Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 trang 184

Các em học sinh thân mến! Bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1 nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kỹ năng đã học trong Ngữ Văn 7 theo tinh thần tích hợp. Do đó, với bài soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I trang 184-191 sẽ giúp các em củng cố kiến thức và kỹ năng Ngữ Văn 7, tập 1 một cách tốt nhất.

– Nắm được đặc điểm, thể loại của tác phẩm trữ tình như: ca dao, dân ca Việt Nam; thơ trữ tình trung đại Việt Nam, tùy bút….

– Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình

+ Nội dung ca dao theo bốn chủ đề chính: những câu ca dao về tình cảm gia đình; về tình yêu quê hương đất nước con người, danh lam thắng cảnh; những câu hát than bộc lộ những nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội cũ; câu hát châm biếm….

+ Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam với hai chủ đề chính là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

+ Các bài thơ trữ tình hiện đại và các bài tùy bút giàu chất thơ

+ Các tác giả thơ Đường nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương với các bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên

– Nắm được các thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học từ đó phân biệt được ca dao, thơ lục bát, thơ Đường, thơ hiện đại….

– Đọc hiểu, nắm được nội dung và ý nghĩa các văn bản nhật dụng như: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê

a, Yêu cầu học sinh cần nhận diện được:

– Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, đồng nghĩa, từ trái nghĩa…

– Thành ngữ

– Các biện pháp điệp ngữ, chơi chữ

b, Vận dụng các kiến thức phần Tiếng Việt để đọc hiểu phần Văn

Trọng tâm phần Tập làm văn sách giáo khoaa Ngữ Văn 7, tập 1 là văn bản biểu cảm. Vì vậy, cần nắm được các ý sau:

– Khái niệm, đặc điểm, tình cảm, các yếu tố tự sự miêu tả trong văn bản biểu cảm

– Biết cách làm một bài văn biểu cảm: lập dàn ý, cách làm văn, viết bài biểu cảm về sự vật, con người, về 1 tác phẩm văn học…

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 

Thời gian làm bài: 90 phút [không kể thời gian chép hoặc giao đề]

Đề bài [gồm 2 phần]

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Trả lời:

B. Biểu cảm

A. Vũ bằng

B. Thạch Lam

C. Xuân Quỳnh

D. Nguyễn Tuân

Trả lời:

A. Vũ Bằng

Trả lời:

Đáp án B – Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Trả lời:

Đáp án C. Ba [đó là: Lành lạnh, xa xa, riêu riêu]

A. Đẹp đẽ

B. Cơn gió

C. Bọc kín

D. Oai phong

Trả lời:

Đáp án C – Bọc kín

A. Kính trọng

B. Yêu quý

C. Gần gũi

D. Nhớ nhung

Trả lời:

Đáp án B – Yêu quý

A. Ngôi thứ 3

B. Ngôi thứ 2

C. Ngôi thứ nhất số ít

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Trả lời:

Đáp án C – Ngôi thứ nhất số ít

A. Nhà rách vách nát

B. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Lanh chanh như hành không muối

D. Ếch ngồi đáy giếng

Trả lời:

Đáp án B – Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.

B. Đó là những bài thơ được truyền tục từ xưa đến nay.

C. Đó là những bài thơ bài hát – trữ tình dân gian.

D. Đó là những bản nhạc do nhân dan lao động sáng tạo nên.

Trả lời:

Đáp án C – Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian

A. Đó là một bài thơ Đường

B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt

C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán

D. Đó là một bài thơ theo thể Đường luật

Trả lời:

Đáp án D – Đó là một bài thơ làm theo thể thơ Đường luật

Có thể chọn một trong các đề sau đây:

Trong bài Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I trang 184-191 sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1 sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cả 3 đề bài tự luận nêu trên. Từ dàn ý đó, các em có thể triển khai thành một bài viết hoàn chỉnh.


Lập dàn ý:

– Giới thiệu đặc điểm chung của các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một.

– Nói lên suy nghĩ của bản thân về cảnh đẹp của thiên nhiên mang lại nguồn cảm hứng như thế nào đối với con người.

– Hình ảnh thiên nhiên được thể hiện qua 4 bài thơ với vẻ đẹp phong phú, sinh động, đậm chất trữ tình qua con mắt của các tác giả.

Thiên nhiên là nơi con người cư trú nên thiên nhiên luôn hòa hợp với con người, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.

– Từ các bài thơ, lấy dẫn chứng để chứng minh tình cảm về niềm vui sống giữa thiên nhiên; thiên nhiên có tác động đến như thế nào đối với con người.

– Con người có khát vọng như thế nào giữa không gian thiên nhiên bao la rộng lớn.

Nêu cảm nghĩ của bản thân về 4 bài thơ nói trên cũng như khắc họa lại vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong các bài thơ.

Lập dàn ý:

– 3 tác phẩm: “Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà” trong sách Ngữ Văn 7 tập 1 đều xoay quanh chủ đề tình cảm gia đình và tình bạn sâu sắc.

– Suy nghĩ và tình cảm của bản thân về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người.  

– Tình cảm được thể hiện qua các tác phẩm: Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà” đó là:

+ Tình cảm gia đình thân thiết [lấy dẫn chứng qua bài Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình]

+ Tình bạn bè chân thành, cảm động qua bài thơ: “Bạn đến chơi nhà”

– Từ tình cảm gia đình và tình bạn thân thiết được thể hiện qua các bài thơ em có suy nghĩ như thế nào về hạnh phúc được sống trong tình cảm yêu thương của mọi người.

+ Nhớ lại tình cảm sâu sắc của bản thân với mọi người: bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè, thầy cô…

+ Cảm xúc khi được mọi người yêu quý và nhắc nhở bản thân càng phải trân quý tình cảm mà mọi người dành cho.

+ Tình cảm gia đình thiêng liêng, tình bạn sâu đậm cũng là nguồn động lực to lớn để em cố gắng hơn trong cuộc sống.

Bài học rút ra về tình cảm gia đình phải biết yêu thương nhau, trân trọng tình cảm.

Lập dàn ý:

– Nội dung của hai tác phẩm “Cổng trường mở ra” và “Cuộc chia tay của những con búp bê” nói về những cảm xúc của trẻ con khi chuẩn bị đi học, khi bị thiếu thốn tình cảm…

– Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một món đồ chơi tuổi nhỏ.

Suy nghĩ, tình cảm của các em nhỏ được thể hiện qua hai tác phẩm “Cổng trường mở ra”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” được thể hiện như thế nào?

– Từ đó, nói lên tâm sự của em về những niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ. Những niềm vui, nỗi buồn đó có tác động như thế nào đến bản thân em.

Ý nghĩa của những tâm sự tuổi thơ có tác động đến như thế nào với hiện tại và tương lai sau này.

Hướng dẫn Soạn Bài 16 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I sgk Ngữ văn 7 tập 1

I – Những nội dung cơ bản cần chú ý

Bài kiểm tra cuối học kì I nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kĩ năng đã học trong Ngữ văn 7, tập một theo tinh thần tích hợp. Như thế học sinh cần chú ý ôn tập cả ba phần: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn để có thể vận dụng một cách tổng hợp trong một bài viết.

1. Về phần văn

Trọng tâm chương trình văn lớp 7 là đọc – hiểu tác phẩm trữ tình và tác phẩm nghị luận dưới các hình thức và thể. loại khác nhau. Trong chương trình tập 1, khi ôn tập học sinh cần chú ý những nội dung cơ bản sau đây:

a] Nắm được đặc điểm thể loại của tác phẩm trữ tình đã học:

– Đặc điểm của ca dao, dân ca Việt Nam.

– Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

– Đặc điểm thể tùy bút.

Để nắm được kiến thức về thể loại cần xem lại các chú thích sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại, cụ thể là:

– Chú thích về ca dao, dân ca ở Bài 3.

– Chú thích về thơ trung đại ở Bài 5.

– Chú thích về về tùy bút ở Bài 14….

Trả lời:

– Ca dao – dân ca là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian của quần chúng nhân dân, đựợc lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. Ca dao – dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưỏng, tình cảm nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và trong các mối quan hệ xã hội khác.

– Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm và nhiều thể thơ như: thất ngôn tứ tuyệt [4 câu, mỗi câu 7 chữ], ngũ ngôn tứ tuyệt [4 câu, mỗi câu 5 chữ], thất ngôn bát cú [8 câu mỗi câu 7 chữ], lục bát [1 cẩu 6 chữ và tiếp theo 1 câu 8 chữ], song thất lục bát [hai câu bảy chữ kèm theo: 1 câu sáu chữ và 1 câu tám chữ].

– Tùy bút là một thể loại văn xuôi. Tuy có chỗ gần với cá thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trưốc các hiện tượng và vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.

b] Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm đã học trong chương trình.

c] Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học [cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình…]. Từ đó có thế phân biệt được ca dao và thơ lục bát, thơ Đường và thơ hiện đại, thơ Đường và thơ Đường luật, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm qua một số tác phẩm đã học; trả lời được tại sao tùy bút lại có thể coi là tác phẩm trữ tình…

d] Ngoài trọng tâm là các tác phẩm trữ tình đã nêu, cũng cần chú ý đọc – hiểu một vài văn bản nhật dụng; nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản này:

– Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường qua văn bản Cổng trường mở ra.

– Tình cảm và tấm lòng người mẹ qua các văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.

– Vấn đề quyền trẻ em qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Về phần Tiếng Việt

Phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 7, tập một có mấy yêu cầu chính đối với học sinh như sau:

a] Nhận diện được:

– Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm;

– Thành ngữ;

– Các biện pháp điệp ngữ, chơi chữ.

Trả lời:

– Từ ghép: có hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ [quần bò, bút mực] và từ ghép đẳng lập [sách vở, nhà cửa].

– Từ láy: có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ [thăm thẳm, bần bật] và từ láy bộ phận [khấp khểnh, li ti].

– Đại từ: dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: nó, chúng nó, tôi, tao, hắn, bao nhiêu, ai,…

– Từ Hán Việt: là từ gốc Hán nhưng đọc theo cách Việt.

Ví dụ: quốc, gia, sơn, thuỷ…

Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập [sơn hà, thi ca…] và từ ghép chính phụ [quốc kì, quốc ca…].

– Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. [Ét-môn-đô đơ A-mi-xi].

– Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.

Ví dụ: ngắn/ dài, sống / chết,…

– Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa.

Ví dụ: bò [con bò – danh từ] >< bò [động từ],…

– Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ: lên thác xuống ghềnh, tích tiểu thành đại,…

– Điệp ngữ: là cách lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ý để làm nổi bật ý, gây cảm xúc.

– Chơi chữ: là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

b] Biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt khi nói, viết và khi đọc – hiểu các văn bản chung ở phần Văn

3. Về phần Tập làm văn

Trọng tâm của chương trình Tập làm văn trong Ngữ văn 7, tập một là văn biểu cảm. Học sinh cần chú ý để nắm được các nội dung chủ yếu sau đây:

a] Tìm hiểu chung về văn biểu cảm:

– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

– Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

– Bài văn biểu cảm có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.

– Yếu tố tự sự và văn miêu tả dung trong văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc.

– Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

b] Biết cách làm một bài văn biểu cảm:

– Các dạng lập dàn ý cho một bài văn biểu cảm.

– Cách làm bài văn biểu cảm.

– Viết bài biểu cảm về một sự vật, con người,

– Viết bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.

II – Về cách ôn tập và hướng kiểm tra đánh giá

Đề Kiểm tra cuối học kì I

Trả lời:

Phần I: Trắc nghiệm

1.B 2.A 3.D 4.D 5.C
6.B 7.C 8.A 9.B 10.D

Phần II: Tự luận

Đề 1: Suy nghĩ và tình cảm về niềm vui sống giữa thiên nhiên

Mở bài:

– Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Côn Sơn ca, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư

– Nêu qua những suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người

Thân bài:

– Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên: Vẻ đẹp phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh “rừng thông mọc như nêm”, sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”.

– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.

– Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.

+ Thiên nhiên tươi đẹp ,trong lành nơi nuôi dưỡng con người.

+ Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn.

– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên.

Kết bài: Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên.

Đề 2: Suy nghĩ và tình cảm về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của gia đình.

Mở bài: Tầm quan trọng của gia đình trong cuộc đời mỗi người.

Thân bài:

– Tình cảm của gia đình là gì?

– Niềm hạnh phúc khi thấy mọi người trong gia đình yêu thương nhau.

– Niềm hạnh phúc khi sống trong tình yêu thương ấy.

– Niềm hạnh phúc ấy mang lại cho con người ta những gì.

Kết bài: Tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình đối với một con người.

Đề 3: Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hay về 1 đồ chơi thủa nhỏ.

Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm tuổi thơ.

Thân bài:

– Kể lại kỉ niệm tuổi thơ.

– Kỉ niệm ấy là kỉ niệm vui hay buồn.

– Kỉ niệm ấy đã để lại bài học, suy nghĩ gì.

Kết bài: Tình cảm nhiều năm khi nghĩ về kỉ niệm ấy.

Bài trước:

  • Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình [tiếp theo] sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề