Câu thơ Cuộc đời cách mạng thật là sang là

10 điểm

khanhngoc19

Bài thơ" Tức cảnh Pác Bó" [Hồ Chí Minh, Văn 8, tập 2, NXB GD 2010] kết thúc bằng câu. thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của

câu. thơ trên và nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh với người xưa?

Tổng hợp câu trả lời [1]

Bài thơ" Tức cảnh Pác Bó" [Hồ Chí Minh] kết thúc bằng câu thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh với người xưa? a. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Viết đúng thể thức của đoạn văn, có kĩ năng cảm thụ thơ. - Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, câu thơ. - Vẻ đẹp của câu thơ: + Niềm vui thích của nhân vật trữ tình về cuộc đời cách mạng -> Nổi bật vẻ đẹp của niềm lạc quan phong thái ung dung của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh cách mạng còn nhiều gian khổ, thử thách. + Nghệ thuật điểm nhãn, giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp triết lí và trữ tình... - Nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh: + Thiên nhiên là căn cứ địa, là nơi "hành đạo" của người chiến sĩ cách mạng + "Khách lâm tuyền" có dáng dấp ẩn sĩ nhưng vẫn mang cốt cách chiến sĩ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dan thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa? A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới. B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn. D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tôt hơn nữa.
  • Câu thơ kết bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho ta thấy Bác quan niệm về cuộc đời cách mạng như thế nào?
  • Phát biểu chủ đề của văn bản "Tôi đi học"
  • Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ.
  • Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết: “ ...Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi...” Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận [khoảng 01 trang] bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
  • I. Đọc hiểu [3điểm] "CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?" - Câu 1: [0.5đ]: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? - Câu 2: [0.5đ] Xác định thán từ trong câu sau và cho biết nó thuộc kiểu thán từ nào: "Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?" - Câu 3: [1.0đ] Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si đa già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? - Câu 4: [0.5đ] : Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu trong câu: "Thân câu to, cành lá sum suê, ngả xuống mặt nước." - Câu 5: Đặt tiêu đề cho văn bản trên?
  • Nêu nội dung chính của đoạn thơ "Tạ ơn cây"
  • Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu: ‘Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi’? A. Nhấn mạnh cảnh điêu đứng của nhân dân ta dưới thời Đing, Lê. B. Khẳng định việc đóng đô ở vùng núi Hoa Lư của hai nhà Đinh, Lê là không còn thích hợp. C. Phủ định công lao của hai triều Đinh, Lê. D. Cả A, B và C đều sai
  • Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó trong văn bản “Tôi đi học”
  • Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì? A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên. B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất. C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này. D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Ba mươi năm ấy chân không mỏiMà đến bây giờ mới tới nơi.

[Tố Hữu]

Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước, tháng 2-1941, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam. Người sống trong hang Pác Bó, điều kiện sinh hoạt vật chật rất gian khổ, nhưng tất cả thiếu thốn đó đối với Bác không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, mà còn thật là sang. Bởi niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh là được sống cuộc đời cách mạng cứu dân, cứu nước. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã ra đời trong hoàn cảnh đó.Bài thơ bốn câu, theo thể thất ngôn tứ tuyệt thật tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh. Tất cả cho ta thấy một cảm giác vui thích sảng khoái. Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó. Đi tìm hiểu bài thơ chính là đi tìm hiểu niềm vui của nhân vật trữ tình.Mở đầu bài thơ là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung và thoải mái, hoà điệu với cuộc sống của núi rừng:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Câu thơ là sự khái quát của một nhịp sống đã trở thành nếp rất chủ động. Cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đôi sóng đôi rất nhịp nhàng: sáng ra- tối vào. Nếp sống ở đây chủ động mà đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc đời thường. Tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về nhà [nhà vẫn là hang núi] để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối chảy. Thật thú vị, thoả mái khi con người được sống giao hoà với thiên nhiên. Phải chăng quy luật vận động ấy là Bác đã vượt lên được hoàn cảnh. Đó chẳng phải là tinh thần lạc quan hay sao?Chính sự cân đối ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho các câu thơ sau xuất hiện.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Nhịp 4/3 là nhịp thông thường ở thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu này, nhịp 4 được chuyển thành nhịp 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 [vẫn, sẵn] càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát nên một sự yên tâm về cuộc sống vật chật của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ thú vui vì cảnh nghèo như Nguyễn Trãi đã từng viết: Nước là cơm rau hay tri tức. Điều khác biệt của Bác, với các nhà thơ xưa như Nguyễn Trãi là ở chỗ: Nguyễn Trãi sống ở chốn núi rừng vui với thiên nhiên [ở Côn Sơn] để quên đi nỗi đau không được giúp nước, giúp đời. Còn Bác Hồ sống ở chốn núi rừng, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cứu dân cứu nước. Vì thế câu thơ thứ ba của bài thơ là một sự chuyển biến đột ngột:
Bàn đá chông chềnh dịch sử Đảng
Hai câu nói về chuyện ăn, chuyện ở thong dong bao nhiêu, thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn, người chiến sĩ cách mạng phải dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. Rõ ràng là với từ chông chếnh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức, không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc để thể hiện sự vất vả, nhưng khoẻ khoắn, kiên quyết. Như vậy đối với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên tất cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét, một kết thúc rất tự nhiên, bất ngờ và vô cùng thú vị:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Ba câu đầu của bài thơ nói về việc ở, việc ăn và việc làm. Câu thứ tư là một lời đánh giá làm người đọc bất ngờ. Và bằng phép loại suy, ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở không phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất vì nó đem ánh sáng của chu nghĩa Mác – Lê Nin để phát động đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Ở đây ta bắt gặp câu thơ có khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương [thường gặp trong hàng loạt những bài thơ xưa nói cho vui cảnh nghèo đã trở thành truyền thống] trong văn học phương Đông:
Ao sâu nước cả khôn chài cá,Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà...

[Bác đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến]

Đúng là nói cho vui! Thật đấy mà lại đùa đấy! Nghèo nhưng mà lại chẳng nghèo! Giọng điệu thơ rất tự nhiên, dí dỏm thể hiện niềm vui của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến nhà chơi.Ta thấy ở đây niềm vui thích của Bác Hồ là rất thật, không chút gượng gạo, lên gân vì thế nên giọng thơ sảng khoái, ngân vang: Thật là sang. Rõ ràng trong cái sang của Bác, của người cách mạng không phải là điều kiện ăn ở, sinh hoạt mà chính là tri thức cách mạng để giải phóng đất nước, đem lại sự giàu sang, hạnh phúc cho cả dân tộc. Ý nghĩa của bài thơ thật lớn lao.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ Đường luật, rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý thứ hai của nó là nói chơi, còn ý đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai có thể cấm được cái quyền nói trêu của người đã biết tự rèn luyện mình mà vượt lên tất cả. Bài thơ đã vượt qua hành trình hơn 60 năm nhưng đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị.


[Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ]

tửu tận tình do tại

Video liên quan

Chủ Đề