Cách up podcast lên Spotify

Xây dựng kênh podcast! Rất có thể trong thời gian gần đây bạn đã nghe đến?

Bạn đang tự hỏi:

  • Podcast là gì?
  • Kênh podcast để làm gì và vì sao những người làm online marketing đã bắt đầu xây dựng một kênh podcast?
  • Làm sao để bắt đầu xây dựng kênh podcast cho riêng mình?

Trong bài viết này Ngọc sẽ giúp bạn tìm ra tất cả các câu trả lời đó!

Và cũng đừng quên Ngọc đã sở hữu kênh podcast từ năm 2016, ở thời điểm đó tại Việt Nam có thể nói là gần như chưa có bất cứ một blogger nào có kênh podcast.

Thêm nữa, Ngọc cũng tự hào rằng kênh podcast của mình hiện nằm trong top những podcast được nghe nhiều nhất về chủ đề marketing trên Itunes [dịch vụ nghe podcast của Apple]

Chờ chút: Nếu bạn muốn tiếp cận một hướng dẫn đầy đủ, hoàn thiện nhất để xây dựng một kênh podcast thì có thể tham khảo khoá học SPEAK OUT Xây dựng kênh podcast hoàn hảo của Ngọc. Xem nội dung khoá học ở video bên dưới đây:

THAM GIA KHOÁ HỌC NGAY

Podcast là gì?

Về cơ bản podcast là một kênh âm thanh nơi chứa những tệp tin âm thanh của bạn, nói nôm na đây chính là nơi bạn xuất bản bản audio [âm thanh] của riêng bạn và mọi người có thể nghe online trên các dịch vụ Apple Podcast, Google Podcast, Spotify, họ cũng có đăng ký và thậm chí tải về tệp tin âm thanh đó.

Đơn giản hơn nữa bạn chỉ cần hiểu rằng kênh podcast rất giống như một kênh video, điểm khách biệt duy nhất podcast là âm thanh. Mỗi một kênh podcast cũng có chủ đề riêng bao gồm cáp tập hoặc một series nhiều tập nối tiếp nhau.

Một định nghĩa chuyên chuyên sâu hơn theo Wiki: Thuật ngữ Podcast được gép bởi 2 từ iPod [một nhãn hiệu thiết bị nghe nhạc] vàBroadcast [phát sóng].

Nếu bạn là một đọc giả quen thuộc của Ngọc Đến Rồi thì chắc chắn bạn đã từng nghe những tập podcast trên blog này. Bởi vì ngay từ những năm 2016 Ngọc đã nhìn thấy tầm quan trọng của một kênh podcast & chủ động tích hợp vào blog cho đến tận bây giờ.

Bạn có thể nghe tất cả các podcast mà Ngọc xuất bản ngay trên blog này tại chuyên mục Podcast, hoặc thậm chí bạn có thể đến nghe các tập podcast của Ngọc ở trên dịch vụ Google Podcast, Apple Podcast hoặc Spotify.

Thật sự đến thời điểm này Ngọc hoàn toàn cảm thấy hài lòng với quyết định xây dựng kênh podcast từ rất sớm, Ngọc cũng rất tự hào rằng Ngọc là một trong những blogger đầu tiên tại Việt Nam dám tạo ra kênh podcast trên blog

Vì sao bạn nên sở hữu một kênh podcast?

Bạn viết blog! Tức là bạn sử dụng ngôn ngữ bằng chữ, bằng ký tự để truyền tải những câu chuyện của bạn.

Bạn có một kênh video trên Youtube! Tức là bạn đã có một nơi để chia sẻ những video trực quan hơn.

Nhưng đến một lúc nào đó, nếu bạn cảm thấy cần có một cách khác để làm cho nội dung của bạn phong phú hơn, một cách khác để kể câu chuyện và để làm cho độc giả của bạn không cảm thấy nhàm chán thì Podcast sẽ là một lựa chọn!

Podcast sẽ là một cách tuyệt vời để bạn có thể kết nối tốt hơn với độc giả của bạn, đơn giản vì họ nghe thấy tiếng bạn nói, họ cảm nhận được âm giọng của bạn và vì thế họ sẽ được kết nối tốt hơn thay vì đọc văn bản trên màn hình hoặc xem video.

Với một kênh podcast người dùng hoàn toàn có thể cắm cái tai nghe vào và sau đó họ có thể vừa làm việc, vừa nấu ăn, vừa di chuyển vừa nghe những hướng dẫn, chia sẻ, học những kiến thức từ kênh podcast của bạn.

Ngoài ra Podcast sẽ là một trong những chiến lược nội dung rất quan trọng của xu hướng digital marketing trong năm 2020 & những năm tiếp theo. [Theo báo cáo xu hướng về digital marketing 2020 từ HubSpot]

Podcast ngày càng phổ biến & đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Content Marketing

Hơn nữa với sự phát triển không ngừng của voice search [tìm kiếm bằng giọng nói] và các thiết bị loa thông minh tích hợp trợ lý ảo thì âm thanh sẽ lên ngôi. Và vì thế podcast sẽ là một thứ gì đó mà bạn chắc chắn không được bỏ qua!

Nếu bạn tinh ý thì gần đây khi tìm kiếm trên Google bạn đã bắt đầu thấy các kết quả trả về bằng file âm thanh [podcast] và vì thế đừng bao giờ quá muộn để tham gia vào nếu bạn vẫn muốn tham gia trong lĩnh vực online marketing này nhé!

Kết quả tìm kiếm trên Google cho ra các tập podcast

Ok, nếu bây giờ bạn đã sẵn sàng và đang muốn bắt đầu một xây dựng kênh podcast của riêng bạn thì ngay bên dưới đây Ngọc sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó.

Xem thêm:

  • 5 lý do bạn nên sở hữu ngay kênh Podcast [nếu không muốn bị bỏ lại phía sau]
  • 7 cách kiếm tiền từ kênh podcast của bạn

Bạn cũng có thể dành thời gian để xem video hướng dẫn từng bước xây dựng kênh podcast dưới đây nhé:

3 yếu tố cần thiết để xây dựng kênh Podcast của bạn

Quá trình xây dựng một kênh podcast cũng đòi hỏi rất nhiều bước, với các yếu tố kỹ thuật chi tiết vì thế Ngọc đã xây dựng một khoá học online với tên gọi Speak Out Xây dựng kênh podcast hoàn hảo để giúp bạn theo dõi dễ dàng hơn. Bạn có thể xem nội dung khoá học TẠI ĐÂY

Tuy nhiên về cơ bản để xây dựng một kênh podcast bạn cần một chủ đề cụ thể cho kênh, cần biết một chút kỹ thuật và thiết bị thu âm. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, Ngọc sẽ chia sẻ với bạn cách để bắt đầu rất dễ thôi.

#1: Xác định chủ đề cho kênh podcast

Giống như việc tạo một blog, tạo một kênh video trên Youtube thì khi xây dựng kênh podcast bạn cũng cần xác định chính xác xem kênh podcast của bạn sẽ nói về chủ đề gì?

Đó có thể là một kênh podcast chuyên về:

  • Podcast về marketing online
  • Podcast về sách nói
  • Podcast học tiếng anh
  • Podcast về ẩm thực
  • Podcast về phát triển bản thân
  • .

Tóm lại nó phải là một chủ đề rất cụ thể và bạn cần am hiểu, yêu thích chủ đề đó. Kinh nghiệm của Ngọc cho thấy nếu bạn đã sở hữu một blog về chủ đề nào đó thì bạn cũng nên xây dựng luôn một kênh podcast với chủ đề tương đồng để blog và podcast có thể hỗ trợ cho nhau

Ví dụ Ngọc đang sở hữu blog Ngọc Đến Rồi chấm Com chia sẻ về kiến thức phát xây dựng blog chuyên nghiệp tạo nguồn thu nhập thụ động và do đó Ngọc cũng tạo ra kênh podcast với tên gọi Ngọc Đến Rồi Podcast để chia sẻ luôn những kiến thức đó dưới dạng âm thanh.

#2. Kỹ thuật

Kỹ thuật ở đây cụ thể là nơi lưu trữ các tập tin âm thanh và cách thiết lập để gửi kênh podcast của bạn lên các dịch vụ nghe podcast toàn cầu như Google Podcast, Apple Podcast, Spotify Hiện nay sẽ có 2 giải pháp để bạn bắt đầu tạo ra kênh podcast của mình.

  • Giải pháp thứ nhất: Bạn cần có một dịch vụ lưu trữ các tệp tin âm thanh hay còn gọi là dịch vụ podcast hosting [ví dụ Ngọc đang sử dịch vụ của BuzzSprout để lưu trữ các file âm thanh]. Với cách này bạn mới có nguồn cấp dữ liệu [RSS Feed] để gửi kênh podcast của bạn lên Google Podcast, Apple Podcast, Spotify Ngọc khuyên bạn nên chọn cách này vì sẽ chuyên nghiệp hơn.
  • Giải pháp thứ hai: Sử dụng dịch vụ lưu trữ âm thanh trực tuyến của, ví dụ như SoundCould. Với cách này sau khi đã có file âm thanh bạn chỉ cần tải lên với 1 click chuột và sau đó nhúng trình phát âm thanh đó vào blog. Cách này tuy đơn giản như hạn chế là bạn không có nguồn cấp dữ liệu của kênh podcast do đó bạn không thể gửilên Google Podcast, Apple Podcast, Spotify

#3. Thiết bị ghi âm

Thú thật với bạn, những ngày đầu tiên khi bắt đầu podcast Ngọc đã dùng một cái headphone vô cùng thô sơ để thu âm giọng nói của mình thông qua phầm mềm ghi âm.

Rồi sau đó, khi càng ngày các podcast càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ Ngọc đã nâng cấp thiết bị lên bằng một cái micro thu âm chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng âm thanh.

Vì thế ở đây Ngọc muốn nói điều gì?

Đó chính là: Hãy bắt đầu một kênh podcast từ những thiết bị thô sơ nhất bằng những kỹ thuật đơn giản nhất.

Đừng chờ đợi, đừng tìm kiếm những thiết bị, kỹ thuật quá hoàn hảo. Chỉ cần bạn có ý tưởng nội dung và thật sự thoải mái để sẵn sàng trò chuyện là bạn có thể bắt đầu ngay với podcast đầu tiên được rồi.

Chỉ cần thế thôi là đủ. Còn bây giờ, ngay bên dưới đây là các bước để bắt đầu xây dựng kênh podcast của bạn.

Xây dựng kênh Podcast riêng của bạn với 6 bước

Ok như vậy bạn đã quyết định xây dựng kênh podcast của mình vậy thì sau đây sẽ là 5 bước Ngọc muốn chia sẻ với bạn.

Bước 1. Lập kế hoạch nội dung

Bạn sẽ nói gì trong số podcast đầu tiên? Mỗi tháng bạn sẽ phát bao nhiêu tập? Các chủ đề của từng tập sẽ cung cấp kiến thức gì?

Giống như viết blog, bạn cần một kết hoạch tổng thể cho kênh podcast và kế hoạch cụ thể cho từng số podcast.

Có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn liên kết các nội dung từng số với nhau tốt hơn. Ví dụ trong tháng 9 bạn sẽ chọn chủ đề là Làm thế nào để xây dựng một blog và kiếm tiền từ nó?. Vậy thì các số podcast trong tháng sẽ lần lượt là:

  • Blog là gì? Vì sao blog có thể giúp kiếm tiền?
  • Làm thế nào để cài đặt và thiết lập một blog WordPress hoàn hảo
  • Xuất bản bài viết đầu tiên trên blog như thế nào?
  • Chiến lược kiếm tiền phổ biến trên blog ra sao?
  • .

Đó là một kế hoạch, một lịch trình cụ thể cho kênh podcast của bạn. Tuy nhiên trong mỗi số podcast cụ thể, bạn cũng cần xây dựng nội dung chi tiết cho podcast đó.

Cá nhân Ngọc thường ghi lại tất cả nhừng điều cần chia sẻ, cần nói sau khi đã chọn được chủ đề cho podcast. Đây chính là việc cần phải làm trước khi ngồi trước micro và ghi âm giọng nói của bạn.

Xây dựng nội dung cho podcast

Có một kịch bản chi tiết cho mỗi tập podcast sẽ giúp cho bạn không bị đi lạc chủ đề, nó cũng sẽ giúp cho bạn tập trung vào những ý chính và không bị quên trong quá trình ghi âm.

Ngoài ra nó còn giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều ở giai đoạn hậu kỳ [giai đoạn chỉnh sửa âm thanh], vì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để cắt bớt vì thừa ý hoặc thêm vì thiếu ý.

Nội dung podcast thường có 2 loại đó là:

  • Podcast solo [độc thoại]: Là loại podcast bạn tự nói, tự thu âm
  • Podcast đối thoại, chia sẻ, phỏng vấn khách mời: Đây là loại podcast thu hút người nghe rất tốt, ở đó bạn có thể mời khách mời chia sẻ về chủ đề nào đó. Hoặc bạn cũng có thể đóng vai trò là người phỏng vấn, để khách mời chia sẻ những kinh nghiệm của họ. Giống như các podcast phỏng vấn khách mời mà Ngọc đã và đang thực hiện trong chuyên mục Come to Share.

Bước 2. Chuẩn bị thiết bị thu âm & phần mềm chỉnh sửa âm thanh

Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một cái headphone có kèm micro thu âm như Ngọc đã từng bắt đầu như thế.

Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn kênh podcast của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, âm thanh chất lượng hơn thì hãy đầu tư cho mình một micro thu âm chuyên nghiệp. Với một chiếc micro thu âm chuẩn bạn sẽ loại bỏ được hầu hết tiếng ồn, lọc âm tốt hơn và chắc chắn bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chỉnh sửa sau khi thu âm.

Với kinh nghiệm Ngọc khuyên bạn nên dùng một chiếc micro thu âm có thể kết nối với laptop qua cổng USB, tức là bạn chỉ cần kết nối nó với máy tính và bắt đầu ghi âm ngay mà không cần sử dụng thêm các cổng kết nối phức tạp.

Để Ngọc gợi ý cho bạn 2 mẫu micro dưới đây

Loại Ngọc đang sử dụng đó chính là Micro Alctron UM900 cho phép kết nối qua USB.

Hoặc nếu bạn thích sự nhỏ gọn, linh hoạt hơn thì có thể sử dụng mẫu Samson Meteor[kết nối qua USB có thể gắn thêm headphone kiểm âm] dưới đây.

Tất nhiên còn rất nhiều mẫu khác với mức độ chuyên nghiệp và chức năng khác mà bạn có thể tìm kiếm và quyết định đầu tư cho mình.

Bước 3. Sử dụng ít nhất một phầm mềm thu âm và chỉnh sửa âm thanh

Phần mềm Audacity là một lựa chọn hàng đầu cho bạn, đây là một phần mềm miễn phí có hỗ trợ giao diện tiếng Việt. Bạn cũng có thể thu âm và chỉnh sửa sau đó xuất ra định dạng file mp3 một cách nhanh chóng.

Học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh cần một chút thời gian nhưng Ngọc tin sẽ không quá khó khăn. Đối với Audacity sau khi kết nối micro bạn chỉ cần bật chức năng ghi âm, tìm hiểu một số thao tác như cắt ghép, loại bỏ tiếng ồn, tăng chỉnh cường độ âm thanh và xuất file ra dưới dạng mp3 là được.

Tất cả những kiến thức này có chi tiết ở khoá học Speak Out Xây dựng kênh podcast hoàn hảo của Ngọc.

Bước 4. Đăng ký tài khoản Podcast Hosting

Để lưu trữ blog bạn cần có một hosting cho blog, tương tự như vậy khi lưu trữ các tệp tin âm thanh bạn cũng sẽ cần có một Podcast Hosting chuyên dụng để lưu trữ âm thanh.

Có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ podcast hosting, tuy nhiên Ngọc vẫn luôn tin dùng dịch vụ của BuzzSprout và bên dưới đây Ngọc sẽ hướng dẫn bạn đăng ký dùng thử miễn phí 3 tháng [với thời gian này bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm và thiết lập một kênh podcast hoàn chỉnh đấy.

Để đăng ký miễn phí 3 tháng dịch vụ podcast hosting tại BuzzSprout bạn hãy nút dưới đây để đến đúng trang đăng ký.

[button url=//ngocdenroi.com/buzzsprout target=blank style=flat background=#cb3827 color=#FFFFFF size=5 wide=no center=no radius=0 icon_color=#FFFFFF text_shadow=none rel=nofollow]Click vào đây để tạo tài khoản miễn phí 90 ngày + nhận $20[/button]

Khi đăng ký tài khoản podcast hosting bạn cũng sẽ nhận được Gift Card trị giá $20 để mua hàng trên Amazon [nhận khi thanh toán hoá đơn từ tháng thứ 2]

Nhấn Check out BuzzSporut để đến phần đăng ký miễn phí nhé.

Tiếp theo hãy nhấn nút Get Stared Free

Tiếp theo điền thông tin cá nhân của bạn:

  • First Nam: Tên của bạn
  • Email: Địa chỉ email
  • Tíck vào mục Tôi không phải là người máy

Sau đó nhấn nút Create My Podcast

Ngay sau đó bạn sẽ nhận được thông báo cần kiểm tra email để tiến hành xác nhận như hình bên dưới đây.

Mở email bạn sẽ thấy thư của BuzzSprout, click vào cái nút Log In to Buzzsprout để xác minh địa chỉ email của bạn.

Ngay sau đó bạn sẽ được chuyển đến trang tạo mật khẩu. Ở đây hãy nhập một mật khẩu mới cho tài khoản trên BuzzSprout nhé. [mật khẩu này sẽ dùng để đăng nhập sau này đấy]

Ok như vậy là bạn đã đăng ký một tài khoản Pocast Hosting tại dịch vụ BuzzSprout rồi. Ảnh bên dưới chính là giao diện quản lý kênh podcast của bạn. Bây giờ bạn có thể dùng miễn phí trong 3 tháng & mỗi tháng bạn sẽ được tải lên tối đa 2 giờ âm thanh.

Ngay lúc này bạn đã có thể bắt đầu upload những tập podcast đầu tiên lên rồi. TUY NHIÊN có một việc rất QUAN TRỌNG đó là cần thực hiện thao tác cài đặt kênh podcast trước nhé.

Hướng dẫn cài đặt kênh podcast chuẩn

Việc cài đặt kênh podcast là việc rất QUAN TRỌNG, bạn cài đặt như thế nào thì nguồn cấp dữ liệu [RSS Feed] của kênh sẽ ảnh hưởng bởi chính những cài đặt đó. Và nếu muốn gửi kênh podcast của bạn lên các dịch vụ Google Podcast, Apple Podcast hay Shotify thì nguồn cấp dữ liệu cần tuân thủ chính sách của các dịch vụ này.

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt kênh podcast của bạn.

Để cài đặt kênh podcast trước hết bạn cần chuẩn bị một file ảnh với kích thước 1400 x 1400pixel [đuôi file .gpg hoặc .png]. Đây chính là ảnh đại diện kênh hay còn gọi là Pocast Cover Art Channel.

Sau đó vẫn trong tài khoản ở BuzzSprout bạn vào tab Pocast Settings sau đó diền đầy đủ các thông tin tham khảo như hướng dẫn ở hình dưới.

Ok như vậy là xong phần cài đặt kênh podcast bây giờ bạn có thể tải lên tập âm thanh đầu tiên rồi. Để tải lên tập âm thanh bạn vào tab Episodes chọn Upload a New Episode

Chọn tiếp Choose a file to upload

Sau khi chọn file trên máy tính của bạn thì bạn có thể bắt đầu điền các thông tin như:

  • Episode Title: Tên của tập podcast
  • Episode Title: Mô tả nội dung của tập podcast
  • Episode Summary: Viết một đoạn ngắn đầu tiên của podcast
  • Artist/Quest: Điền tên của bạn hoặc tên khách mời [nếu là tập podcast phỏng vấn]
  • Episode Artwork: Chọn ảnh đại diện cho tập podcast [có thể lấy ngay ảnh của kênh hoặc tải lên ảnh mới]
  • Tags: Nhập các từ khoá liên quan đến nội dung tập podcast

Cuối cùng là nhấn Save Episode Details

Sau đó bạn sẽ thấy tập podcast đã được tải lên, TUY NHIÊN mới ở chế độ chưa công khai [NOT LIVE].

Để đăng podcast lên bạn cần click vào dòng chữ màu đỏ THIS EPISODE IS NOT LIVE như ảnh dưới.

Bây giờ ở trang tiếp theo bạn hoàn toàn có thể:

  • Sửa podcast bằng cách nhấn nút Edit
  • Đăng ngay podcast bằng cách nhấn nút Publish
  • Hẹn lịch đăng bằng cách nhấn chữ Edit như ảnh dưới

Ok nếu như bạn đăng podcast thì thông báo sẽ như ảnh dưới đây Episode Live

Tài khoản BuzzSprout sẽ được sử dụng miễn phí 3 tháng, mỗi tháng bạn sẽ được đăng 2 giờ âm thanh nếu vượt qua số giờ này [hoặc hết 3 tháng] bạn sẽ nhận được thông báo như bên dưới. Tức là số phút bằng 0.

Lúc này bạn sẽ cần nâng cấp nên bản trả phí để duy trì kênh và tiếp tục đăng các tập podcast khác.

Việc nâng cấp cũng rất đơn giản bạn chỉ cần chọn gói phù hợp và nhấn nút Upgrade

Sau đó thanh toán bằng thẻ visa/mastercard rất đơn giản.

Kinh nghiệm của Ngọc là chỉ cần dùng gói $12/tháng [3 giờ âm thanh/tháng] là bạn hoàn toàn đủ nhu cầu cho kênh podcast.

Cách cài đặt trình phát podcast

BuzzSprout cũng sẽ cung cấp cho bạn một trình phát podcast miễn phí và bạn có thể cài đặt cho trình phát này để mục đích bước sau nhúng các tập podcast vào bài viết trên blog nhé.

Để cài đặt trình phát podcast vẫn trong tài khoản BuzzSprout bạn vào tab Players sau đó chọn nút Customize Your Players

Ok sau đó bạn có thể thay đổi màu sắc, chọn kiểu trình phát như ảnh bên dưới.

Bước 5. Nhúng podcast vào blog wordpress

Trước hết để nhúng podcast vào bài viết trên blog WordPress bạn cần cài đặt plugin Buzzsprout Podcastting bằng cách vào Plugins -> Add New

Gõ chữ Buzzsprout vào ô tìm kiếm bạn sẽ thấy plugin như bên dưới và nhấn Install Now

Sau khi cài đặt thành công bạn vào Settings -> Buzzsprout Podcasting

Nhấn dòng chữ Login to Your account để chuyển sang trang đăng nhập podcast hosting

Ngay sau đó bạn sẽ được chuyển sang trang web của Buzzsprout, tại đây bạn đăng nhập vào tài khoản podcast hosting của mình nhé.

Sau khi đăng nhập thành công bạn vào mục Directories -> Chọn mục RSS Feed -> Sau đó copy đường dẫn như ảnh dưới.

Quay trở về blog của bạn, vẫn ở trong mục Settings -> Buzzsprout Podcasting -> dán đường dẫn RSS vào ô giống như ảnh dưới.

Nhân Save Changes

Ok như vậy là bạn đã kết nối thành công kênh podcast của bạn với blog wordpress.

Bây giờ bất cứ khi nào bạn đăng một tập podcast lên hosting thì nó sẽ được tự động kết nối. Để chèn trình phát podcast vào bài viết đơn giản bạn chỉ cần tạo Post -> Add New như thông thường.

Nhấn nút Add Media

Sau đó chọn mục Buzzsprout Podcasting ở đó bạn sẽ thấy các tập podcast mới nhất, chỉ cần click vào tập nào bạn muốn chèn vào bài viết.

Ngay sau đó bạn sẽ thấy một đoạn shortcode của tập podcast được chèn vào bài viết như ảnh dưới đây.

Ok bây giờ bạn đăng bài viết bình thường, khi người dùng truy cập họ sẽ thấy trình phát podcast như ảnh dưới đây. Chỉ cần click nút play là có thể ngay ngay podcast trên bài viết của bạn.

Như vậy là xong, chúc mừng bạn bạn đã có một kênh podcast và cũng đã nhúng được các tập podcast vào trong blog rồi đấy!

Bước 6. Gửi kênh Podcast của bạn lên dịch vụ Google Podcast, Apple Podcast & Spotify

Nếu kênh podcast của bạn được gửi lên Google, Apple và Spotify thì cơ hội bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều người nghe vì đây là những dịch vụ nghe nhạc, podcast rất phổ biến. Ở đây người dùng cũng có thể theo dõi, đăng ký vào kênh podcast của bạn và như vậy mỗi lần bạn phát hành một tập podcast mới họ sẽ nhận được thông báo.

Để gửi kênh podcast của bạn lên Google Podcast, Apple Podcast & Spotify sẽ cần trải qua khá nhiều thao tác chi tiết và cần đợi các dịch vụ này chấp thuận. Vì thế Ngọc khuyên bạn nên tham khảo khoá học Speak Out Xây dựng kênh podcast hoàn hảo để nhận được các hướng dẫn chi tiết nhé.

Sau khi gửi thành công kênh podcast của bạn sẽ hiện diện trên Google Podcast như thế này.

Kênh podcast trên dịch vụ Google Podcast

Và kênh podcast trên Apple Podcast như thế này

Kênh podcast hiện diện trên Apple Podcast

Hay kênh podcast trên dịch vụ nghe nhạc trực tuyết Spotify như thế này

Kênh podcast hiện diện trên Spotify

[expand more_text=Ngoài ra bạn cũng có thể xem cách thiết lập podcast với dịch vụ SoundCloud tại đây less_text=Click để xem ngay height=180 hide_less=no text_color=#333333 link_color=#ff0500 link_style=underlined link_align=left more_icon=icon: hand-o-right less_icon=icon: hand-o-right]

Giải pháp tạo kênh podcast với dich vụ SoundCould: Được biết đến như một mạng xã hội về âm nhạc, SoundCould là nơi bạn có thể tạo một tài khoản, lưu trữ tất cả các file âm thanh của mình. Vì thế đây là nơi rất phù hợp để bạn có thể tạo ra kênh Podcast mà không cần sử dụng những dịch vụ lưu trữ âm thanh theo kiểu máy chủ lưu trữ.

Bạn có thể đăng ký một tài khoản dùng thử miễn phí để tải lên 180 phút âm thanh, sau đó bạn sẽ buộc phải nâng cấp lên gói trả phí hàng tháng là 15$/tháng.

Kênh Podcast của NgocDenRoi.com trên SoundCould

Hiện nay SoundCould cho phép bạn đăng ký một tài khoản miễn phí, và có thể upload các file âm thanh không dài quá 3 giờ. [Ví dụ bạn có 5 file và tổng cộng số phút độ dài của 5 file đó sẽ không được quá 180 phút]

Khi đạt đến giới hạn 180 phút bạn cần nâng cấp lên gói PRO [$7/tháng] để có thể tải lên tối đa 360 phút [6 giờ]. Tương tự khi đủ 360 phút thì chắc chắn cần phải nâng cấp lên gói PRO UNLIMITED [$15/tháng] để sử dụng không giới hạn.

Về cơ bản đây là một mức giá khá hợp lý với một dịch vụ lưu trữ âm thanh chất lượng kèm rất nhiều tính năng khác dưới đây.

Cài đặt và tải lên Podcast đầu tiên của bạn.

Sau khi đăng nhập, hãy truy cập vàotrang cài đặt.Đây là nơi bạn sẽ cấu hình một vài cài đặt ban đầu.

  • Thêm hình ảnh tiểu sử.Giữ kích thước hình ảnh 1400 x 1400 pixel
  • Điền vàotất cả các chi tiết cần thiếtkhác như mô tả podcast của bạn, liên kết trang web, v.v
  • Nhấp vào tab Content. Thêm vào các thông tin chi tiết và nhấn Save Changes

Ok như vậy là đã xong phần cài đặt chung. Bây giờ bạn sẽ nhìn lên menu trên cùng và chọn uploadđể tải lên file âm thanh.

Chọn nút Choose a file to upload và tìm đến file MP3 mà bạn lưu trong máy tính.

Quá trình tải lên sẽ tuỳ thuộc vào dung lượng của file audio, nhưng sẽ rất nhanh thôi.

Ngay sau đó trong tab Basic info bạn tải lên một hình ảnh đại diện [avatar], điền tên vào ô Title, gắn tag và viết đoạn mô tả

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn mục Public nếu muốn đăng ở chế độ công khai, hoặc Private nếu muốn đăng ở chế độ riêng tư.

Chuyển sang tab Permissions. Tại đây bạn nên tíck chọn vào mục Enable downloadInclude in RSS feed

Nhấn Save Changes để hoàn thiện và đăng Podcast lên kênh của bạn trên SoundCloud.

Trình phát podcast của bạn sẽ hiển thị như hình bên dưới. Ngay lúc này mọi người đã có thể nghe online hoặc tải về [nhấn biểu tượng download ở góc phải trình phát]

Trình phát Podcast trên SoundCould

Nhúng trình phát Podcast vào blog WordPress

Đây là lúc bạn cần nhúng Podcast vào bài post trên blog của mình rồi. Thao tác này khá dễ dàng vì hiện nay SoundCould hỗ trợ rất tốt việc nhúng trình phát [player] vào WordPress.

Trên SoundCould, bạn chỉ cần nhấn nút Share trên Podcast [hình trên]. Sau đó một cửa số mới hiện ra, bạn chọn tab Embed

  • Chọn kiểu hiển thị [SoundCould cung cấp 3 kiểu hiển thị player]
  • Chọn màu của trình phát và các thiết lập như tự động phát, hiển thị comment
  • Copy đoạn code trong ô

Quay trở về blog của bạn, trong trình soạn thảo dán đoạn code vào nơi bạn muốn trình phát player.

Như vậy là xong rồi, sau khi đăng bài viết trình phát podcast sẽ hiển thị rất đẹp như bên dưới.

Bây giờ mọi người có thể nghe ngay Podcast của bạn trên blog chỉ với thao tác click vào nút Play. Họ cũng có thể tải về file âm thanh bằng cách nhấn vào biểu tượng download.

Quá tuyệt vời phải không nào?

[/expand]

Lời kết

Bài viết trên đây là tất cả quá trình mà Ngọc muốn chia sẻ để giúp bạn có thể bắt đầu xây dựng một kênh podcast, về mặt kỹ thuật cũng không quá khó khăn đúng không nào?

Tuy nhiên còn một số lưu ý nhỏ mà Ngọc muốn chia sẻ với bạn, khi bắt đầu ghi âm podcast và khi chỉnh sửa file âm thanh bạn cũng không cần quá chau chuốt. Bạn cũng đừng cố gắng để loại bỏ những tiếng như uhm, ah hay bất cứ thói quen nào của bạn [cười lớn chẳng hạn] trong khi nói chuyện.

Nhưng âm thanh đó sẽ giúp bạn tăng tính kết nối lên rất nhiều đấy, nó làm cho mọi người cảm thấy họ đnag nghe bạn, một con người đang nói chuyện chứ không phải là một con robot.

Tất nhiên, những âm thanh như tiếng trẻ em, tiếng tivi, tiếng chó sủa thì chắc chắn không nên xuất hiện đúng không. Nếu có quá nhiều âm thanh gây nhiễu trong podcast bạn sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác không chuyên nghiệp.

Tóm lại, hãy là chính mình, nói chuyện như đang ngồi trước một người bạn nhưng cần bám sát chủ đề, không lan man gây nhàm chán. Ngọc tin rằng chỉ cần như thế sẽ chẳng bao lâu bạn sẽ có một nhóm khán giả ủng hộ và luôn theo dõi những số Podcast mỗi khi ra mắt đấy. Và đến lúc đó bạn có thể hoàn toàn nghĩ đến việc áp dụng những cách kiếm tiền vào kênh podcast.

Bạn có đang dự định xây dựng một kênh Podcast của riêng mình? Bạn có câu hỏi nào cần Ngọc hỗ trợ thêm hoặc kế hoạch gì cho các số Podcast sắp tới? Hãy để lại một bình luận bên dưới ngay nhé, Ngọc luôn luôn chờ đón những chia sẻ của bạn!

Video liên quan

Chủ Đề