Chỉ số t3 là gì

Bác sĩ chỉ định cho siêu âm tim, không có vấn đề gì. Xét nghiệm: T4, T3, TSH, trong ba chỉ số đó thì T4, TSH trong giới hạn cho phép, còn T3: 2,36ng/ml [cho phép trong khoảng 0,8-1,8ng/ml].

Truy cập trên mạng tôi thấy lo cho con, tuyến giáp trạng tiết ra chất nội tiết tố thyroxin [T4] và [T3], T4 tăng hay giảm thì đó là cường tuyến giáp hoặc thiểu năng tuyến giáp, còn T3 tăng thì tôi không hiểu đó có phải là bị cường tuyến giáp hay không? Xin Tuổi Trẻ Online tư vấn giùm tôi và nếu bị như vậy thì hướng điều trị làm sao. Xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Thị Thường

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Trường hợp con trai của chị, trong số ba xét nghiệm về bệnh lý tuyến giáp chỉ có T3 tăng nhẹ và TSH, T4 trong khoảng giá trị bình thường, với kết quả như vậy chưa gợi ý bệnh lý và nhiều khả năng đây là một tình trạng sinh lý bình thường. Những triệu chứng chị nêu trên không đủ để kết luận về bệnh tuyến giáp. Các triệu chứng ngủ nhiều và ho không phải là biểu hiện của cường giáp.

Việc chẩn đoán bệnh thường có sự phối hợp giữa triệu chứng của người bệnh và các xét nghiệm liên quan, không nên chỉ thuần túy dựa vào một xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Một điểm chúng ta nên lưu ý: tất cả các xét nghiệm đều có thể bị sai và nên kiểm tra lại nếu cần thiết.

Trong trường hợp con của chị với những mô tả trên và xét nghiệm chỉ có chỉ số T3 tăng nhẹ [và điểm rất quan trọng là TSH trong giới hạn bình thường], có thể tạm kết luận rằng chưa thấy có biểu hiện bệnh lý tuyến giáp và chỉ số T3 tăng nhẹ này có thể gặp trên một người trẻ không có bệnh tuyến giáp.

Ở lứa tuổi này, chị cần chú ý đến vấn đề tâm sinh lý của cháu cũng như thói quen sinh hoạt và bạn bè. Không điều độ về giờ giấc sinh hoạt - học tập, làm việc, vui chơi, giấc ngủ và ăn uống thường là nguyên nhân gây sa sút sức khỏe.

Hút thuốc lá và những thói quen không tốt khác cũng có thể làm cho người mệt mỏi và ho nhiều. Trường hợp còn nghi ngờ và cần xác định, chị có thể đưa cháu đến một trung tâm nội tiết có uy tín để thực hiện lại xét nghiệm và có bác sĩ chuyên khoa nội tiết khám.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

Th.S-BS TRẦN THẾ TRUNGGiảng viên bộ môn nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM

Bệnh lý tuyến giáp là một dạng rối loạn nội tiết phổ biến, đa số đều là bệnh lành tính, dễ hồi phục. Cùng với các thăm khám lâm sàng, xét nghiệm T3 tạo thành bộ đôi hoàn hảo để đánh giá chức năng tuyến giáp và chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng thuộc hệ thống nội tiết. Tuyến giáp tiết ra 3 loại hormon chính là T3, T4, calcitonin tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Hormon giáp T3 tồn tại trong máu dưới 2 dạng: Dạng tự do [FT3] và dạng gắn với protein huyết tương [chiếm trên 99%]. Định lượng T3 toàn phần là bao gồm cả 2 chỉ số trên. Tuy nhiên, xét nghiệm định lượng FT3 ngày càng được bác sĩ lâm sàng chỉ định nhiều hơn T3 toàn phần vì ít bị tăng giả hơn.

Xét nghiệm định lượng FT3 ngày càng được bác sĩ lâm sàng chỉ định nhiều hơn.

2. Vậy xét nghiệm định lượng T3 giúp đánh giá chức năng giáp như thế nào?

Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hormon kích thích TSH. Nếu T3 trong máu thấp không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi liên tục của cơ thể, TSH sẽ tăng lên để kích hoạt tuyến giáp sản xuất thêm T3. TSH cũng sẽ giảm khi nồng độ T3 tăng lên.

Dưới sự điều hòa và kiểm soát của TSH, nếu tuyến giáp không có đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít, nồng độ T3 trong máu chưa thể về lại giới hạn bình thường. Chính vì vậy thông qua xét nghiệm định lượng T3, bác sĩ có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp bị suy hay tăng cường hoạt động.

Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hormon kích thích TSH.

3. Khi nào cần xét nghiệm T3?

Xét nghiệm chỉ số T3 thường được chỉ định sau khi có kết quả bất thường về chỉ số kích thích tuyến giáp TSH. Khi người bệnh có triệu chứng của cường giáp như: Sợ nóng, vã mồ hôi nhiều, mệt mỏi… xét nghiệm định lượng nồng độ T3 thực sự cần thiết nhằm:

- Đánh giá chức năng tuyến giáp.

- Chẩn đoán các trường hợp cường giáp do rối loạn hormon T3, bao gồm: Cường giáp, suy tuyến yên, suy giáp nguyên phát hoặc thứ phát, liệt chu kỳ nhiễm độc giáp…

4. Kết quả xét nghiệm nồng độ T3 trong máu

a. Nồng độ T3 bình thường

Chỉ số T3 toàn phần ở người khỏe mạnh bình thường là từ 1,1-2,7 nmol/L.

Chỉ số FT3 [T3 tự do lưu hành trong máu]: 3,5-7,8 pmol/L.

Chỉ số FT3, T3 thường được xem xét cùng với các chỉ số đánh giá chức năng tuyến giáp khác như FT4 và TSH để đưa ra được những kết luận chính xác và khách quan nhất.

b. Chỉ số T3 tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số T3 tăng cao gợi ý mắc một số bệnh về rối loạn tuyến giáp như:

- Bệnh Graves [Basedow]

- Chứng cường giáp

- Viêm tuyến giáp thể không đau

- Liệt chu kỳ nhiễm độc giáp

- Bướu nhân độc tuyến giáp.

c. T3 giảm có thể là dấu hiệu của bệnh nào?

Chỉ số T3 có thể giảm khi một người bị ốm trong một thời gian dài. Tình trạng thiếu ăn cũng gây giảm hormon giáp T3. Tuy nhiên, sau khi loại trừ hết nguyên nhân ngoài bệnh về rối loạn tuyến giáp, chứng suy giáp sẽ bị hướng đến đầu tiên.

Bình thường, chỉ số T3 sẽ tăng hay giảm cùng với nồng độ T4 trong máu, do đó các xét nghiệm định lượng hormon giáp thường được chỉ định kèm với nhau để đánh giá chức năng giáp.

Chỉ số T3 có thể giảm khi một người bị ốm trong một thời gian dài.

Xét nghiệm T3 là một chỉ số quan trọng, góp phần chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý về tuyến giáp. Khi có những dấu hiệu nguy ngờ mắc bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay và chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về  xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp cần được IVIE giải đáp cũng như cách thức đặt lịch xét nghiệm thông qua ứng dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900638367 để được tư vấn hỗ trợ.

IVIE | Ngày đăng 27/03/2022 - Cập nhật 27/03/2022

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ tạo ra các hormone giúp điều chỉnh cách thức cơ thể dự trữ và sử dụng năng lượng. Hormon chính mà tuyến giáp tạo ra là thyroxine [T4]. Các tế bào trong cơ thể sau đó chuyển hóa T4 trở thành T3.

Cùng với T4, T3 chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng cơ thể bao gồm nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Có hai dạng tồn tại của T3 trong máu bao gồm:

T3 bất hoạt

Dạng T3 này chiếm tỉ lệ nhiều nhất. T3 bất hoạt được gắn vào các protein giúp hormone này lưu thông trong cơ thể.

T3 tự do [FT3]

Loại T3 này không liên kết với protein và có thể di chuyển tự do khắp cơ thể. Lượng FT3 này ít hơn T3 bất hoạt nhưng là dạng có hoạt tính hormone trong máu.

Mức T3 bình thường

Xét nghiệm T3 toàn phần được đo cả hai dạng T3 & FT3. Quá nhiều hoặc quá ít T3 trong máu có thể cho biết có các vấn đề về sức khỏe tuyến giáp.

Nồng độ T3 tính bằng nanogam trên deciliter [ng/dl] máu. Trung tâm Y tế Đại học Rochester cho biết các phạm vi sau đối với mức T3 bình thường:

Chỉ số

Phạm vi bình thường

Total T3

75 - 195 ng/dl

Free T3

0,2 - 0,5 ng/dl

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ T3 bao gồm tuổi tác, giới tính và một số tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như bệnh gan. Mang thai cũng có thể làm tăng tổng mức T3. Như vậy, chỉ số bất thường của T3 không phải lúc nào cũng có nghĩa là một người có tình trạng với tuyến giáp.

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu các xét nghiệm T3 kết hợp với các xét nghiệm tuyến giáp khác để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của tuyến giáp.

Những ai cần xét nghiệm hormone T3

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm T3 cho bất cứ ai có các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp. Tình trạng tuyến giáp có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm:

  • Đổ mồ hôi nhiều;
  • Run;
  • Nhạy cảm với nóng hoặc lạnh;
  • Mệt mỏi;
  • Cáu gắt;
  • Tâm trạng lâng lâng;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Khó ngủ;
  • Mắt lồi;
  • Rụng tóc;
  • Nhịp tim không đều hoặc chậm;
  • Thở hổn hển;
  • Đường huyết cao;
  • Tăng tần suất đi tiểu.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm cho những người có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn như:

  • Bệnh tiểu đường type 1;
  • Thiếu máu ác tính;
  • Suy thượng thận nguyên phát [bệnh Addison];
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.

Người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp hơn.

Chuẩn bị xét nghiệm hormone T3 như thế nào

Các xét nghiệm tuyến giáp nói chung và xét nghiệm T3 nói riêng thường không cần phải chuẩn bị. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nên thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng trước khi tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu ngưng sử dụng thuốc để đảm bảo độ chính xác.

Mức T3 cao cho biết tình trạng gì?

Nồng độ T3 cao có thể chỉ ra một số tình trạng như cường giáp và thyrotoxicosis [hormone lưu thông dư thừa]. Trong một số ít trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.

Trong các nguyên nhân được liệt kê ở trên, cường giáp là tình trạng phổ biến, thyrotoxicosis và ung thư tuyến giáp ít gặp hơn. Trong hơn 70% các trường hợp, cường giáp là do bệnh Graves, thường xảy ra ở nữ giới và có thể di truyền. Hạch và bướu phát triển trên tuyến giáp cũng có thể gây ra cường giáp.

Nếu được chẩn đoán là cường giáp, bác sĩ sẽ đề xuất và thảo luận với bệnh nhân để phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Thuốc antithyroid giúp làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp;
  • Thuốc chẹn beta giúp ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp;
  • Iốt phóng xạ gây tổn thương tế bào tuyến giáp một cách có kiểm soát;
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Mức T3 thấp

Kết quả xét nghiệm T3 thấp có thể cho thấy tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc suy giáp. Đôi khi, tình trạng thiếu ăn lâu ngày cũng khiến cho mức T3 thấp hơn bình thường.

Theo ATA, tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả có thể do bệnh tự miễn, do hậu quả của điều trị tia xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Đôi khi, việc thiếu iốt cũng gây ra các triệu chứng.

Điều trị tình trạng mức hormon T3 thấp có thể sử dụng thuốc levothyroxin để thay thế. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của suy giáp nhưng không chữa khỏi tình trạng này.

Xét nghiệm tuyến giáp khác

ATA liệt kê một số xét nghiệm tuyến giáp khác mà bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:

  • Hormon kích thích tuyến giáp [TSH]: Thay đổi nồng độ TSH có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng tuyến giáp, ngay cả khi nồng độ các hormone tuyến giáp vẫn bình thường.
  • Thyroxine [T4]: T4 là một hormone khác mà tuyến giáp sản xuất cùng với T3. Mức độ T4 cao hoặc thấp kết hợp với mức TSH bất thường có thể được dùng để chẩn đoán các tình trạng tuyến giáp.
  • Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp: Xét nghiệm kháng thể có thể giúp chẩn đoán các trường hợp hệ miễn dịch cơ thể tấn công nhầm vào tuyến giáp.
  • Hấp thụ iốt phóng xạ: Tuyến giáp sử dụng iốt để tạo ra T4, trong phương pháp này, bệnh nhân uống một lượng nhỏ iốt phóng xạ, bằng cách ghi hình tuyến giáp có thể khảo sát được mức độ hấp thụ iốt ở tuyến giáp.

Tóm lược

Mức T3 bình thường cho biết tuyến giáp đang hoạt động hiệu quả. Mức độ cao có thể chỉ ra tình trạng cường giáp, và mức độ thấp có thể là một dấu hiệu của bệnh suy giáp.

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức T3 như việc sử dụng một số loại thuốc và mang thai. Do đó, bác sĩ có thể cần phải dựa vào các xét nghiệm bổ sung khác để xác định có sự bất thường của tuyến giáp hay không.

Phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc là các phương pháp có thể điều trị các tình trạng về tuyến giáp.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề