Cao tốc Hà Nội Thanh Hóa bao nhiêu km

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45 [QL45] khi đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội - Thanh Hóa chỉ còn hơn 2 giờ thay vì hơn 3 giờ như hiện nay. Dự án chính thức thông xe ngày 29/4 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4...

Đèo Thung Thi trước giờ G

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 có tổng chiều dài 63,37km [đi qua tỉnh Ninh Bình 14,35km; qua tỉnh Thanh Hóa 49,02km], với tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng.

Nút giao Gia Miêu

Cao tốc Mai Sơn - QL45 giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, nền đường 32,25m, đạt vận tốc thiết kế 120km/h; giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng 4 làn xe hạn chế, nền đường 17m, đạt vận tốc thiết kế 80km/h.

Điểm đầu dự án tại Km274+111,86 tại nút giao Mai Sơn [trùng với điểm cuối Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn], thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Cao tốc 4 làn xe

Điểm cuối dự án tại Km337+478,11 [trùng với điểm đầu Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn QL45 - Nghi Sơn], thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Nhìn từ trên cao, con đường như dải lụa dài tít tắp vắt qua cánh đồng.

Tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa đoạn Mai Sơn - QL45 sẽ có tổng 5 nút giao [lối ra vào cao tốc], trước dịp nghỉ lễ 30/4, có 3 nút giao được hoàn thành và đưa vào sử dụng trên đoạn Mai Sơn - QL45.

Con đường giữa vùng đồi canh tác của các nông hộ.

Ba nút giao vận hành bao gồm: Nút giao Gia Miêu [xã Hà Long, huyện Hà Trung], nút giao Quốc lộ 217 [xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung] và nút giao Đông Xuân [xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, hướng ra QL 47 và TP. Thanh Hóa]. 2 nút giao còn lại là Thiệu Giang [huyện Thiệu Hóa] và Đồng Thắng [huyện Triệu Sơn] dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2023.

Đoạn chạy qua Chùa Cao, Hà Lĩnh, Hà Trung, Thanh Hóa.

Khi chưa hình thành cao tốc đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, di chuyển từ Hà Nội về trung tâm tỉnh Thanh Hóa sau khi hết tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ phải đi qua thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa dọc theo Quốc lộ 1A. Thời gian di chuyển mất khoảng 3 giờ đồng hồ.

Con đường chạy xuyên qua các quả đồi

Sau khi khánh thành, thời gian di chuyển bằng ô tô sẽ giảm xuống còn khoảng 2 giờ. Đồng thời giảm tải cho Quốc lộ 1A, nhất là vào dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết… Các khu vực như thành phố Tam Điệp, thị xã Bỉm Sơn, thị trấn Hà Trung kỳ vọng sẽ không còn hiện tượng ùn tắc như các năm trước.

Uốn lượn giữa cánh đồng

Hướng lưu thông Hà Nội – Thanh Hóa theo cao tốc Bắc Nam sau khi hoàn thành cao tốc đoạn Mai Sơn Quốc lộ 45 là Hà Nội – Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình – Cao Bồ - Mai Sơn – Quốc lộ 45. Trên tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45, trước mắt sẽ có 3 nút giao để di chuyển về các địa điểm tại Thanh Hóa.

Cụ thể, các phương tiện sau khi qua hầm Tam Điệp sẽ đến địa phận xã Hà Long, nơi có nút giao Gia Miêu để di chuyển đến Quốc lộ 217B. Từ Quốc lộ 217B di chuyển đến Quốc lộ 1A, hoặc di chuyển đến huyện Thạch Thành một số huyện phía Tây Thanh Hóa.

Một nút giao trên đường cao tốc nhìn từ trên cao

Trên địa phận huyện Hà Trung còn có nút giao thứ 2 thuộc xã Hà Lĩnh. Tại đây, các phương tiện có thể di chuyển đến Quốc lộ 217 để đến các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy… hoặc di chuyển vào Quốc lộ 1A để về TP. Thanh Hóa, Hải Tiến, Sầm Sơn…

Phương tiện tham gia giao thông trên đường.

Nút giao thứ 3 đưa vào vận hành là Đông Xuân, thuộc xã Đông Minh, huyện Đông Sơn. Tại đây các phương tiện có thể di chuyển về TP. Thanh Hóa hoặc Quốc lộ 1 A thông qua Quốc lộ 47 để đi về các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh…

Bộ Giao thông vận tải vừa phát đi tin về việc đưa vào khai thác tạm thời một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc bắc-nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, kịp thời phục vụ người dân lưu thông trong cao điểm dịp Lễ Quốc khánh 2/9.

Thông 251km cao tốc từ Pháp Vân [Hà Nội] đến Nghệ An

Theo đó, từ ngày mai [1/9], Bộ Giao thông vận tải sẽ chủ trì, phối hợp với tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đưa vào khai thác tạm thời đối với phân đoạn từ nút giao Đông Xuân đến cuối tuyến [dài 9,7km] của dự án đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45, dự án đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn và dự án đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu.

Cụ thể, dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài tuyến hơn 63km, có 5 nút giao, gồm: Nút giao với tỉnh lộ 477 [thuộc địa phận huyện Yên Mô, Ninh Bình]; Nút giao với đường trục Đồng Giao [tại thành phố Tam Điệp, Ninh Bình]; Nút giao với Quốc lộ 217B [thuộc địa phận xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hoá]; Nút giao với Quốc lộ 217 [thuộc địa phận xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung] và nút giao Đông Xuân [xã Đông Xuân, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa].

Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải tổ chức đưa vào khai thác từ ngày 29/4/2023 đối với đoạn tuyến từ đầu dự án đến Km327+780 [hết nút giao Đông Xuân] với chiều dài 53,67 km. Tổng mức đầu tư hơn 12.100 tỷ đồng.

Dự án thành phần Quốc lộ 45-Nghi Sơn có chiều dài tuyến 43,28 km. Trong đó có 2 nút giao liên thông gồm: nút giao Vạn Thiện-Km351+320 kết nối với Quốc lộ 45 và đường Nghi Sơn-Thọ Xuân; Nút giao Nghi Sơn-Km379+500 kết nối với Hồ Chí Minh đoạn Nghi Sơn-Bãi Trành và đường vào nhà máy xi măng Công Thanh. Tổng mức đầu dự án hơn 5.500 tỷ đồng.

Dự án thành phần Nghi Sơn-Diễn Châu có chiều dài tuyến 50km; trong đó, có 3 nút giao liên thông gồm: Nút giao Quỳnh Vinh-Km389+970 kết nối với Quốc lộ 48D; Nút giao Quỳnh Mỹ-Km405+689 kết nối với Quốc lộ 48B; Nút giao Diễn Cát-Km429+715 kết nối với Quốc lộ 7 [cách điểm cuối tuyến khoảng 300m]. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 7.293 tỷ đồng.

Các đơn vị thi công triển khai ba ca, bốn kíp để bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu.

Ba dự án thành phần được thông xe góp phần tạo trục cao tốc xuyên suốt từ Pháp Vân [Hà Nội] đến Nghệ An với tổng chiều dài 251km.

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc đưa các dự án vào phục vụ người dân là nỗ lực rất lớn của các chủ đầu tư, nhà thầu trong bối cảnh thời điểm khởi công đúng vào cao điểm bùng phát đại dịch Covid-19, việc huy động nhân lực, vật liệu, thiết bị triển khai giữa các địa phương gặp rất nhiều khó khăn; nguồn cung ứng vật liệu chưa đáp ứng tiến độ thi công ở giai đoạn đầu triển khai; ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu khiến giá nhiên, nguyên, vật liệu biến động lớn, vượt ngoài khả năng dự báo; thời tiết bất thường, mùa mưa đến sớm hơn mọi năm…

Tin liên quan

Các phương tiện được chạy cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 tốc độ tối đa 80km/giờ

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sự ra đời kịp thời của Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 cho phép về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án, sự vào cuộc đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, các khó khăn của dự án từng bước được tháo gỡ, tạo điều kiện cho nhà thầu bứt tốc thi công.

“Quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, lãnh đạo ngành Giao thông vận tải, trực tiếp là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên đến công trường dự án đôn đốc nhà thầu tăng cường “3 ca, 4 kíp”, tuyệt đối không lùi thời gian hoàn thành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân lưu thông thuận lợi, an toàn trong dịp cao điểm Quốc khánh 2/9”, Bộ Giao thông vận tải thông tin.

Các phương tiện sẽ được chạy thế nào trên cao tốc mới?

Nhằm tạo thuận lợi, an toàn tuyệt đối cho người dân lưu thông trên các tuyến cao tốc mới thông xe, Bộ Giao thông vận tải cho biết đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt phương án tổ chức giao thông kể từ ngày 1/9.

Cụ thể, đường cao tốc chỉ phục vụ cho xe ô-tô con, ô-tô khách, ô tô tải từ 10 tấn trở xuống. Các đối tượng không được tham gia giao thông trên đường ô-tô cao tốc gồm: xe tải trên 10 tấn, xe mô-tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ từ 70Km/h trở xuống, xe thô sơ, người đi bộ.

Người, phương tiện thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc [không quy định tốc độ] nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông trên đường cao tốc.

Công nhân vận hành lu, lèn những đoạn đường cuối cùng tại phía nam hầm Trường Vinh thuộc dự án Nghi Sơn-Diễn Châu.

Xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ nằm trong danh mục hàng nguy hiểm được Chính phủ quy định chỉ được lưu thông trên đường cao tốc khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Người lái xe tham gia giao thông trên đường cao tốc phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, các quy tắc tham gia an toàn theo quy định pháp luật hiện hành [Không cho xe chạy vào nơi dừng đỗ khẩn cấp và phần lề đường; không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường; người lái xe trên đường cao tốc khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe khẩn cấp người lái xe phải đưa xe ra làn dừng xe khẩn cấp đặt các vật báo hiệu và thông báo đường dây nóng hỗ trợ...]

Các phương tiện đầy đủ các điều kiện lưu thông trên đường bộ được phép lưu thông trên đường cao tốc được tham gia giao thông trên tuyến cao tốc với tốc độ tối đa 80 km/h và tốc độ tối thiểu 60 km/h.

“Đối với các phương tiện khai thác tuyến đường từ đầu dự án nghi Sơn-Diễn Châu tại Km380+00 [điểm cuối dự án Quốc lộ 45-Nghi Sơn] đến nút giao Diễn Cát cuối dự án [Km429+715], trong điều kiện đoạn cao tốc kế tiếp sau dự án là Diễn Châu-Bãi Vọt chưa thông xe, trước mắt, phương án tổ chức phân luồng từ xa trên tuyến cao tốc như sau: Theo hướng bắc-nam, các phương tiện từ dự án Quốc lộ 45-Nghi Sơn nhập vào dự án Nghi Sơn-Diễn Châu đến nút giao Diễn Cát [cuối tuyến] kết nối với Quốc lộ 1 thông qua Quốc lộ 7.

Tin liên quan

[Infographic] Cao tốc Mai Sơn-quốc lộ 45 sắp khánh thành

“Trong thời gian các dự án được đưa vào khai thác thác tạm, Bộ Giao thông vận tải đề nghị các địa phương phối hợp với chủ đầu tư, các lực lượng chức năng kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các trường hợp phương tiện thô sơ di chuyển trên cao tốc, đối diện nguy cơ mất an toàn.

Bộ cũng sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu nhanh chóng hoàn thiện, sớm đưa vào khai thác các hạng mục phụ còn lại như đường gom dân sinh, hệ thống thoát nước, bảo đảm thuận lợi trong quá trình khai thác đồng bộ dự án”, Bộ Giao thông vận tải khẳng định.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có tổng chiều dài gần 653km được chia thành 11 dự án thành phần [3 dự án đầu tư PPP và 8 dự án đầu tư công].

Ban Quản lý dự án 2, Ban điều hành dự án Quốc lộ 45-Nghi Sơn và các nhà thầu, tư vấn giám sát đã xây dựng kế hoạch thi công chi tiết theo từng ngày.

Đến ngày 1/9/2023, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng 8/11 dự án thành phần với chiều dài xấp xỉ 520km, gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn-QL45, QL45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Cam Lộ-La Sơn, Nha Trang-Cam Lâm, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023, dự án thành phần cầu Mỹ Thuận 2 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác. Sang năm 2024, hai dự án thành phần cuối cùng thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông được đưa vào khai thác, gồm: Diễn Châu-Bãi Vọt, Cam Lâm-Vĩnh Hảo.

Chủ Đề