Cảnh báo học vụ Đại học Sư phạm

Kết thúc mỗi học kỳ, sinh viên thuộc diện sau sẽ bị cảnh báo kết quả học tập: có điểm Trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 2,50 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 3,00 đối với 2 học kỳ liên tiếp

Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Bị cảnh báo kết quả học tập hai lần liên tiếp.
  • Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định.
  • Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo được tính như sau: cộng 04 học kỳ đối với các khoá học từ 3 năm trở xuống; 6 học kỳ đối với các khoá học trên 3 năm đến 4 năm; và 7 học kỳ đối với các khoá học trên 4 năm.

VD: Sinh viên ngành Kế toán có thời gian đào tạo là 04 năm, nếu trúng tuyển nhập học vào T9/2017 sẽ hết hạn đào tạo vào T9/2024 [bao gồm thời gian đào tạo đúng tiến độ là 4 năm cộng thêm 3 năm].

Trong danh sách do trường công bố có gần 600 sinh viên bị cảnh báo học vụ và hơn 30 người bị buộc thôi học. Danh sách này được trường công bố sau khi kết thúc học kỳ 2 của năm học 2016-2017.

Trong số gần 600 sinh viên bị cảnh báo học vụ, nhiều nhất là sinh viên khoa chất lượng cao với 236 người. Ở chương trình đại trà, khoa công nghệ thông tin có 31 sinh viên [trong đó 3 sinh viên hệ sư phạm]. Khoa cơ khí chế tạo máy có 53 sinh viên bậc ĐH, 7 sinh viên bậc CĐ. Khoa điện-điện tử có 105 sinh viên bậc ĐH, 7 sinh viên CĐ rơi vào trường hợp này...

Đây là những sinh viên có điểm trung bình học kỳ dưới 2.0/4.0 [học kỳ đầu tiên] và dưới 2.5/4.0 điểm [các học kỳ tiếp theo]. Theo quy định của trường, các sinh viên này sẽ bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo học vụ 3 lần liên tiếp.

Những sinh viên bị buộc thôi học vì lý do học lực có thể xin chuyển sang chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn như: bậc ĐH vừa làm vừa học, bậc CĐ chính quy...

Hơn 100 sinh viên có nguy cơ bị buộc thôi học vì điểm kém

Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách 230 sinh viên dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ học tập 1 năm và buộc thuộc học vì kết quả học tập yếu kém.

Thông báo này được công khai trên website, đồng thời trường gửi tin nhắn và thư điện tử đến từng sinh viên có tên trong danh sách.

Ngày 6.11, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trên cơ sở tiếp nhận đơn kiến nghị của sinh viên và họp hội đồng xét nợ học phần trong tháng 10, trường đã ra quyết định cảnh báo học vụ và buộc thôi học chính thức với hơn 600 sinh viên theo đúng quy chế.

Cũng theo ông Dũng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bỏ bê việc học như: mê chơi, đi làm thêm quá nhiều, trúng tuyển vào ngành học không yêu thích…

Trước đó, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách 230 sinh viên dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ học tập 1 năm và buộc thuộc học vì kết quả học tập yếu kém.

Tin liên quan

  • Hơn 100 sinh viên có nguy cơ bị buộc thôi học vì điểm kém

Hàng nghìn sinh viên có kết quả học tập kém, bị cảnh báo học vụ 2 lần liên tiếp ở nhiều trường Đại học như trường ĐH Luật, ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM có khả năng bị buộc thôi học.

Mỗi năm, các trường đại học sẽ công bố danh sách sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và cảnh cáo học vụ, con số này có thể lên tới hơn nghìn sinh viên. Trong danh sách sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và cảnh cáo học vụ từ học kỳ I năm 2020 do ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM công bố để các khoa, các bộ môn kiểm tra trướng ngày 14/12 bao gồm 358 sinh viên.

Trong số đó, có 91 sinh viên năm 2 đến từ các ngành Báo chí, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Italy, Giáo dục học, Văn học, Xã hội học… bị cảnh báo học vụ do có điểm trung bình học kỳ dưới 2,5 và điểm trung bình tích lý dưới 4.

267 sinh viên nhiều nhất ở các ngành Đông Phương học, Địa lý, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… dự kiến bị buộc thôi học. Trong đó có 26 sinh viên bị cảnh cáo học vụ 2 lần liên tiếp [ theo quy chế], còn lại là tự ý bỏ học.

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng công bố kết quả xét học vụ dự kiến cho năm học 2019 – 2020. Trong số này, trường thông báo danh sách dự kiến sinh viên bị buộc thôi học học kỳ 2 năm học 2019 – 2020, bao gồm 257 sinh viên hệ đại học và 181 sinh viên hệ Cao đẳng.

Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường – ThS Phạm Thái Sơn cho biết: sinh viên bị buộc thôi học phần lớn rơi vào các trường hợp học kém, bị đình chỉ học tập nhiều lần. “Nhiều bạn sinh viên xa quê, ham đi làm thêm hoặc ham chơi, dẫn đến xao nhãng việc học. Một số em chủ quan, cứ nghĩ rằng học cho qua môn là xong nhưng khi tổng kết lại không đạt theo yêu cầu nên bị đình chỉ”, ông Sơn lý giải.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng có tới 975 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 458 sinh viên khác bị buộc thôi học sau học kỳ 1 năm học 2019 – 2020. Sau học kỳ 2 năm học này, số lượng sinh viên trong danh sách có giảm xuống nhưng vẫn còn tới hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 260 người bị buộc thôi học.

Trường Đại học Luật thông báo cho 90 sinh viên hệ chính quy dự kiến bị cảnh báo học vụ vì có kết quả học tập yếu kém trong học kỳ II năm 2019-2020. Hơn 60 sinh viên khác sẽ bị buộc thôi học vì có kết quả học yếu kém học kỳ này.

“Dù chưa có nghiên cứu đầy đủ nhưng nguyên nhân phổ biến của việc SV tự ý bỏ học là do các em chọn không đúng ngành nghề, bỏ học trường này nhưng thi lại trúng tuyển và đang theo học trường khác. Nhưng cũng có một bộ phận khác do bị hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa cách thức học Đại học so với học phổ thông, không hoàn thành việc học nên rơi rụng”, Thạc sĩ Huỳnh Công Ba, Trưởng phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhìn nhận.

Đón đọc thông tin tuyển sinh mới nhất để chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới cũng như thông báo từ các trường Đại học, Cao đẳng nhanh nhất nhé!

Với chương trình đào tạo theo tín chỉ

Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Cụ thể, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Lưu ý, quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? [Ảnh minh họa]

Với chương trình đào tạo theo niên chế

Theo a khoản 4 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học, điều kiện cảnh báo học tập là:

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Đồng thời, cũng theo Điều 12, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:

- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Trường hợp sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường được học tiếp lên lớp nhưng cũng không thuộc diện buộc thôi học thì được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

Trên đây là giải đáp về: Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.>> Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

>> Các trường hợp sinh viên được miễn, giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề