Chí bằng học ra đời trong hoàn cảnh nào

Đồng chí là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả Chính Hữu ra đời năm 1948 khi viết về đề tài người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bố cục bài thơ Đồng chí được chia ra 3 đoạn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực nhất về tình đồng chí trong tời kỳ kháng chiền. Vậy hoàn cảnh sáng tác đồng chí như thế nào?

Nội dung bài thơ Đồng chí

Đồng chí

[Chính Hữu]

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

– Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc [Thu – Đông năm 1947] đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng chí

– Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu hay cùng chung một đơn vị chiến đấu.

– Nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về tình cảm trung tâm của bài thơ là tình đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.

– Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.

– Qua nhan đề này, nhà thơ muốn khẳng định rằng tình đồng chí, đồng đội là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Đồng chí

Mở bài

Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.

Thân bài

a. Đoạn thơ thứ nhất [Quê hương anh… Đồng chí!].

Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc.

“chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: sự kề vai sát cánh, song hành cùng nhau trên khắp những ngả đường chiến đấu.

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”: không chỉ bên nhau trong những chặng đường chiến đấu, họ còn bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau.

“Đồng chí!”: hai tiếng đồng chí thiêng liêng vang lên để khẳng định cho tình bạn keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấu hiểu đến việc cùng chung lí tưởng.

→ Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên chất phác, mộc mạc nhưng giàu tình cảm khiến người đọc thêm thương mến, yêu thương.

b. Đoạn thơ tiếp theo [Ruộng nương… trán ướt mồ hôi]

Sự thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đồng chí: Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng, phải vất vả mưu sinh nhưng họ vẫn gửi lại phía sau để chiến đấu dành độc lập cho tổ quốc.

Quay lại thực tại chiến đấu: cơn sốt rét rừng → hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.

c. Đoạn thơ tiếp theo [Áo anh rách vai… nắm lấy bàn tay]

Thực tế ở chiến trường: người chiến sĩ không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiếc quần cũng là từ chắp vá từ mảnh vải bỏ đi mà thành thế mà vẫn phải chống chọi với cái rét. Sự lạc quan của người lính được thể hiện ở nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá.

Giữa nơi rừng núi hoang vu đầy gai góc, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày để đi bảo vệ đôi chân của mình, chính vì hoàn cảnh khó khăn thế mà họ hiểu nhau hơn, họ trao nhau cái nắm tay thay cho tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu.

d. Khổ thơ cuối cùng

Không gian: ban đêm, nơi rừng hoang sương muốn.

Hình ảnh người lính: đứng canh gác cạnh nhau giữa trời đất để chờ giặc tới.

“Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu.

Kết bài

Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.

Trên đây là nội dung bài viết Hoàn cảnh sáng tác Đồng chí, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

      Chí Phèo là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam. Nó phản ánh chân thực số phận bi thảm của người dân nghèo, bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Họ bị tha hóa về nhân hình đến nhân tính, muốn làm người lương thiện cũng không thể. Những nội dung đó được phản ánh chân thực trong  tác phẩm, nhưng để hiểu một cách rõ ràng và cụ thể nhất, người đọc cần tìm hiểu qua hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo. Hãy cùng CungHocVui tìm hiểu nhé.

Nhà văn Nam Cao

Đôi nét về tác giả

Cuộc đời

  • Nam Cao [1917 - 1951] tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông, đông con tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 

  • Thiếu thời, Nam Cao đã phải trải qua những ngày chật vật vì miếng cơm manh áo. Có lẽ vì vậy mà tác phẩm của ông có nhiều hình tượng nhân vật trí thức tiểu tư sản nghèo.

Xem thêm: 

Soạn bài Chí Phèo siêu ngắn

Top 4 mở bài Chí Phèo hay nhất

Con người

  • Nam Cao là một người có đời sống nội tâm phong phú, đa dạng.

  • Ông là người có tấm lòng nhân hậu, có lòng thương yêu đối với những con người nghèo khổ bị áp bức. 

  • Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế đưa ra những triết lý sâu sắc về lẽ sống và đưa chúng vào những tác phẩm của mình.

Xem thêm: 

Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ nhất

Phân tích nhân vật Chí Phèo

Sáng tác

  • Tác phẩm của Nam Cao xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

  • Nam Cao có tài năng đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Giọng điệu thay đổi rất linh hoạt, khi dửng dưng lạnh nhạt đến tàn nhẫn, khi băn khoăn day dứt.

  • Nam Cao là nhà văn có tâm huyết và tài năng. Ông đã đưa văn học hiện thực phê phán Việt Nam đến trình độ phát triển mới, góp phần hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.

Hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo và nhan đề

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo

  • Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao sáng tác năm 1941. Năm 1946, tác phẩm này được in lại trong tập Luống Cày [Hội Văn hóa Cứu quốc, NXB Hà Nội].

  • Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. 

  • Cuộc sống con người trong xã hội cũ vô cùng ngột ngạt, tối tăm với nhiều sự áp  bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn, kinh hoàng... Điều đó đã được nhà văn thể hiện một cách tài hoa trong tác phẩm Chí Phèo.

  • Dẫu vậy, cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát ấy không thể giết chết đi khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện của người dân lúc bấy giờ. 

Xem thêm: 

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo

Nhan đề tác phẩm

  • Tác phẩm ban đầu được Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ.Tên gọi này gợi lên một vòng đời lẩn quẩn, số phận bế tắc của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.

  • Khi in lần đầu năm 1941, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tên gọi này nhấn mạnh vào mối tình Chí Phèo – Thị Nở, không làm rõ được nội dung tác phẩm khiến công chúng tiếp nhận một cách hời hợt.

  • Năm 1946, khi in lại trong tập Luống Cày, Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo. Đây là cách đặt tên quen thuộc của tác giả, đồng thời thể hiện đúng chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm.

      Chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đôi nét về tác phẩm Chí Phèo cũng như hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu tác phẩm cũng như gợi lên cảm hứng học tập nghiên cứu. 

Video liên quan

Chủ Đề