Chính sách bế môn tỏa cảng đúng hay sai

Dưới quyền cai trị của vua Thuận Trị và Khang Hy đời nhà Thanh, Trung Quốc đã bắt đầu thi hành chính sách cấm giao thương bằng đường biển.

Đến năm 1757, ngoại trừ Quảng Châu, các cảng ở Hạ Môn và Ninh Ba đều buộc phải ngừng giao thương buôn bán với các nước phương Tây. Đây có thể coi là phát súng đầu tiên cho chính sách "thương mại một cảng" [chỉ mở một cảng để trao đổi hàng hóa với bên ngoài] của nhà Thanh. Cả nước cũng từ đó mà bước sâu hơn vào giai đoạn "bế quan tỏa cảng".

Vào cuối thời nhà Thanh, mượn cớ Trung Quốc áp dụng chính sách nhằm hạn chế sự phát triển giao thương của mình, các nước phương Tây liên tục tìm cách xâm lược Trung Quốc.

Nhận thấy rõ nguyên nhân cũng như thách thức mà nhà Thanh phải đối mặt, nhưng tại sao triều đình vẫn một mực duy trì chính sách ấy?

Các nguyên nhân khiến nhà Thanh phải lựa chọn chính sách bế quan tỏa cảng

1. Để củng cố quyền lực

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà Thanh phải áp chính sách này một cách bảo thủ, đó là để có thời gian củng cố vương triều.

Khi nhà Thanh tiến vào chiếm đóng và cai trị vùng đồng bằng miền Trung Trung Quốc, bộ máy cai trị còn lỏng lẻo, tàn dư từ phía chính quyền nhà Minh còn lăm le đe dọa đến an nguy của nhà Thanh.

Hơn nữa sự thành công của Trịnh Thành Công [danh tướng kiệt xuất thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, trong nỗ lực phản Thanh phục Minh thất bại, ông đưa tướng sĩ và gia quyến vượt biển di cư sang Đài Loan] tại Đài Loan cũng khiến nhà Thanh lo sợ kẻ phản bội sẽ âm thầm cấu kết với các thế lực ngoại lai hòng lật đổ chính quyền còn non trẻ của mình.

Tranh minh họa.

Xung quanh có quá nhiều mối đe dọa, mà vào thời điểm ấy nhà Thanh chỉ vừa mới thống trị Trung Nguyên, sức mạnh của Thanh triều khó có thể cùng một lúc chống đỡ được tất cả các thế lực nên họ đã nghĩ đến việc cấm biển, chính sách "bế quan tỏa cảng" được đưa ra được xem như một thượng sách, cắt đứt liên hệ với thế giới bên ngoài để cố định hoàng quyền. 

Vào cuối thời nhà Thanh, một số nước phương Tây liên tục xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình ấy, chính quyền nhà Thanh lo lắng rằng người dân ven biển dễ có giao lưu trao đổi với bên ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

Trên thực tế, chính sách "bế quan toả cảng" tuy phát huy được hiệu quả tự vệ tạm thời nhưng lại để lại hậu quả khôn lường về sau.

Sở dĩ nhà Thanh áp dụng chính sách "bế quan tỏa cảng" trên phạm vi cả nước là vì muốn khống chế hệ thống tư tưởng đang không ngừng lớn mạnh của người Hán. Lúc bấy giờ, xét về dân số hay trình độ văn hóa, người Hán đều chiếm ưu thế hơn hẳn, điều này là mối lo lớn đối với chính quyền nhà Thanh, khiến nhà Thanh luôn trong tâm thế lo sợ chính quyền của họ sẽ không thể cai trị đất nước lâu dài.

Vì thế, để loại bỏ sự ảnh hưởng của tư duy người Hán, chính quyền nhà Thanh đã ban hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa đất nước, cắt đứt mọi mối liên hệ của người Hán với thế giới bên ngoài.

Cụ thể, nhà Thanh từng ra lệnh "cắt tóc, cạo đầu" và "giản hóa y phục" buộc người Hán phải tuân theo, kẻ nào làm trái sẽ bị đem ra chém đầu ngay lập tức. Thời vua Càn Long, nhà Thanh còn thực hiện chính sách "thương mại một cảng", cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa nhà Thanh với thế giới bên ngoài.

Điều đáng chú ý hơn nữa là, chính phủ nhà Thanh tin rằng chính sách này có thể giúp ích cho việc cai trị và củng cố quyền lực của chính quyền mình.

Tranh minh họa cho việc các thế lực bên ngoài xâu xé Trung Quốc cuối thời Thanh.

2. Sự ngạo mạn của Thanh triều

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính sự ngạo mạn của nhà Thanh.

Chính quyền nhà Thanh cho rằng, Trung Quốc đương thời là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc, vì thế mọi việc đều có thể tự cung tự cấp.

Hơn nữa, việc mở cửa giao lưu với nước ngoài lại tiềm tàng những yếu tố rủi ro, bất cập đe dọa quyền lực quốc gia, vì thế nhà Thanh mới kiên quyết thực hiện chính sách "bế quan toả cảng" bất chấp những hệ luỵ kéo theo.

Suy cho cùng, "bế quan toả cảng" là một chính sách bất lợi đầy bất cập, là thủ phạm chính gây ra những sóng gió cuối thời nhà Thanh. Tuy nhiên vì tham vọng củng cố vương quyền, nhà Thanh vẫn kiên quyết duy trì chính sách "bế quan toả cảng" trong chiến lược trị nước của mình.

PV [Theo Trí Thức Trẻ]

LỜI NÓI ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITriều Nguyễn [1802 - 1945] là triều đại tồn tại lâu dài và ghi lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn có những đóng góp to lớn về việc thống nhất quốc gia sau mấy trăm năm chia cách; để lại cho chúng ta một kho tàng văn hoá cả vật thể và phi vật thể đồ sộ. Đặc biệt là đóng góp về mặt mở rộng, toàn vẹn lãnh thổ và cương vực [thời kỳ đất nước ta toàn vẹn nhất: xuống Cà Mau, ra các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa...]. Nhưng cũng chính trong triều đại này đã diễn ra một biến cố lịch sử - bị thực dân Pháp một nước đến từ Phương Tây thôn tính. Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên, và chỉ trong vòng 30 năm, một dân tộc có tinh thần yêu nước, có truyền thống chống ngoại xâm đã rơi vào thảm cảnh: mất độc lập dân tộc. Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Nguyễn đánh mất nước nhanh chóng như thế? Đây là một vấn đề mà có rất nhiều nhà sử học quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia, các nhà sử học đều thống nhất tại một điểm: một trong những nguyên nhân chủ quan, quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn làm mất nước đó là nhà Nguyễn đã cho thi hành một số chính sách sai lầm. Mà chính sách sai lầm tai hại nhất là hai chính sách “Bế quan toả cảng” và chính sách “cấm đạo và sát đạo”. Cả hai chính sách này đều được bắt đầu thực thi dưới thời vua Minh Mạng [1820 - 1840].Khi nghiên cứu về hai chính sách này, đặc biệt là chính sách “Bế quan toả cảng”, nhận thấy các nàh nghiên cứu [có lẽ vì lý do riêng hoặc vì những đề tài lớn hơn] thường nói tới chính sách sai lầm này một cách chung chung [như nó là một chính sách tai hại] mà chưa nói rõ nó hình thành ra sao, tác động cụ thể như thế nào... theo suy nghĩ của bản thân tôi thì như thế chưa đủ đối với một chính sách đóng vai trò là một trong những nguyên nhân chủ quan gây mất nước của Triều Nguyễn.Là một sinh viên năm thứ hai mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học lịch sư, Tôi có tham vọng rất lớn và say mê tìm hiểu về 1triều Nguyễn nói chung và chính sách triều Nguyễn nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Sự hình thành và tác động của chính sách “Bế quan toả cảng” dưới thời Minh Mạng”. Với Minh Mạng làm sáng tỏ và hệ thống hơn chính sách này. Phải nói thêm rằng chính sách “bế quan toả quảng” bắt đầu hình thành từ thời Minh Mạng, trải qua đời Thiệu Trị [1840 - 1847] và đặc biệt được thi hành triệt để và bổ sung dưới thời vua Tự Đức. Nhưng vì thời gian có hạn và trình độ ở mức “tập dượt” nên tôi chỉ nghiên cứu sự hình thành và tác động dưới triều Minh Mạng.2. TÀI LIỆU THAM KHẢOKhi tiến hành làm báo cáo khoa học tôi đã đọc, tham khảo một số tài liệu, và tư liệu chủ yếu trong báo cáo này của tôi lấy từ ba cuốn: a. Đại Nam thực lục chính biên: là bộ sách sử ghi lại toàn bộ hoạt động văn hoá, chính trị, kinh tế và ngoại giao triều Nguyễn [từ triều đầu tiên là Gia Long đã ghi lại].b. Minh Mạng chính yếu - Quốc sử quan triều Nguyễn. Ghi lại những sự kiện về thời Minh Mạng từ khi lên ngôi đến khi tạ thế [1820 - 1840].c. Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng [1820 - 1840] của tác giả Lê Thị Kim Dung - Đây là đề tài luận văn của tác giả nghiên cứu về tình hình ngoại thương thời Minh Mạng.3. TIỂU KẾTTuy đã hết sức cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu không được lâu, kinh nghiệm và kiến thức chưa nhiều. Nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu hụt, rất mong được sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo của tôi Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm bản báo cáo này.2NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO1. Sự hình thành chính sách “Bế quan toả cảng”.2. Các nội dung cơ bản của chính sách “Bế quan toả cảng”.3. Tác động của chính sách “Bế quản toả cảng”đối với nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và ngoại thương.1. Sự hình thành chính sách “Bế quản toả cảng”Chính sách “Bế quản toả cảng” đã hình thành trên cơ sở tổng hoà các điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Đó là cơ sở về tư tưởng, về điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, và bối cảnh thế giới cũng như khu vực.a. Cơ sở hình thành.Cơ sở về tư tưởng: Minh Mạng kế kế ngôi báu cũng đồng thời kế tiếp luôn tư tưởng truyền thống mà nhiều triều đại phong kiến trước để lại. Trong ngoại thương thì đó là tư tưởng “trọng nông ức thương”. Coi nông nghiệp là ngành kinh tế số một: “hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Vì thế chỉ ban hành những chính sách ưu dãi cho nông nghiệp còn các ngành khác đặc biệt là ngoại thương thì bị hạn chế, thậm chí còn kìm hãm phát triển.Minh Mạng là ông vua thông minh tài chí, minh chứng là dưới triều Minh Mạng nhân dân no ấm, xã hội ổn định nhất trong 13 đời vua nhà Nguyễn. Nhưng Minh Mạng cũng là ông vua bị hệ tư tưởng Nho giáo chi phối nặng nề nhất. Đó là tư tưởng “trọng nghĩa hơn trọng lợi” và ảnh hưởng sâu sắc “chủ nghĩa dân tộc” của Đại Hán, coi mình dân tộc mình là trung tâm, là tiến bộ, tinh hoa còn những dân tộc khác là yếu kém, chậm tiến là man di “Hoa hạ man di”… Nên không cần quan hệ với ai.Việt Nam là một quốc gia có vị thế thuận lợi, là nơi giao chuyển trong khu vực nên có nhiều quốc gia khác nhòm ngó, xâm chiếm vì thế gây tâm lý sợ tứ biến, luôn luôn cảnh giác, sợ an ninh quốc gia bị đe doạ mất chủ quyền dân tộc.Tất cả những tư tưởng đó ảnh hưởng đến con người Minh Mạng làm cho ông có tư tưởng độc đoán, cổ hủ và bảo thủ, dẫn đến những chính sách của ông mang nặng tính chất đó.Cơ sở kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX.3Đầu thế kỉ XIX được sự giúp đỡ của Pháp, Nguyễn ánh [dòng dõi chúa Nguyễn] lật đổ triều Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn, thống nhất quốc gia. Với việc Pháp giúp như thế Nguyễn ánh sau khi lên làm vua [1802] buộc phải trả ơn bằng cách thừa nhận cho người Pháp có vị thế trong xã hội Việt Nam: cho người Pháp làm quan cao trong triều đình, ưu tiên thuyền buôn Pháp hơn các thuyền buôn nước khác. Xã hội thời Gia Long tương đối ổn định, mọi người bắt tay vào lao động sản xuất yên bình sau nhiều năm chiến tranh. Sang thời Minh Mạng xã hội có bước chuyển biến mới. Minh Mạng lên ngôi 1820, và đứng trước vấn đề lớn của Lịch sử “Cởi chói cho nông dân và các tầng lớp bị trị khác thoát khỏi cơ chế “Sở hữu ruộng đất lớn”.Trong kinh tế, nông nghiệp vẫn là trọng, công nghiệp, thương nghiệp bị hạn chế. Kinh tế hàng hoá không hoàn toàn bị chặn đứng nhưng không được kích thích phát triển. Các đô thị như phố Hiến, Hội An… bị xuống cấp nghiêm trọng.Năm 1831 - 1832 Minh Mạng cho tiến hành cuộc cải cách bộ máy nhà nước và bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền đã đạt tới mức hoàn chỉnh với một thể chế đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việt Nam trở thành một nước mạnh so với các nước quân chủ trước đó và khu vực. Nhưng nông dân vẫn bị bóc lột, xã hội không ổn định, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, đất nước bắt đầu suy yếu từ bên trong.Bối cảnh thế giới và khu vực.Trên thế giới: các nước tư bản phương Tây đã hình thành sau các cuộc cách mạng tư sản [Anh, Hà Lan, Pháp… ]. Sang thế kỷ XIX các nước này chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc [bước phát triển cao của chủ nghĩa tư bản] gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước tư bản nhằm mở rộng thị trường và phân chia hệ thống thuộc địa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã làm cho năng suất lao động tăng lên không ngờ. Nguyên vật liệu và thị trường cần có rất nhiều để đáp ứng sự phát triển của sản xuất. Các nước Châu Âu thiếu một cách nghiêm trọng vì thế đã tiến hành những cuộc xâm chiếm các châu lục khác, đặc biệt là phương Đông - Châu Á nơi có rất nhiều 4tiềm năng. Tư bản Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp là những quốc gia tiên phong trong cuộc “tìm kiếm thị trường”.Khu vực: Trong khi các nước phương Tây phát triển như vũ bão thì các quốc gia phương Đông vẫn trong “giấc ngủ” của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế lạc hậu và lỗi thời [phát sinh và phát triển theo chủ nghĩa tư bản là xu thế phát triển chung]. Vì vậy Phương Đông trở thành đối tượng đầu tiên để các nước Tư bản phương Tây xâm chiếm. Trước sự gõ cửa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thay vì mở toang cánh cửa đón mời thì các quốc gia phong kiến phương Đông lại “đóng sầm” cánh cửa lại [Trung Quốc một quốc gia đi đầu làm cho hàng loạt các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc làm theo]. Việt Nam là một nước phương Đông lại là nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc nên các nước phương Tây kể cả Mĩ muốn thông thương buôn bán thì triều Nguyễn mà ở đây là Minh Mạng đã tiến hành chính sách “đóng cửa”.Vì không thông thương được với phương Đông nên các nước tư bản phương Tây mà cụ thể Pháp với Việt Nam đã có một “chương trình” xâm lược. Pháp xâm lược Việt Nam theo con đường hay là công thức: Thương nhân cộng giáo sĩ vào trước dọn đường sau đó quân đội mới vào chính thức xâm chiếm.Khi lên ngôi là một vị vua thông minh nên Minh Mạng đã nhận ngay ra âm mưu của Pháp. Nhưng với cái nhìn một phía và bị hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo Minh Mạng không mở cửa để phát triển nội lực đất nước mà lại ban hành hai chính sách “Bế quản toả cảng” - ngăn chặn thương nhân và “cấm đạo và sát đạo”, ngăn chặn các giáo sĩ đạo Ki tô giáo, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng Minh Mạng không thấy rằng chính cái chính sách “Bế quản toả cảng” sau này như vòng kinh cô cột chặt Minh Mạng và nên kinh tế đất nước vào sự chậm phát triển làm cho nội lực quốc gia bị hổng, Pháp dễ dàng xâm chiếm.Thực ra mầm mống của chính sách có từ thời Gia Long và trước đó nó thể hiện ở “ức thương”, chính sách thuế khoá và kiểm soát ngặt nghèo, phức tạp. Ví dụ năm 1807 quy định: “Phàm là thuyền buôn vận tải, cứ 1 năm chở của công thì một năm đi buôn”. Sau khi Minh Mạng lên ngôi lúc đầu có một số quan hệ nhất định nhưng dần dần thì Minh Mạng đã “đóng cửa” và “tuyệt giao”.5

Video liên quan

Chủ Đề