Chi ra loại phân đạm trong các phân bón hoá học sau

Trong các loại phân bón hóa học sau phân bón nào là phân bón kép

Trong các loại phân bón sau phân bón hóa học kép là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài hoc Hóa 11 bài 12: Phân bón hóa học . Nội dung tài liệu đưa ra chi tiết đáp án câu hỏi cũng như nội dung lý thuyết bài tập củng cố liên quan. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo.

Trong các loại phân bón sau phân bón hóa học kép là

A. [NH4]2SO4.

B. Ca[H2PO4]2.

C. KCl.

D. KNO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án D

A. [NH4]2SO4 chỉ chứa nguyên tố N → là phân bón đơn

C. KCl chỉ chứa nguyên tố K → là phân bón đơn

D. KNO3 chứa cả nguyên tố K và N → là phân bón kép

B. Ca[H2PO4]2 chỉ chứa nguyên tố P → là phân bón đơn

Những loại phân bón hóa học thường dùng

1. Phân bón đơn

Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm [N], lân [P], kali [K].

a] Phân đạm

Một số loại loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp:

Phân urê [NH2]2CO: chứa 46% N, tan trong nước.

Phân amoni nitrat NH4NO3: chứa 35% N, tan trong nước.

Phân amoni sunfat [NH4]2SO4: chứa 21% N, tan trong nước.

b] Phân lân

Một số loại loại phân lân thường dùng trong nông ngiệp:

Photphat tự nhiên: là phân lân chưa qua chế biến hóa học. Photphat tự nhiên có thành phần chính là Ca3[PO4]2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.

Supephotphat: là phân lân đã qua chế biến hóa học. Supephotphat có thành phần chính là Ca[H2PO4]2, tan trong nước.

c] Phân kali

Một số loại loại phân kali thường dùng trong nông ngiệp:

Phân KCl

Phân K2SO4

Hai loại phân kali này đều rất dễ tan trong nước.

2. Phân bón kép

Phân bón kép là phân bón chứa 2 hay cả 3 nguyên tố dinh dưỡng là đạm [N], lân [P] và kali [K].

Phân bón kép được tạo ra bằng cách:

Trộn các phân đơn theo một tỉ lệ thích hợp phù hợp với từng loại cây trồng.

Ví dụ: phân NPK gồm: NH4NO3, [NH4]2HPO4 và KCl.

Tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

Ví dụ: phân KNO3 [đạm và kali], [NH4]2HPO4 [đạm và lân]…

Phân bón kép NPK

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Trong các loại phân bón hóa học sau phân bón nào là phân bón kép

A. CO[NH2]2

B. NH4NO3

C. KNO3

D. Ca3[PO4]2

Xem đáp án

Đáp án C

A. CO[NH2]2 chỉ chứa nguyên tố N → là phân bón đơn

B. NH4NO3 chỉ chứa nguyên tố N → là phân bón đơn

C. KNO3 chứa cả nguyên tố K và N → là phân bón kép

D. Ca3[PO4]2 chỉ chứa nguyên tố P → là phân bón đơn

Câu 2.Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, [NH4]2SO4 và Ca[H2PO4]2

B. KCl, KNO3, Ca3[PO4]2 và Ca[H2PO4]2

C. K2SO4, NH4NO3, [NH4]3PO4 và Ca[H2PO4]2

D. KNO3, NH4Cl, [NH4]3PO4 và Ca[H2PO4]2

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3. Cách nào sau đây không tạo ra phân bón kép

A. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3

B. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra [NH4]2HPO4

C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra [NH4]2SO4

D. Trộn hỗn hợp NH4NO3, [NH4]2HPO4 và KCl

Xem đáp án

Đáp án C

----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trong các loại phân bón sau phân bón hóa học kép là. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…

II. Những phân bón hóa học thường dùng

1. Phân bón dạng đơn [chứa một nguyên tố dinh dưỡng]

a] Phân đạm [chứa N]:

– Ure CO[NH2]2 , tan trong nước, chứa 46% nitơ.

– Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.

– Amoni sunfat [NH4]2SO4, tan trong nước, chứa 21% ni tơ.

b] Phân lân [chứa P]:

– Photphat tự nhiên chứa Ca3[PO4], không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.

– Supephotphat, thành phần chính là Ca[H2PO4]2, tan trong nước.

c]Phân kali [chứa K]: KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.

2. Phân bón dạng kép [chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng]

a] Phân NPK, chứa {NH4NO3, [NH4]2HPO4 và KCl}.

b] Phân amophot, chứa {NH4H2PO4 và [NH4]2HPO4}.

3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.

Bài 1.[Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK]

Đề bài :

Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, [NH4]2SO4, Ca3[PO4]2, Ca[H2PO4]2, [NH4]2HPO4, KNO3.

a] Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.

b] Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

c] Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?

Lời giải.

a] Tên hóa học của phân bón:

b] Nhóm phân bón dạng đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, [NH4]2SO4, Ca3[PO4]2, Ca[H2PO4]2.

Nhóm phân bón dạng kép: NH4H2PO4, KNO3.

c] Để có phân bón kép NPK ta trộn các phan bón NH4NO3, NH4H2PO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp.

Bài 2*.[Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK]

Đề bài :

Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat [phân lân] Ca[H2PO4]2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.

Lời giải.

Dùng dung dịch Ca[OH]2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca[OH]2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

– Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

– Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca[H2PO4]2

2Ca[OH]2 + Ca[H2PO4]2 → Ca3[PO4]2↓ + H2O

– Không có hiện tượng gì là KCl.

Bài 3.[Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK]

Đề bài :

Một người làm vườn đã dùng 500 g [NH4]2SOđể bón rau.

a] Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b] Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c] Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Lời giải.

a] Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng trong phân bón [NH4]2SO4 là nitơ.

b] M[NH4]2SO4 = 132 g; MN = 2×14 = 28 g.

=> mN = [28.500]:132 = 106,06 [g]

Chúc các em làm bài vui vẻ !!! 

Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 [quá trình quang hợp] của không khí và từ nước trong đất, còn các nguyên tố khác thì hấp thụ từ đất.

Phân bón hóa học dùng để bổ sung cho đất những nguyên tố đó, ví dụ như: N, P, K, Cu, Zn, B, Ca, Mg,… Dựa trên các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân bón hóa học được chia thành 3 nhóm phân cơ bản là phân đạm, phân lân phân kali.

I. Phân đạm

Bạn đang xem: Phân bón hóa học là gì? Thành phần hóa học của phân bón và cách điều chế phân bón hóa học – hóa 11 bài 12

– Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3 và ion amoni NH+.

– Tác dụng: Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

– Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ.

1. Phân đạm Amoni

– Là các muối amoni: NH4Cl, [NH4]2SO4, NH4NO3,…

– Dùng bón cho các loại đất ít chua.

* Lưu ý: Khi tan trong nước, muối amoni thủy phân tạo môi trường axit nên chỉ thích hợp bón cho đất ít chua hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi sống [CaO].

2. Phân đạm Nitrat

– Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca[NO3]2,…

– Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.

⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.

3. Urê

– Urê [NH2]2CO [chứa khoảng 46%N] là loại phân đạm tốt nhất.

– Điều chế  bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180 – 200oC, dưới áp suất khoảng 200 atm:

 CO2 + 2NH3 → [NH2]2CO + H2O. [t0,p]

– Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra amoniac, hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước.

 [NH2]2CO + H2O → [NH4]2CO3

– Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao.

– Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Giai đoạn sinh trưởng của cây.

II. Phân lân

• Phân có chứa nguyên tố P, cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-. Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.

• Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

• Nguyên liệu sản xuất phân lân là quặng photphoric và apatit.

• Các loại phân lân thường dùng là:

 – Supephotphat đơn: Ca[H2PO4]2.CaSO4[14-20% P2O5], điều chế theo PTHH sau:

 Ca3[PO4]2 + 2H2SO4 [đặc] → Ca[H2PO4]2 + 2CaSO4↓

 – Supephotphat kép: Ca[H2PO4]2[40-50% P2O5], điều chế theo PTHH sau:

 Ca3[PO4]2 + 3H2SO4  → 2H3PO4 + 3CaSO4↓

 Ca3[PO4]2 + 4H3PO4  → 3Ca[H2PO4]2

 – Phân lân nung chảy: Hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc [12-14% P2O5].

III. Phân Kali

– Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.

– Tác dụng: Phân lân thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

– Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.

– Hai muối kali clorua và kali sunfat được sử dụng nhiều nhất để làm phân kali. Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.

IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

Là loại phân bón chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

1. Phân hỗn hợp [phân NPK]

– Chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK, là sản phẩm khi trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau tùy theo loại đất và cây trồng.

* Ví dụ: Nitrophotka là hỗn hợp của [NH4]2HPO4 và KNO3.

2. Phân phức hợp 

– Là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.

*Ví dụ: Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và [NH4]2HPO4 thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric.

V. Phân vi lượng

– Cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng, molipđen, … ở dạng hợp chất đóng vai trò như những vitamin cho thực vật.

– Dùng một lượng rất nhỏ để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp, ….

-Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.

– Chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây.

VI. Bài tập về phân bón hóa học

* Bài 1 trang 58 SGK Hóa 11: Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?

* Lời giải:

Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: [NH4]2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba[OH]2 vào từng dung dịch:

– Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là [NH4]2SO4

[NH4]2SO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O

– Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl

2NH4Cl + Ba[OH]2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O

– Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3.

* Bài 2 trang 58 SGK Hóa 11: Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

* Lời giải:

+ Sơ đồ 1:

Không khí chưng cất phân đoạn thu được O2, N2 

H2O điện phân có màng ngăn thu được H2

N2 + H2 dưới tác dụng nhiệt độ, áp suất, xúc tác thu được NH3.

+ Sơ đồ 2:

N2 tác dụng O2 trong điều kiện 30000C [hồ quang điện] thu được NO

NO tác dụng O2 tạo thành NO2

NO2 + O2 + H2O tạo thành HNO3

HNO3 + NH3 thu được NH4NO3

* Bài 3 trang 58 SGK Hóa 11: Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3[PO4]2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.

* Lời giải:

– Trong 1000g quặng có: 1000. 35% = 350g Ca3[PO4]2

Theo định luật bảo toàn nguyên tố P ⇒ trong 1 mol Ca3[PO4]2 có 1mol P2O5 nghĩa là trong 310g Ca3[PO4]2 tương ứng có 142g P2O5.

Vậy trong 350g Ca3[PO4]2 có lượng P2O5 là:

Tỉ lệ phần trăm P2O5 có trong quặng là:

* Bài 4 trang 58 SGK Hóa 11: Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.

a] Tính thể tích khí ammoniac [đktc] cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n[NH4]2HPO4 = 1 : 1.

b] Tính khối lượng amophot thu được.

* Lời giải:

Phương trình phản ứng:

H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

H3PO4 + 2NH3 → [NH4]2HPO4

⇒ Phương trình phản ứng tổng hợp:

2H3PO4 + 3NH3 → NH4H2PO4 + [NH4]2HPO4

a] Từ ptpư ta có:

∑số mol NH3 cần dùng = 1,5 số mol H3PO4 = 1,5.6.103 = 9000 [mol]

⇒ VNH3 [đktc] = 9000.22,4 = 201600 [lít]

b] Từ ptpư ta có:

 nNH4H2PO4 = n[NH4]2HPO4 = 0,5.nH3PO4 = 0,5.6.103 = 3000 [mol]

– Khối lượng amophot thu được:

 mNH4H2PO4 + m[NH4]2HPO4 = 3000.[115+132] = 741000[g] =741[kg].

Đến đây các em đã hiểu Phân bón hóa học là gì? Thành phần hóa học của phân bón và cách điều chế phân bón hóa học. Chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ nhé.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề