Cấu trúc đề thi khoa học tự nhiên 2022

Sáng 8.7, hơn 1 triệu thí sinh khắp cả nước bước vào ngày thi thứ 2 cũng là ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Với bài thi Khoa học tự nhiên [KHTN], thí sinh sẽ thi các môn thành phần là Vật lý, Hóa học, Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội [KHXH] gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh hệ giáo dục phổ thông và môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Thời gian làm bài của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp là 50 phút. Như vậy, tổng thời gian làm bài thi tổ hợp sáng nay của thí sinh sẽ là 150 phút.

Thí sinh tự tin làm thủ tục trước khi bước vào ngày thi thứ hai Ảnh: Người Lao Động

Nhận định chung về bài thi KHTN, theo Tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục HOCMAI thì mỗi môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Môn Vật lí: 90% số câu hỏi trong đề thuộc chương trình lớp 12; 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11. Khoảng 70 % số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu; 20% số câu ở mức độ vận dụng; 10 số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao. Đề thi có 44% [22 câu] số câu hỏi là câu hỏi lí thuyết, 36% [18 câu] số bài tập tính toán. Đề thi không xuất hiện các câu hỏi thuộc dạng bài mới. Cấu trúc đề thi hoàn toàn tương đồng với đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố ngày 31.3.2022. Đề thi có độ phân hóa tốt ở vùng câu hỏi vận dụng cao phục vụ cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Ma trận đề thi như sau:

Môn Hóa học: Đề thi đáp ứng tốt mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp với 75% câu hỏi [30/ 40 câu] thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, 25% câu hỏi [chiếm 10/ 40 câu] thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao. Các câu thuộc vận dụng – vận dụng cao có 2 câu lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12 với độ khó tương đương đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 và và đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2022. Đề chỉ có 4 câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao [cực khó] chiếm 10% tổng số câu hỏi trong đề thi và không xuất hiện câu hỏi về peptit như đề thi các năm trước. Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao đáp ứng mục tiêu phân loại để tuyển sinh đại học.

Ma trận đề thi như sau:

Môn Sinh học: Đề thi tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố qua Đề thi tham khảo ngày 31.3.2022. Đề phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, có độ phân hóa vừa phải để xét tuyển Đại học. Đề đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, ít yếu tố toán, tăng bản chất sinh, thí sinh cần kĩ năng đọc hình và bảng biểu, sơ đồ, nhưng đề không quá khó; số lượng điểm 10 khả năng sẽ không ít.

Ma trận đề thi như sau:

Về độ khó: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp. Chỉ có 40% câu hỏi dùng để phân hóa trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao. Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 9 câu Cơ chế di truyền và biến dị, 9 câu Quy luật di truyền, 1 câu di truyền người, 2 câu di truyền học ứng dụng, 3 câu di truyền quần thể, 4 câu Tiến hóa và 8 câu Sinh thái.

Các câu khó nhất của đề thi vẫn năm trong phần quy luật di truyền và di truyền quần thể. Không có câu phả hệ ở mức vận dụng cao như truyền thống các năm qua.

Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, giống như hầu hết các đề môn Sinh trong những năm gần đây và đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Ở 10 câu cuối cùng của đề các câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự mà ngẫu nhiên do phần mềm trộn đề. Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng.

Nhìn chung, với mức độ đề như hiện tại, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng. Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Có sự giảm của việc lồng ghép toán vào câu hỏi, tăng tỉ lệ dạng câu hỏi đánh giá năng lực đặc biệt là các năng lực đọc, phân tích hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để khai thác dữ liệu từ đó làm nguyên liệu cho việc trả lời câu hỏi.

Thí sinh chia sẻ về bài làm sau buổi thi. Ảnh: Vietnam+

Với bài thi KHXH, nhận định chung theo Tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục HOCMAI thì mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHXH vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Môn Lịch sử: So với đề  thi năm 2021, đề thi năm 2022 mức độ phân hóa cao hơn, nội dung đề thi có nhiều điểm mới lạ. Ngoài ra, trong đề xuất hiện câu hỏi vận dụng thực tế. 92,5% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 7,5% câu hỏi thuộc lớp 11-  tăng 1 câu so với đề thi tham khảo và xuất hiện cả câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.

Đề thị có tỉ lệ câu hỏi nhận biệt, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 31.3.2022 nhưng có tính phân loại cao hơn do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng [liên quan đến kiến thức địa lí] ví dụ câu 2 [mã 323], và những câu hỏi đề cập đến khái niệm lịch sử như câu 9, câu 35 mã đề 323. Số lượng câu hỏi. Có những câu hỏi liên hệ thực tiễn như câu 16, câu 25.

20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử  Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh  dạng bài so sánh [3 câu], liên chuyên đề, liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng. Đặc biệt, câu 32, 38, 39 là những câu hỏi so sánh, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lịch sử, thậm chí kết hợp cả kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để hoàn thành.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trung Trực [quận Gò Vấp]. Ảnh: Người Lao Động

Môn Địa lí: Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết/ thực hành là 52,5%/47,5%. Đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi tham khảo [31.3.2022]. Tỉ  lệ câu hỏi Nhận biết, Thông hiểu/Vận dụng và Vận dụng cao là 75% - 25%.

Trong phần câu hỏi Nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng – Vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, Địa lí các vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế. Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lí, không có dạng bài mới, tuy nhiên thí sinh cần phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Các câu 74, 76, 78, 80 [mã đề 321] là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Nhìn chung, mức độ câu hỏi tương đương đề thi tham khảo [31.3.2022]. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

Môn Giáo dục công dân: Đề thi có mức độ tương đương đề tham khảo [31.3.2022], không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới và là môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I, 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 - 8.

25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng và Vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tham khảo, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề tiêm vác-xin phòng Covid-19 cho trẻ em [câu 98 – mã 303]. Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 117, 118, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Tr.Văn

Tại điểm thi Trường THPT Nhân Chính [Hà Nội], thí sinh ra về với tâm trạng khá thoải mái. Đa số thí sinh đánh giá đề thi các môn khoa học tự nhiên khá "dễ thở". 

Thí sinh phấn khởi sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp

Với học lực khá, thí sinh Quang Anh cho biết, môn Hóa học khá dễ, em tự tin làm được khoảng 8 điểm. "Đề môn Vật lý có khó hơn nhưng cũng nắm chắc tầm 6-7 điểm. Môn Sinh học cũng tương tự. So với đề thi thử và đề thi các năm em thấy mức độ khó tương đương. Đề năm nay khá khó để đạt điểm cao", Quang Anh nói.

Thí sinh Vũ Tiến Anh [hội đồng thi THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội], nhận định tổ hợp Khoa học tự nhiên để được 7 điểm mỗi môn không khó, 10 câu còn lại các bài thi để phân hoá học sinh nhiều, phân hoá rất rõ từ mức 8 điểm trở lên.

"Nhất là môn Sinh học, ít bạn đăng ký xét tuyển nên khá khó phán đoán khó hay dễ, nhưng em nghĩ tương đối khó, nhất là sau phần 8 điểm. Cách bố trí bài thi khá hợp lý", Tiến Anh nói và cho biết tự tin đạt 85% các môn thi.

Theo các giáo viên, đề thi tổ hợp KHTN chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, phổ điểm ở mức 6-7 và "rất khó lấy điểm 10".

Nhận xét về đề thi môn Vật lý, cô Nguyễn Thị Hương - Giáo viên THPT Thuận Thành [Bắc Ninh] cho hay, đề thi năm nay "dễ thở" hơn mọi năm, phù hợp với việc dạy, học trực tuyến. Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, đề thi cũng có sự phân hóa nhất định, đảm bảo cho việc xét tuyển đại học.

Cấu trúc đề thi sát với đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố trước đó. Với đề thi này, học sinh trung bình cũng có thể làm được 5-6 điểm. Dự đoán năm nay sẽ có nhiều điểm 10 môn Vật lý.

Nhìn chung, đề thi đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi là xét tốt nghiệp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh của các vùng miền và là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.

Thầy Đặng Xuân Chất - Giáo viên Hoá học Trường THPT Ban Mai [Hà Nội] nhận định đề thi năm 2022 môn Hóa học không có nhiều sự khác biệt so với các năm trước và bám khá sát đề minh họa

Về cấu trúc đề, tỷ lệ câu hỏi lý thuyết/ bài tập: 29 câu lý thuyết chiếm 72,5%, 11 câu bài tập chiếm 27,5%. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng 75%. Đề năm nay không có các câu hỏi về thí nghiệm, ít câu hỏi gắn liền với thực tiễn.

Đề ra phù hợp cho các trường đại học xét tuyển bên cạnh các hình thức thức xét tuyển khác như bài thi đánh giá tư duy hay đánh giá năng lực của một số trường. Dự kiến học sinh học khá có thể dễ dàng đạt điểm 7.

Cô Nguyễn Thị Bích Dậu - Giáo viên Trường THPT Ban Mai [Hà Nội] nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh học có sự tương đồng với đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT. 30 câu đầu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. 10 câu sau là các câu khó, vận dụng cao. Như vậy học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết, và các công thức cơ bản là có thể đạt 6-7 điểm.

"Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh tự học thiếu đi sự kiểm tra giám sát của thầy, cô bộ môn thì mức độ đề thi như vậy là hợp lý. Nhìn chung đề thi phù hợp, có độ khó vừa phải, đảm bảo tính công bằng, đáp ứng hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Học sinh chỉ cần lắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng có thể đạt 6-7 điểm", cô Dậu cho hay.

Năm 2022, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 860.000 thí sinh thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 555.800 thí sinh [chiếm 55,83%] chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội. Số chọn bài Khoa học tự nhiên là gần 319.700 [chiếm 31,94%].

Video liên quan

Chủ Đề