Câu 4 trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 1 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Với soạn bài Đọc mở rộng lớp 7 trang 129 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài Đọc mở rộng lớp 7 trang 129 Tập 1

* Đọc mở rộng

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm đọc một số bài thơ, tuỳ bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước. Ghi vào nhật kí đọc sách những nội dung đáng chú ý của các văn bản mà em đã đọc.

Trả lời:

Một số bài thơ, tuỳ bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước là:

- Đất nước (Nguyễn khoa Điềm).

- Mùi của kí ức (Nguyễn Quang Thiều).

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trao đổi với các bạn về:

- Nội dung chính và chủ đề của mỗi văn bản.

- Những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ.

- Chất trữ tình, cái tôi của nhà văn và ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tuỳ bút hay tản văn.

Trả lời:

Đất nước

Mùi của kí ức

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

Nói về hương vị ẩm thực của quê hương làng Chùa. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ của tác giả về hương vị thân thuộc của tuổ thơ.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 129 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ trái nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Hãy viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có dùng từ trái nghĩa.

Trả lời bài 4 trang 129 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số đoạn văn dưới đây

Đoạn văn 1

Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

- Bài viết trên đã sử dụng từ trái nghĩa đó là:

  • bằng phẳng › ‹ nhấp nhô
  • lở › ‹ bồi
  • tấp nập › ‹ vắng vẻ

Đoạn văn 2

Quê ngoại em ở dưới chân núi Bạch Mã. Rặng núi lô nhô lúc cao lúc thấp chạy dài ăn ra tới phá Tam Giang. Buổi sáng trời trong đứng ở cây số ba có thể nhìn thấy hình dáng chú ngựa trắng đang bay trên phiến đá khổng lồ lưng chừng núi. Buổi tối trăng lên, gió nồm nam thổi đưa những đám mây trắng tràn qua đỉnh núi giống như một thác nước khổng lồ đang chảy. Nếu có dịp trèo lên tới đỉnh Bạch Mã bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời. Phía trước là biển cả mênh mông, phía sau là núi non trùng điệp chất chồng lên nhau, trên đầu là trời cao xanh thẳm và phía dưới là làng mạc bình yên ẩn mình dưới những lũy tre xanh. Em yêu vô cùng quê ngoại tươi đẹp!

- Từ trái nghĩa sử dụng trong đoạn văn:

  • Cao › ‹ Thấp
  • Buổi sáng › ‹ buổi tối
  • Phía trước › ‹ phía sau

Đoạn văn 3

Quê hương ai cũng có một dòng sông. Mỗi sáng mặt trời lấp lánh ánh bạc; tối ngày trăng lên, dòng sông quê lóng lánh những gợn vàng. Chính nơi đây vào những buổi trưa hè chúng tôi ngồi dưới gốc tre xanh um để nhìn những chiếc bè tre gỗ dài ngoằn ngoèo lừ đừ trôi xuôi. Chúng tôi nhìn những chiếc ca nô dũng mãnh phun khói chạy ngược và trong thoáng chốc mất hút vào bãi xanh của một nhánh sông.

- Từ trái nghĩa sử dụng trong đoạn văn:

  • Sáng › ‹ tối
  • Bạc › ‹ vàng
  • Xuôi › ‹ ngược

Ghi nhớ

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

- Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

----

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 129 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Từ trái nghĩa trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.