Cảm nhận Kiều ở lầu Ngưng Bích học sinh giỏi

Dàn ý chi tiết

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du:

+  Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, Hiệu là Thanh Hiền

+ Sinh ra ở Thăng Long. Có xuất thân trong một gia đình đại quý tộc và có truyền thống nho giáo.

Giới thiệu đoạn trích: Kiều ở lầu ngưng bích

+ đoạn trích nằm ở phần thứ hai [gia biến và lưu lạc]

+ Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu ngưng bích

2. Thân bài

Cảnh trước lầu Ngưng Bích [6 cầu đầu]

“ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bượi hồng dặm kia

Bẽ bàng  mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Cụm từ “khóa xuân” [ẩn dụ] => tác giả muốn nói lên hình ảnh Thúy Kiều bị giam lỏng

“non xa,trăng gần”

“cát vàng,bụi hồng”,… => Từ ngữ gợi tả

=> Trong lầu Ngưng Bích này chỉ biết tâm sự với núi non và trăng, đêm khuya và Thúy Kiều còn cảm nhận chốn hồng trần này thật dơ bẩn đối với mình.

Nỗi lòng thương nhớ người yêu và người thân [8 câu tiếp theo]

Nỗi nhớ Kim Trọng

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng “

=> Nhớ đến chén rượu thề trên ánh trăng cùng người thương

“Tin sương luống những rày trông mai chờ”

[ thành ngữ] – “rày trông mai chờ” => Cho thấy Kim trọng luôn trông ngóng và tìm kiếm người yêu mình là Thúy Kiều

Nỗi nhớ cha mẹ

“ Xót người tựa cửa hôm mai

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Những cụm từ như: “ sân lai”,”quạt nồng ấm lạnh”,”góc tử” => là những điển tích

Thể hiện sự có hiếu của thúy Kiều, nàng đã dành tất cả nỗi lo cho cha mẹ cho người yêu.

Tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều [ 8 câu cuối]

Buồn trông + cửa bể chiều hôm… thể hiện tâm trạng nhớ quê nhà da diết

+ ngọn nước mới xa… Dòng đời nghiệt ngã đã cuốn trôi nàng  Kiều

+ ngọn cỏ rầu rầu… Thể hiện những ngọn cỏ thiếu sức sống

+ gió cuốn mặt duềnh…

=> Nguyễn Du đã xuất sắc trong việc gtar cảnh ngụ tình => Thúy Kiều lo cho thân phận hiện tại và tương lai không biết sẽ bị đưa đi về đâu?

3. Kết bài

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, và bút pháp tả cảnh ngụ tình

Thể hiện tâm trạng cô đơn buồn tuổi và tấm lòng thủy chung cảu Thúy Kiều.

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài văn tham khảo

Mấy trăm năm đã qua, khi nhắc đến một tác phẩm hay để lại cho đời người ta không thể không nhắc đến những hồn thơ trở thành “quốc hồn,quốc túy” của dân tộc như thơ Nguyễn Du. Nguyễn Du là một người học rộng tài cao và có xuất thân trong gia đình đại quý tộc. Nguyễn Du để lại cho đời nhiều tác phẩm nhưng tác phẩm truyện Kiều trở thành kinh điển nhất mọi thời đại. Nổi bật hơn hẳn là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn tuyệt vọng của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.

Nguyễn Du để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô cùng quý báu đó chính là tác phẩm Truyện Kiều. Nó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về văn thơ dân tộc. Truyện Kiều là đứa con mà Nguyễn Du suốt đời tâm huyết! Mỗi đoạn trích của Truyện Kiều đều là một câu chuyện buồn xót thương cho thân phận của người phụ nữ. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cũng không ngoại lệ điều ấy. Đó là cảnh nàng Kiều bị giam lỏng, khóa chạt và dìm chết mọi ước mơ và hoài bão của nàng. Mở đầu đoạn trích là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích nơi nàng Kiều bị nhốt

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đây đáng lẽ ra phải là một nơi tuyệt mĩ để nghĩ dưỡng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Mọi người sẽ tìm đến nơi này để thư giãn. Nhưng đối với nàng Kiều nơi đây chính là nơi đã “khóa xuân”. Chính là khóa đi tuổi thanh xuân đang độ đẹp nhất của nàng. Biết bao ước mơ và hoài bão đã chìm vào biển. Kiều nơi đây đang cô đơn buồn tuổi nhưng có vẻ như bầu trời và ánh trăng kia cũng cùng một phe mà làm ngơ với nàng hay chăng? Nghệ thuật ẩn dụ đã được Nguyễn Du vận dụng thật tài tình. Bên cạnh đó còn sử dụng từ ngữ đối lập “non xa”,”trăng gần”. Vừa xa mà vừa gần cảm giác ấy làm người ta thật sự khó chịu Một khung cảnh có bầu trời xanh, có “ cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”. Cảnh đẹp như thế phải để cho Thúy Kiều tự mình ung dung tận hưởng và khám phá. Nhưng không! Xã hội và hoàn cảnh bấy giờ đã giam lỏng Kiều. Kiều không thấy vui khi ở nơi đây mà ngược lại khiến nàng cảm thấy rất xấu hổ

“ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Với việc sử dụng từ ngữ gợi tả như: “bẽ bàng”,”cát vàng”,”bụi hồng”,… Cho thấy cảnh vật xung quanh sau mà buồn đến thế, cảnh vật dường như càng làm thúy Kiều buồn hơn gấp bội. Trước lầu Ngưng Bích này Kiều chỉ biết tâm sự với núi với trăng và với núi non mà thôi. Bên cạnh đó Kiều còn thấy chốn hồng trần này thật dơ bẩn mà nàng muốn tránh ra thật xa.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều

Khi con người ta bị giam cầm thì biết bao nỗi buồn và sự cô đơn đều bộc lộ. Nhất là đối với một cô gái trẻ đẹp và mỏng manh như Thúy Kiều. Nơi dây Kiều đang nhớ người yêu và người thân thật tha thiết

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Là con gái và đang ở độ tuổi xuân thì như Thúy Kiều thì không ai mà không có người yêu! Và Thúy Kiều cũng như thế, nàng yêu Kim trọng và cả hai đã từng thề non hẹn biển. Nhưng rồi hoàn cảnh éo le và xã hội trớ trêu thay đã cướp đi quyền được hạnh phúc của nàng

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”

Dưới ánh trăng của lầu Ngưng Bích, Thúy kiều nhớ đến chén rượu từng thề nguyền cùng Kim Trọng cũng dưới ánh trăng. Chén rượu ấy cùng thề nguyền một lòng một dạ đồng tâm với nhau. Tình yêu và lời thề nguyền ấy đáng lẽ ra Thúy Kiều phải nhận được kết cục viên mãn nhưng qua ngòi bút miêu tả tinh tế của Nguyễn Du đã cho thấy Kiều càng lúc càng khổ. Mượn cảnh tả tình và từ ngữ ẩn dụ, hay gợi tả là lối nghệ thuật quen thuộc thường được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích. Và ở câu thơ sau cũng thế “ tin sương luống những rày trông mai chờ”. Ý muốn nói Kim Trọng không biết Kiều đã bán mình đi xa, tới nay mà Kim Trọng vẫn còn chờ tin túc nanngf thật là uổng công.

Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng từng thề non hẹn biển từng đẹp như thế nhưng giờ nàng lại bỏ lại Kim Trọng cùng với sự tìm kiếm ngông cuồng ngày đêm. Vì thế mà Thúy Kiều mới thốt lên rằng: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Tấm lòng thủy chung son sắc mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng mãi không thay đổi. Với sự hiểu biết sâu rộng và tài năng uyên bác Nguyễn Du đã tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến éo le đã hủy hoại cả tương lai và sắc đẹp của Thúy Kiều.

Sau nỗi nhớ người yêu là nỗi hớ cha mẹ – bởi “tình mẫu tử là thiêng liêng và cao cả”.

“ Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Để tăng sự cô đơn buồn tủi và tấm lòng thành kính dành chocha mẹ Nguyễn Du đã sủ dụng hàng loạt điển tích trong những câu thơ như:”quạt nồng ấp lạnh”,”sân lai”,”gốc tử”,… Sử dụng từ ngữ ngắn gọn nhưng gợi ra cho người đọc những tình cảm quý báu và thiêng liêng mà Thúy Kiều dành cho cha mẹ. Kiều nhớ về những lần mẹ trông cửa chờ con, hay “quạt nồng ấp lạnh”nhằm ngụ ý muốn nói rằng khi trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ còn mùa đông lạnh lẽo thì ằm trước cho chỗ nằm của cha mẹ được ấm áp. Nhưng giờ đây ai làm điều đó cho cha mẹ nứa? Một nỗi lo âu chu đáo đáng trân trọng của Thúy Kiều.

Xem thêm:  Phân tích lòng thương mẹ của cậu bé Hồng trong Trong lòng mẹ

Sau tất cả nỗi lo cho người yêu cho cha mẹ, Thúy Kiều mới dám dành sự lo âu cuối cùng cho chính bản thân mình. Biết đâu ngày mai khi Kiều mở mắt ra người ta đã đưa Kiều đi nơi khác.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Ầm ầm tiến sóng kêu qunah ghế ngồi

Sử dụng nghệ thuật điệp từ “buồn trông” Nguyễn Du như muốn khắc họa sâu sắc nhất nỗi buông nỗi khổ mà Thúy Kiều đang phải oằn mình gánh lấy. Một cô gái nhỏ nhắn tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc. Nhưng tại sao xã hội phong kiến khác nghiệt như thế? Nguyễn Du cũng đã từng nói rằng:

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Nàng Kiều lúc này cũng thế, nàng nhìn vật gì cũng thấy buồn “cỏ,nước,gió,sóng,…” Một nỗi buồn “cửa bể chiều hôm” thể hiện sự nhớ quê nhà da diết. Với nghệ thuật mượn cảnh tả tình Nguyễn Du đã mượn hình ảnh dòng nước “ Buồn trông ngọn nước mới sa”. Không biết rồi thân phận mình sẽ trôi dạt về đâu giữa xã hội xô bồ này.

Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích với tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như: ẩn dụ, hình ảnh gợi tả, sử dụng những điển tích,… Làm cho bài thơ ấy càng thêm sống động và hấp dẫn người đọc người nghe. Bên cạnh đó là sự thành công trong miêu tả nooin tâm nhân vật với bút pahsp tả cảnh ngụ tình cực kì đặc sắc. Từ đó cho thấy tấm lòng Thúy Kiều buồn tủi và sự lòng thủy chung son sắt của Thúy Kiều. Qua đó tố cáo sự bất công đầy ngang trái của xã hội phong kiến mà người phụ nữ đã oằn mình gánh chịu

“ Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Video liên quan

Chủ Đề