Cảm xúc của tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười

1. Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

Tác giả giới thiệu về:

+ Nước lũ Đồng Tháp Mười, những kênh rạch chằng chịt nơi đây

+ Tràm chim Đồng Tháp Mười

+ Văn hóa ẩm thực: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót.

+ Sen Đông Tháp

+ Di tích lịch sử Gò Tháp

+ Con người nơi đây

2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

Tình cảm của tác giả khi viết về Đông Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá. Một số câu văn thể hiện tình cảm như:

  • Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiễm ngưỡng nhiều
  • Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.
  • ....

3. Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Cầm chú ý giới thiệu về cảnh quan, con người, những nét văn hóa dân tộc, ẩm thực, truyền thống lịch sử, những nét đẹp đặc sắc ở vùng đất đó cho người đọc biết đồng thời xen lẫn cảm xúc của bản thân khi đến khám phá những nơi này.

4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du kí có tác dụng gì?

Tác dụng: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?

Em mong một lần đến được có cơ hội chèo thuyền giữa hồ sen vì em muốn được 1 lần đắm mình trong hương thơm dịu nhẹ tinh khiết của những bông sen nở, để có thể " bâng khuâng, ngơ ngác giữa thế giới sen" như lời tác giả giới thiệu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, SBT trang 23 Ngữ văn 6 Cánh diều

[Câu hỏi 2, SGK] Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,... Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết. 

=> Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá. Một số câu văn thể hiện tình cảm như:

+ Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều

+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, SBT trang 23 Ngữ văn 6 Cánh diều

[Câu hỏi 3, SGK] Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, các đặc trưng của một bài du kí

Lời giải chi tiết:

Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu về cảnh quan, con người, những nét văn hóa dân tộc, ẩm thực, truyền thống lịch sử, những nét đẹp đặc sắc ở vùng đất đó cho người đọc biết đồng thời xen lẫn cảm xúc của bản thân khi đến khám phá những nơi này.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, SBT trang 23 Ngữ văn 6 Cánh diều

Tìm một bài du kí viết về phong cảnh quê hương, đất nước và chỉ ra các đặc điểm của thể du kí trong bài viết đó.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet...

Lời giải chi tiết:

Cô Tô 

  Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

…Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…

Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ lên vai lên lưng, nghĩa là tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm quanh giếng. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy mười lăm gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà, có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi”.

Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

[Nguyễn Tuân]

Loigiaihay.com

1. Tác giả

 Văn Công Hùng [1958]

- Quê quán: sinh ra tại Thanh Hóa, hiện đang sống ở Pleiku, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vị trí:

+ Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

+ Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai.

+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII.

- Quan niệm văn chương: "Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết."

2. Tác phẩm

- Thể loại: Du kí.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Xuất xứ: Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.

- Bố cục: 6 phần như trong sách đã đánh dấu.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười

@228156@

-

+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.

+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.

+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.

- Kênh rạch:

+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.

+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.

- Tràm chim:

+ Đơn giản là tràm và chim.

+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.

- Sen

+ Một thế lực của cái đẹp tự nhiên. Ở đây mới xứng đáng để ngợp.

+ Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc. 

→ Nghệ thuật: nhân hóa.

➩ Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười.

2. Món ăn nơi Đồng Tháp Mười

@228253@

- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.

- Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm.

- Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức.

3. Khu di tích nơi Đồng Tháp Mười: Gò Tháp.

- Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười.

- Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1 500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia.

- Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Phsp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam.

- Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười.

➩ Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười.

4. Con người nơi Đồng Tháp Mười

- Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ.

- Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,...

5. Cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười

- Có người đồng hành thạo đường, giới thiệu cảnh quanh: nhà văn Hữu Nhân.

- Người viết ngỡ ngàng về khái niệm tràm chim. 

- Sự tiếc nuối khi không có nhiều thời gian: Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,...

- Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn.

- Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười.

- Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí.

- Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về.

➩ Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này.

@228345@

1. Nội dung

Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

2. Nghệ thuật: Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.

1. Tác giá của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

- Tác giá của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu về: thiên nhiên, cảnh vật, món ăn, di tích và con người.

2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

- Tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng, muốn khám phá nhiều hơn.

- Biểu hiện:

+ Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,...

+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

+ ....

3. Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Theo em, bài du kí về một vùng đất mới nên giới thiệu cảnh quan, con người, ẩm thực, văn hóa, lịch sử trong sự thể hiện cảm xúc của bản thân một cách tinh tế.

4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du kí có tác dụng gì?

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp bài du kí trở nên chân thực, sinh động hơn.

5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào trong bài du kí? Vì sao?

Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến cánh đồng Sen nơi đây. Bởi vì:

+ Em là người yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích sen.

+ Em muốn xem sự khác biệt giữa sen ở đây và những nơi khác.

+ Em muốn có những bức ảnh thật đẹp, những trải nghiệm chèo thuyền hái hoa, ủ trà,...

Video liên quan

Chủ Đề