khoáng chất rất phong phú, có thể kể đến như: kali, mangan, phốt pho, lưu huỳnh, pectin, magie,… Ngoài ra táo còn chứa chất xơ không hòa tan lẫn chất xơ hòa tan, giúp chống táo bón và giảm thiểu cholesterol.

Mẹ bầu nếu thấy mình bị táo bón nặng kèm theo những cơn đau bất thường, có thể xen kẽ với tiêu chảy hay đi ngoài có dịch nhầy, ra máu thì cần lập tức liên hệ ngay với bác sĩ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề