Cách viết quảng cáo sản phẩm

Cách viết quảng cáo hiệu quả phải qua nhiều công đoạn từ nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, lên ý tưởng đến viết nội dung trao chuốt ngôn từ. Viết quảng cáo cũng như lái xe vậy. Động cơ xe mà yếu thì xe sẽ ì ạch, chạy chậm còn tay lái bị lệch xe sẽ đi sai đường. Ngôn từ như là động cơ và tư duy là tay lái. Hãy cùng Justin5T tìm hiểu về tư duy viết quảng cáo và lựa chọn ngôn từ phù hợp qua bài viết chia sẻ này nhé!

Mục lục

  • Content là gì?
  • Copywriting là gì?
  • Quảng cáo là gì?
  • Phân biệt Content writer & Copywriter
  • Muốn viết quảng cáo hiệu quả thì phải đọc những gì?
  • 5 nguyên tắc luyện viết
  • Nghiên cứu sản phẩm
    • 3 tầng giá trị sản phẩm
    • Phân biệt lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính
    • Khai thác triệt để thông tin của sản phẩm
  • Khách hàng thực sự là ai
    • Từ chân dung khách hàng đến ý tưởng quảng cáo
    • 6 cấp độ nhu cầu của khách hàng
      • 1. Không có vấn đề
      • 2. Có vấn đề nhưng không có nhu cầu
      • 3. Có nhu cầu, tìm kiếm giải pháp
      • 4. Đã biết giải pháp đang tìm kiếm thương hiệu
      • 5. Đã biết đến thương hiệu, đang phân vân ra quyết định
      • 6. Đã mua sản phẩm, đang phân vân mua lại
    • Insight là gì?
    • 3 hình thức tìm kiếm insight
    • Cách viết chạm insight
  • Cách viết quảng cáo
    • Quy trình viết quảng cáo
    • Xác định đề bài:
    • Cấu trúc bài viết quảng cáo
      • Cấu trúc 4P
      • Cấu trúc PAS
      • Cấu trúc ABB
      • Cấu trúc AIDA
    • Kỹ năng sáng tạo tiêu đề quảng cáo
      • Tiêu đề là gì?
      • 6 tiêu đề quảng cáo dễ
      • 6 tiêu đề quảng cáo khó
  • Video khóa học cách viết quảng cáo

Content là gì?

Nội dung là bất cứ thứ gì ta dùng để truyền đạt một thông tin đến một đối tượng với một mục tiêu cụ thể.

Bài viết, hình ảnh, âm thanh, mùi hương, POSM, đều là những content.

Copywriting là gì?

Copy không phải là động từ mà là danh từ chỉ phần văn bản trong đoạn quảng cáo.

Các loại viết copywriting như là: Viết thư, đặt tên, slogan, viết kịch bản radio, viết quảng cáo,

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là một loại nội dungđược sản xuất với mục tiêu tạo ra cảm xúc cho độc giả, nhằm thuyết phục họ tạo ra một hành động. [Mua hàng, điền vào phiếu khảo sát, nhớ thông tin nào đó,]

Phân biệt Content writer & Copywriter

Điểm khác nhau lớn nhất của người viết quảng cáo và người viết nội dung là ở mục tiêu.

Đối với content writer, mục tiêu sẽ là cung cấp thông tin. Cho nên họ sẽ viết làm sao cho nội dung dễ hiểu nhất. Họ sẽ mô tả sự vật hiện tượng đúng với bản chất của sự vật hiện tượng.

Đối với copywriter, mục tiêu sẽ là thuyết phục độc giả. Cho nên họ sẽ viết làm sao cho cảm xúc nhất.

Họ sẽ mô tả sự vật hiện tượng theo cách mà độc giả thích.

Để làm rõ ý hơn bạn hãy xem ví dụ sau và trả lời đây là gì?

tay tui đó

Content writer sẽ viết: đây là cái đồng hồ nam Adidas màu đen

Copywriter sẽ viết: đây là dụng cụ để bạn theo dõi thời gian vàng ngọc của mình, được thiết kế theo phong cách trẻ trung năng động

Sự khác biệt giữa content writer và copywriter mấu chốt không nằm ở kênh triển khai, mà nằm ở phong cách và mục tiêu triển khai.

Cùng nói về một sự vật hiện tượng, nhưng với mục tiêu khác nhau cách viết sẽ khác nhau.

Muốn viết quảng cáo hiệu quả thì phải đọc những gì?

Để cho ra một bài quảng cáo hiệu quả, một copywriter cần trả lời 2 câu hỏi.

Viết cái gì? [tư duy]

Viết như thế nào? [ngôn từ]

Với câu hỏi viết cái gì? Chúng ta cần khai thác cái mình có và cái khách hàng cần. Nếu chỉ nói về cái mình có thì khách sẽ không quan tâm. Mà chỉ nói về cái khách hàng cần thì họ lại không quan tâm.

Nghệ thuật của người viết quảng cáo là tìm được điểm chung giữa cái mình có và cái khách hàng cần.

Để làm được điều đó chúng ta cần nghiên cứu sản phẩm và nghiên cứu khách hàng. Đây là 2 phần quan trọng của tư duy marketing đó bạn. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết ở phần sau nhé!

Với câu hỏi viết thế nào? Chúng ta cần trau dồi vốn từ và văn phong

âm dương ngôn từ tư duy-

Tư duy và vốn từ giống như 2 nửa của vòng tròn âm dương, hòa trộn bổ trợ lẫn nhau không thể tách rời.

Nhiều người nghĩ viết quảng cáo hay phải văn chương lai láng. Nhưng đời không như là mơ bạn ơi! Sự thật ngôn từ chỉ chiếm 30% còn lại là tư duy.

Có những người tư duy tốt viết cục súc mà vẫn có tương tác cao.

Nếu bạn chỉ trau dồi văn phong mà không có tư duy cũng giống như bạn nâng cấp động cơ cho một chiếc xe không có tay lái.

5 nguyên tắc luyện viết

  • Viết hằng ngày
  • Viết nhiều thể loại
  • Chịu khó đọc
  • Dám chia sẻ
  • Không sợ bị chê

Viết đúng, viết nhiều => Viết chất lượng

Nghiên cứu sản phẩm

3 tầng giá trị sản phẩm

Liệt kê tất cả tính năng sản phẩm

  • Cơ chế, cấu tạo thành phần là những đặc tính của sản phẩm
  • Tính năng là những thứ mà sản phẩm làm được
  • Lợi ích là lý do mà người dùng cần cái tính năng đó

Bạn hãy tìm một sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm đó

Ví dụ: IQ Box

Cơ chế/TPTính năngLợi íchEssentials: chiết xuất hoàng cầm, axit ascorbic, chiết xuất bạch quả, rau má, vitamin E & A, ascorbyl palmitate. Vỏ nang.Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ.Tăng cường trí nhớ. Nâng cao IQTrimegavitals: ete etylic của axit béo omega-3, Dầu lanh, Vitamin E. Vỏ nang.Ví dụ sản phẩm IQ Box

Phân biệt lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính

lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính

Khai thác triệt để thông tin của sản phẩm

Bạn hãy dựa vào 16 thông tin này để khai thác triệt để thông tin của sản phẩm bạn đang kinh doanh hoặc viết cho khách hàng.

khai thác triệt để thông tin sản phẩm

Khách hàng thực sự là ai

Có 3 kiểu người

  • Người mua
  • Người dùng
  • Người ảnh hưởng

Có khi khách hàng là người mua nhưng người ta không dùng và ngược lại. Việc chúng ta đang làm là người ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và tiêu dùng của khách hàng.

Chúng ta viết cho người đọc chứ không biết rõ người đọc có mua hay có dùng hay không. Vì vậy, cần nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn khách hàng mục tiêu cụ thể

Từ chân dung khách hàng đến ý tưởng quảng cáo

Who Dùng những từ ngắn để mô tả độc giả

Ví dụ: Chủ doanh nghiệp, mua tự học,

What Toàn bộ những sở thích chung của nhóm độc giả [ kể cả không liên quan đến sản phẩm ]

Ví dụ: Lợi nhuận, thương hiệu, trở thành sếp tốt,

Why Tại sao họ chọn sản phẩm này chứ không sản phẩm kia

Ví dụ: Feedback thực tế, tỉ lệ thực hành, chi phí, danh tiếng giảng viên,

Nguyên tắc tối thượng: độc giả thích cái gì thì mình viết về cái đó.

6 cấp độ nhu cầu của khách hàng

1. Không có vấn đề

Ví dụ:

  • Không có tóc nên không có nhu cầu mua lược
  • Không ốm nên không mua thuốc
  • Không béo nên không giảm cân

Thông tin phù hợp:

Vấn đề và lợi ích. Đặt vấn đề, giáo dục thị trường.

2. Có vấn đề nhưng không có nhu cầu

Ví dụ:

  • Bất động sản
  • Bảo hiểm
  • Robot hút bụi

Thông tin phù hợp: Lợi ích và vấn đề. Chỉ ra lợi ích mới.

3. Có nhu cầu, tìm kiếm giải pháp

Ví dụ: Cùng là nhu cầu giảm cân

  • Tập thể dục
  • Trị liệu bằng đánh mỡ bụng
  • Thực phẩm chức năng
  • Hút mỡ

Thông tin phù hợp:

So sánh các hệ thống giải pháp

4. Đã biết giải pháp đang tìm kiếm thương hiệu

Ví dụ: Có nhu cầu giảm cân

  • Nếu chọn hút mỡ thì hút ở đâu
  • Nếu chọn tập thể dục thì tập ở phòng gym nào
  • Nếu là TPCN thì mua loại nào.

Thông tin phù hợp:

Tính năng, giá, khuyến mãi, thương hiệu,

5. Đã biết đến thương hiệu, đang phân vân ra quyết định

  • Khách hàng đã đọc landing page, video, sự kiện giới thiệu sản phẩm.

Thông tin phù hợp:

Khuyến mãi + lý do để tin tưởng

6. Đã mua sản phẩm, đang phân vân mua lại

Khách hàng đã mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn ít nhất 1 lần.

Thông tin phù hợp:

Chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành và mở rộng cách dùng sản phẩm.

Tóm lại, thông tin phải phù hợp với cấp độ nhu cầu.

Để biết được khách hàng đang ở cấp độ nào cần nghiên cứu thị trường.

Viết cả 6 loại nội dung cho từng cấp độ, loại nội dung nào tương tác cao thì khách hàng trong cấp độ đó nhiều.

Insight là gì?

Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong mỗi người

Insight là sự thật ngầm hiểu khác với sự thật hiển nhiên

Ví dụ:

Có một người đăng ký đến một khóa học, họ không chỉ muốn học kiến thức mà còn là muốn xây dựng network, mối quan hệ, tuyển dụng hoặc tìm việc,

Customer insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Insight để làm gì?

  • Chiếm lợi thế trên mặt truyền thông
  • Cải tiến phát triển sản phẩm

3 hình thức tìm kiếm insight

3 hình thức tìm kiếm insight
  1. Động lực
  • Đặt những câu hỏi tại sao
  • Tại sao bạn cần sản phẩm này?

Ví dụ: Tại sao người phụ nữ cần máy hút bụi

  • Hút bụi cho sạch nhà
  • Hưởng thụ không gian sống trong lành
  • Giữ gìn sức khỏe nếu nhà có trẻ nhỏ
  • Tiết kiệm công sức
  • Vì đi làm về đã mệt rồi
  • Vì lười
  • Tiết kiệm thời gian
  • Dành thời gian chăm sóc con mong muốn con phát triển toàn diện
  • Hưởng thụ cuộc sống tốt hơn
  1. Khó khăn
  • Khi tìm kiếm thông tin
  • Lúc mua hàng
  • Trong quá trình nhận sản phẩm
  • Ở giai đoạn sử dụng sản phẩm

Ví dụ: Sản phẩm giảm cân thế hệ cũ

  • Uống một ngày nhiều lần
  • Vị khó uống
  • Bất lợi khi mang đi xa

Khóa học online thế hệ cũ

  • Không được hỏi đáp trực tiếp với giảng viên
  • Không được hỗ trợ sau khi học
  1. Rào cản
  • Không có tiền
  • Không quan tâm
  • Không tin

Tìm hiểu đâu mới là lý do thực sự khiến cho khách hàng không mua sản phẩm.

Insight cần phổ biến, có liên quan và khả thi.

insight công thức

Cách viết chạm insight

Để viết chạm insight chúng ta cần phân tích về suy nghĩ và bối cảnh

Trong bối cảnh nào thì họ phát sinh insight đó?

Trong lúc đó suy nghĩ của họ như thế nào?

3 keyword để khai thác

  • Câu hỏi: đã bao giờ bạn
  • Mô tả: đây là tâm lý của
  • Câu chuyện: để tôi kể bạn nghe câu chuyện về

Chúng ta khai thác insight trong trường hợp

  • Cần tạo ra sự quan tâm
  • Cần tạo ra nhu cầu
  • Tạo ra sự thiện cảm

Chúng ta sẽ viết insight đúng trường hợp, đúng lúc. Đôi khi chúng ta cần viết bài bán hàng trực tiếp, mô tả rõ ràng về công dụng của sản phẩm chứ không chỉ viết theo insight khách hàng.

Tóm tắt

phân tích insight

Trong trường hợp khách hàng chưa quan tâm sản phẩm chúng ta dùng công cụ truyền tải là những câu chuyện gia đình, chuyện con cái, chuyện làm đẹp,

Trong trường hợp khách hàng đã quan tâm sản phẩm rồi thì thông tin cốt lõi, nói thẳng vào vấn đề và công cụ truyền tải sẽ vào cùng một bài viết. Phân tích rõ ràng về lợi ích, tính năng và giá.

Ở phần này chúng ta tìm hiểu nhiều về Tư duy viết quảng cáo ở phần sau sẽ đi chi tiết hơn về cách viết quảng cáo bạn nhé!

Cách viết quảng cáo

Quy trình viết quảng cáo

Đối với những bạn đã viết quảng cáo rồi, kỹ năng đã ăn vào máu thì viết rất dễ, để tay lên bàn phím là câu chữ tuôn trào.

Còn đối với các bạn mới thì quy trình viết quảng cáo là cần thiết nó giúp bạn đi từng bước để hoàn thành đúng ý định của mình.

Quy trình viết quảng cáo có 5 bước:

  • Bước 1: Xác định đề bài
  • Bước 2: Lựa chọn cấu trúc bài viết
  • Bước 3: Viết tiêu đề
  • Bước 4: Viết bài
  • Bước 5: Triển khai đo lường và tối ưu

Xác định đề bài:

Viết một bài quảng cáo giống như việc bạn giải một bài toán, cần phải đọc hiểu đề bài tìm hướng giải, áp dụng công thức và nghiên cứu cách giải, những nội dung liên quan.

xác định đề bài theo 5w1h

Bài viết ví dụ

ví dụ bài viết
phân tích từ ví dụ

Cấu trúc bài viết quảng cáo

Cấu trúc 4P

Promise: Đưa ra lời hứa

Bạn sẽ không bao giờ lo lắng về viết quảng cáo nữa. Chắc chắn bạn sẽ trở thành con người khác sau buổi học này.

Picture: Vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng của lời hứa

Bạn sẽ viết quảng cáo nhanh hơn bao giờ hết

Bạn sẽ không phải vò đầu bức tóc để tìm các ý tưởng

Proof: Đưa ra dẫn chứng rằng viễn cảnh trên là khả thi

Đã có 3500 người tham gia khóa học này, 95% để lại phản hồi trên 4sao. Khóa học này đã lọt vào top 3 khóa học bán chạy nhất trên website

Push: Thúc đẩy hành động

Mua ngay hôm nay bạn sẽ được giảm giá

Đăng ký khóa học dễ dàng với 3 click.

Cấu trúc PAS

Problem: xác định vấn đề

Có phải bạn đang viết quảng cáo rất nhiều nhưng không hiệu quả. 3 sai lầm khi viết quảng cáo mà 90% mắc phải

Agitate: Khoét sâu vấn đề

Việc không có trong tay một quy trình chuẩn khiến cho việc viết quảng cáo mất nhiều thời gian mà lại không có hiệu quả, dẫn đến tổn thất chi phí quảng cáo.

Solve: Giải quyết vấn đề

Để giải quyết vấn đề đó bạn cần bổ sung kiến thức marketing và những phương pháp viết chuyên nghiệp, khóa học của tôi sẽ là giải pháp giúp cho bạn.

Cấu trúc ABB

After: viễn cảnh

Làm copywriter thì ai cũng muốn viết được những mẫu quảng cáo để đời.

Before: Thực trạng

Nhưng lúc bắt đầu vào viết thì lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu. Nghĩ ra cái gì thì viết cái ấy, không có quy trình, không có kỹ thuật. Cứ như vậy thì bao giờ mới trở thành thợ viết quảng cáo chuyên nghiệp.

Bridge: kết nối những thứ đó lại

Một khóa học quảng cáo cơ bản chính là cách nhanh nhất để bạn đạt được mục tiêu đó. Những tư duy và kỹ thuật trong khóa học, tuy chưa thể biến bạn thành pro ngay lập tức, nhưng lại có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều năm kinh nghiệm.

Cấu trúc AIDA

cấu trúc viết quảng cáo AIDA

Kiểu cấu trúc bài viết này nhấn mạnh vào phần mục tiêu ở mỗi giai đoạn.

Đầu tiên phải gây được sự chú ý của người đọc, nội dung bạn có hay cách mấy mà tiêu đề không thu hút cũng sẽ khó có hiệu quả.

Sau đó là tạo sự thích thú, quan tâm về sản phẩm.

Tiếp đến là làm cho người khác khao khát và cuối cùng là kêu gọi hành động.

Cụ thể hơn:

Ở phần Attention chúng ta chú trọng đến Tiêu đề sao cho hay và hình ảnh sao cho thu hút

Ở phần Interest sẽ phụ thuộc vào tiêu đề

  • Giải thích tiêu đề
  • Chỉ ra vấn đề
  • Đào sâu nỗi đau
  • Khai thác insight
  • Vẽ ra viễn cảnh
  • Đưa ra cam kết
  • Giới thiệu sản phẩm

Ở phần Desire chúng ta nêu ra lý do nên tin tưởng và hành động

  • Giải thưởng
  • Nghiên cứu khoa học
  • Khách hàng
  • KOL/chuyên gia
  • Thành tựu
  • Khan hiếm
  • Khuyến mãi

Ở phần Action chúng ta tập trung kêu gọi hành động, hướng dẫn hành động.

Bên cạnh đó, còn những chương trình khuyến mãi theo sự kiện hay tặng quà kèm theo có thể đưa vào bài viết nếu có.

Kỹ năng sáng tạo tiêu đề quảng cáo

Tiêu đề là gì?

Tiêu đề là cái tên của bài viết chúng ta đọc đầu tiên mà trong khi viết quảng cáo thường viết sau nội dung chính.

Có 2 loại tiêu đề:

Tiêu đề của một bài văn, bài thơ, bài luận,loại này chúng ta chưa bàn tới nha.

Trong bài viết này bàn về tiêu đề quảng cáo.

Có 4 vai trò của một tiêu đề của bài viết quảng cáo như sau:

Gây sự chú ý

Ối làng nước ơi, đọc cái này mà xem

Khiến khán giả muốn đọc bài viết

Nếu bạn muốn phấn đấu trở thành thì đừng bỏ qua bài viết này.

Chọn lọc người đọc

Giải pháp Marketing dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Định hình bài viết
Kỹ thuật sáng tạo tiêu đề bài viết quảng cáo

6 tiêu đề quảng cáo dễ

Hướng dẫn/ Bật mí
  • Bí mật đằng sau những thành công
  • Sự thật khó tin về
  • Hé lộ vì sao
Mệnh lệnh

Mua ngay hôm nay nếu không muốn

Đừng đọc bài viết này nếu bạn không muốn

List/ Top list

5 điều bạn chưa biết về

6 câu hỏi giúp bạn biết mình có nên

Top 3 loại tốt nhất cho

3 lý do mà bạn vẫn chưa mua

Thông tin mới [ đặc biệt đối với các sản phẩm đang bị bão hòa thông tin ]
  • 3 nghiên cứu mới của Pháp về
  • 5 xu hướng mới nhất 2021 về
Bằng chứng
  • 4 điều chứng minh chất lượng của
  • 2819 khách hàng đã tin dùng tại sao bạn chưa thử
Fact
  • 10,89% số vụ ly hôn xuất phát từ
  • Sử dụng hợp lý để giúp bạn thắng thêm 40,58%

6 tiêu đề quảng cáo khó

Câu hỏi
  • Bạn có mắc những sai lầm dưới đây không?
  • Làm thế nào có thời gian đi chơi mà nhà vẫn sạch?
  • Tại sao không ai nhắc vềkhi nói đến?
Thời gian/ con số [ Nghệ thuật nhân chia ]
  • Chỉ chưa bằng một ly cà phê nhưng bạn có thể
  • Một liệu trình chỉ 4k mỗi ngày giúp bạn có thể
Cảnh báo
  • Hàng nghìn người đã chết vì không biết điều này
  • Cảnh báo 5 hành động có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn
  • Tiếc 1 phút đọc bài viết này bạn sẽ ân hận cả 1 đời
Ngôn từ gây shock
  • Shockkkk!
  • Tôi chết mất!
Đối tượng
  • Hãy chú ý các genZ ơi.
  • Các bà nội trợ có biết đâu là bí quyết giữ chồng tốt nhất
  • Bí quyết dành riêng cho trai tân
PR ngược
  • Khách hàng trách chúng tôi tơi tả vì
  • Tại sao hôm nay chúng tôi phải ngừng bán

Sau khi đã có ý tưởng khởi nguồn rồi chúng ta đến bước thứ 2 là viết nháp.

Chỉ một ý tưởng về tăng lương có thể viết ra 10 tiêu đề khác nhau dựa vào 12 thủ pháp trên như thế này:

  • Bí mật về thu nhập nghề content
  • Nếu đang làm content mà lương dưới 8 triệu thì đọc ngay đi
  • 5 điều bạn chưa biết về cách tính lương nhân sự content
  • 3 khảo sát mới về thu nhập nghề content
  • 80,89% đang có thu nhập dưới 8 triệu đồng
  • Bạn có biết nhân sự content 2 năm mới tăng được lương?
  • Chỉ 8 tiếng học cách viết quảng cáo giúp x2 thu nhập
  • Cảnh báo: Là một content không được làm điều này
  • Bí quyết tăng thu nhập cho genZ làm nghề content
  • Sau khi học khóa này không những thu nhập không tăng mà còn giảm

Chú ý:

  1. Có thể áp dụng nhiều thủ pháp trong cùng một tiêu đề
  2. Đây chỉ là khâu viết nháp không cần trau chuốt
  3. Viết tối thiểu 20 tiêu đề

Một số lỗi:

  • Lủng củng, khó đọc
  • Tham nhiều thông tin
  • Không phù hợp với môi trường hiển thị

Tiêu đề mẫu tham khảo: TẠI ĐÂY>>>

Để xem chi tiết hơn về cách hoàn thiện bài viết. Bạn hãy click vào link này để xem khóa học của anh Phùng Thái Học một chuyên gia về content.

Mình chia sẻ cũng ở phần tư duy thôi còn vào sâu hơn đến video thứ 21 bạn sẽ biết cách viết như thế nào cho chuẩn chỉnh. Mình học và ghi lại các kiến thức trên Google Doc nên biên tập từ khóa học này để bạn dễ tìm thấy hơn đó.

Video khóa học cách viết quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề