Câu 2: nêu những thuận lợi khi thực hiện giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới?

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Lượng kiến thức chương trình mới không tăng so với chương trình trước mà tăng tính trải nghiệm, thực hành, vận dụng trong từng môn học và hoạt động giáo dục để hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới không quy định cứng nội dung từng bài học tương ứng với thời gian của buổi học, tuần học mà chỉ quy định thời lượng và yêu cầu cần đạt của cả năm học đối với từng môn học.

Điều này đòi hỏi sự chủ động của giáo viên trong xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với điều kiện lớp học.

Trên đây là những nhận định của các đại biểu tại hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới,” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/10.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 trên cả nước, cũng là lần đầu tiên áp dụng một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa trên cả nước.

Qua nắm bắt tình hình thực tế tại một số trường tiểu học trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đánh giá, hầu hết các trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường.

Giáo viên bước đầu đã áp dụng được các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 còn gặp một số khó khăn.

Cụ thể, năm học 2019-2020, học sinh mầm non nghỉ học kéo dài do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên không được tiếp cận đầy đủ chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi trước khi vào lớp 1.

Trong khi đó, năm học 2020-2021, học sinh tựu trường muộn hơn so với những năm trước 2 tuần. Vì thế, học sinh chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm quen với môi trường học tập mới.

[Bộ sách Cánh Diều: Đại biểu Quốc hội nói về những sai sót khó tránh]

Mặt khác, một số giáo viên, cha mẹ học sinh cũng cho rằng chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn một số hạn chế, khiến quá trình tổ chức dạy và học khó khăn.

Qua thực tiễn công tác dạy học, cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung, giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, nhận định một đặc điểm của việc biên soạn sách chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo điều kiện cho giáo viên chủ động trong việc khai thác kiến thức và thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm của học sinh.

Việc khai thác kiến thức trong sách cũng đòi hỏi giáo viên phải chủ động nghiên cứu, điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh, vùng miền. Tuy nhiên, sách giáo khoa cũng còn một số hạn chế nhất định, như số lượng chữ trong một số bài đọc còn nhiều làm cho việc khai thác hết ý nghĩa của câu chuyện đối với một số học sinh còn hạn chế.

Giáo viên phải đọc và giải thích nhiều trong một tiết học. Trong sách còn một vài ngữ liệu và hình ảnh chưa phù hợp với đối tượng học sinh.

Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương giáo viên không hướng dẫn học sinh viết vào sách giáo khoa để có thể tái sử dụng sách ở những năm học tiếp sau. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học, có những hoạt động nếu học sinh làm ngay vào sách sẽ rất nhanh.

Cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung cho rằng để dạy học hiệu quả, giáo viên cần dạy học theo hướng phân hóa đối tượng, không đặt ra yêu cầu cần đạt chung đối với các học sinh trong lớp ở giai đoạn đầu năm học, tránh gây áp lực với một số em tiếp thu bài chưa tốt, chưa nhớ bài.

Tùy mức độ tiếp nhận của học sinh, giáo viên sẽ chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, phân bổ các tiết dạy trong từng giai đoạn, có thể khác nhau ở các lớp trong cùng một tổ, khối. Cùng với nỗ lực của giáo viên, phụ huynh cũng cần phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục học sinh, cùng chơi và cùng học với bé các kiến thức đã học tại nhà một cách phù hợp.

Cô Lý Khánh Hoa, giáo viên Trường tiểu học Hiệp Tân, quận Tân Phú, cho biết quá trình giảng dạy học giáo viên còn gặp một số khó khăn trong sử dụng thiết bị dạy học.

Cụ thể, danh mục thiết bị dạy học được xây dựng theo chương trình giáo dục chứ không xây dựng riêng cho một bộ sách giáo khoa. Giáo viên phải chủ động, nghiên cứu để sử dụng các thiết bị trong giảng dạy cho phù hợp với từng bài.

Bộ sách Cánh diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm biên soạn. [Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN]

Trong khi đó, do năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, giáo viên cũng đang từng bước tiếp cận với chương trình và sách giáo khoa mới, nên còn khá lúng túng khi sử dụng các thiết bị dạy và học.

Đối với học sinh lớp 1, được thực hành và trải nghiệm trực tiếp trên các đồ dùng, thiết bị dạy và học sẽ giúp các em hứng thú tham gia vào giờ học, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cần chủ động, nghiên cứu, phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị dạy và học nhằm đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

Năm học này, Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3, chọn bộ sách “Chân trời sáng tạo” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để đưa vào giảng dạy chương trình mới ở lớp 1.

Cô Đặng Thị Vân Anh, giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Phùng cho biết cùng với khó khăn từ phía học sinh khi các em bước vào lớp 1 ở môi trường hoàn toàn mới còn nhiều bỡ ngỡ, công tác dạy học cũng gặp một số khó khăn do sách giáo khoa còn một số hạn chế.

Ở môn Tiếng Việt, số lượng chữ trong bài đọc nhiều so với học sinh; còn phần luyện viết chưa có tiết dạy các nét cơ bản; phần viết bài chưa phân phối đồng đều. Riêng môn Toán, liên tục có kiến thức mới nên giáo viên ít có thời gian để củng cố kiến thức cho học sinh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng thực tế cho thấy có khó khăn trong triển khai chương giáo dục thông mới ở lớp 1, nhất là trong 2 tuần đầu tiên của năm học.

Cùng thời điểm này những năm học trước học sinh lớp 1 đã đọc, viết rất tốt nhưng năm nay còn khá khó khăn. Yêu cầu của chương trình mới là hướng đến phát triển năng lực phẩm chất của học sinh nên đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài.

Đồng thời, quan điểm của ngành Giáo dục là không gây áp lực cho học sinh và phụ huynh, từ đó tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trong học tập. Do đó, các trường cũng như phụ huynh không nên nóng vội trong thực hiện, dễ dẫn đến đi chệch mục tiêu đề ra.

“Chương trình giáo dục phổ thông mới không có quy định phân phối chương trình. Trên cơ sở khung chương trình dạy học và thời lượng từng môn học, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với lớp học.

Điều này đòi hỏi sự chủ động rất lớn của giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên làm được điều đó,” ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh./.

T.Hoài [TTXVN/Vietnam+]

Dạy và học chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới

Thứ Bảy 13:14 24/10/2020

ĐBP - Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình sách giáo khoa [SGK] mới đối với lớp 1. Ðến nay, sau hơn 1 tháng tổ chức dạy và học theo chương trình, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế, khó khăn đòi hỏi ngành Giáo dục và Ðào tạo [GD&ÐT] cần có giải pháp để việc dạy và học đạt kết quả như mong muốn.

Một tiết học môn Tiếng Việt lớp 1 của cô và trò Trường Tiểu học Sa Lông [huyện Mường Chà].

Năm học này, Trường Tiểu học số 2 Mường Mươn [huyện Mường Chà] có 61 học sinh lớp 1, trong đó 99% học sinh là người dân tộc thiểu số. Sau hơn 1 tháng tổ chức các hoạt động dạy và học theo chương trình SGK mới, bên cạnh một số ưu điểm như học sinh đã tích cực, chủ động tiếp thu các bài học, tạo được hứng thú cho người học; giáo viên đã xây dựng kế hoạch bài dạy theo yêu cầu, mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trường cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực triển khai thực hiện. Cô Phạm Thị Kim Nhung, Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 chia sẻ: Do đa số học sinh là người dân tộc thiểu số [Mông, Khơ Mú] việc đọc, viết còn chậm. Những bài dạy 2 - 3 âm, vần của môn tiếng Việt học sinh nắm bài khó khăn hơn vì nhận thức của các em còn hạn chế, không nhớ hết các âm, vần. Một số bài học có lượng kiến thức nhiều trong khi thời gian không đủ để dạy hết trong 1 tiết. Vở bài tập nội dung kiến thức khó, chưa bám sát nội dung với sách học sinh. Trường có nhiều điểm trường lẻ nên khó sắp xếp cho việc dạy môn hoạt động trải nghiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu do vẫn thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học như bộ đồ dùng thực hành toán, tiếng Việt, máy chiếu... Một số nội dung bài học môn tự nhiên xã hội yêu cầu thực hành áp dụng trong thực tế chưa phù hợp với nhà trường mà chỉ có thể giới thiệu qua tranh ảnh hay thuyết trình của giáo viên. Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập cho học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức.

Sau thời gian đầu thực hiện chương trình SGK lớp 1 mới, cô Phạm Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Na Sang nhận thấy học sinh của Trường nhận thức tương đối tốt nội dung các bài học của từng môn để phát triển năng lực theo mục tiêu của chương trình SGK mới mà giáo viên truyền đạt. Tuy nhiên, do là năm đầu tiên chuyển từ cấp mầm non lên bậc tiểu học nên học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, chưa hình dung được cách thức tổ chức các hình thức dạy học của giáo viên, vì vậy một số hoạt động khám phá, thực hành còn mất nhiều thời gian. Nội dung giáo dục địa phương lồng ghép trong hoạt động trải nghiệm, dạy học lồng ghép nội dung an ninh quốc phòng đối với lớp 1 chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên việc thực hiện còn khó khăn. Trường còn thiếu bộ thiết bị dạy học tối thiểu, máy chiếu phục vụ cho việc học tập của học sinh...

Ðánh giá về việc triển khai thực hiện dạy và học theo chương trình SGK lớp 1 mới, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ÐT cho biết: Dù mới triển khai thực hiện được hơn 1 tháng nhưng chương trình SGK mới đã thể hiện được nhiều điểm tích cực. Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp thời khóa biểu đối với các môn học ở lớp 1 và thực hiện chương trình các môn học theo đúng kế hoạch thời gian năm học. Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch bài dạy theo yêu cầu của chương trình và SGK mới. Một số giáo viên đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán, tiếng Việt, tự nhiên xã hội. Chương trình môn toán được thiết kế phù hợp với nhận thức của học sinh; các môn âm nhạc, mĩ thuật, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm được giáo viên thực hiện đạt hiệu quả cao hơn năm học trước, học sinh đã được giáo viên cho tham gia thực hiện một số hoạt động từ đơn giản đến phức tạp để phát triển năng lực, phẩm chất. Thiết bị dạy học và SGK được cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện dạy và học chương trình SGK lớp 1 mới vẫn còn một số khó khăn. Ða số học sinh dân tộc lớp 1 hạn chế về tiếng Việt, nhiều em chưa hiểu rõ câu lệnh của giáo viên, chưa hình thành được nền nếp học tập trong các giờ học. Việc sử dụng bộ chữ cái tiếng Việt để ghép từ mới, tiếng mới còn chậm và còn nhầm lẫn giữa các chữ cái. Học sinh phát âm chưa chính xác, viết chậm, chưa đúng mẫu chữ. Về phía giáo viên, đa số thầy, cô đều kéo dài thời gian học môn tiếng Việt [thêm 5 phút] để mở rộng, khắc sâu kiến thức. Thời gian dành cho hoạt động nghe, nói tiếng Việt chưa hợp lý. Hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát tranh để xuất hiện “từ mới, tiếng mới” hiệu quả thấp đối với học sinh dân tộc thiểu số. Hoạt động hướng dẫn học sinh viết bằng phấn trên bảng con, viết trên vở bằng bút chì đều quá thời gian do số lượng chữ viết trong sách giáo khoa bao gồm cả “âm mới, tiếng mới, từ mới”. Khi tổ chức các hoạt động dạy học môn toán, giáo viên gặp một số khó khăn khi dạy nội dung so sánh. Ðồ dùng dạy học môn toán còn thiếu con súc sắc để phục vụ dạy các bài học lập số; hoạt động trò chơi học tập giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học mới thực hiện được.

Theo ông Nguyễn Văn Kiên, để thực hiện tốt chương trình SGK lớp 1 mới, trong thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo tổ chuyên môn khối 1 xây dựng kế hoạch giáo dục môn học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của từng trường; thống nhất những nội dung cần truyền đạt đến học sinh trong mỗi tiết học, những nội dung cơ bản cần khắc sâu. Ðồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên dạy lớp 1 căn cứ nội dung SGK, sách giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với khả năng nhận thức, kỹ năng đọc, viết của học sinh lớp mình, không để xảy ra hiện tượng dạy quá tải, đưa kiến thức nâng cao ngoài SGK vào giảng dạy gây khó khăn cho học sinh. Mặt khác, Ngành sẽ chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; tăng cường trao đổi thông tin để phụ huynh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới; chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên lớp 1; tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và làm đồ dùng dạy học để đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học theo chương trình SGK mới.

Video liên quan

Chủ Đề