Chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản

BNEWS Quyết định về việc ai sẽ là Thống đốc tiếp theo của Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] có thể sẽ tập trung vào hai nhà lãnh đạo có cách tiếp cận chính sách khác nhau.

Quyết định về việc ai sẽ là Thống đốc tiếp theo của Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] có thể sẽ tập trung vào hai nhà lãnh đạo có cách tiếp cận chính sách khác nhau và điều đó có thể ảnh hưởng đến thời điểm BoJ rút khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại. Các ông Hiroshi Nakaso và Masayoshi Amamiya- cựu Phó thống đốc BoJ và Phó thống đốc BoJ đương nhiệm – đều có chuyên môn sâu về các vấn đề của ngân hàng trung ương, điều này khiến cả hai trở thành một lựa chọn đáng tin cậy trong việc đưa ra lối thoát trong tương lai để BoJ thoát khỏi chính sách lãi suất cực thấp hiện tại, dù điều đó có thể xa vời.

Theo 5 nhà hoạch định chính sách từng làm việc với cả ông Hiroshi Nakaso và Masayoshi Amamiya- vốn từ lâu đã được đồn đoán là những người đi đầu trong "cuộc đua" vào vị trí lãnh đạo BoJ, cả hai người có thể sẽ không vội vàng thắt chặt chính sách tiền tệ do nền kinh tế còn quá mong manh của Nhật Bản và nhu cầu duy trì nguồn tài chính chi trả cho khoản nợ công khổng lồ của nước này.

Tuy nhiên, cả hai vẫn có quan điểm khác nhau về việc khi nào BoJ sẽ rút khỏi chương trình mua tài sản quy mô lớn, lãi suất ngắn hạn âm khiến Nhật Bản trở nên lạc lõng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đang đua nhau tăng lãi suất.

Nobuyasu Atago, cựu quan chức BoJ, hiện là nhà kinh tế trưởng tại Ichiyoshi Securities, cho biết: “Ông Nakaso cho rằng các ngân hàng trung ương không nên can thiệp quá sâu vào thị trường, trong khi ông Amamiya tỏ ra linh hoạt hơn.

Nền kinh tế vẫn cần hỗ trợ để phục hồi

BOJ tái khẳng định quyết tâm hỗ trợ nền kinh tế còn yếu kém ngay cả khi chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh đang đẩy chi phí sản xuất và lạm phát lên cao. BOJ cho biết sẽ mua “số lượng không giới hạn” trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm để bảo vệ mức trần lợi tức 0,25% đặt ra. Cam kết mới nhất của BOJ về lãi suất và duy trì chương trình kích thích kinh tế đang đặt Nhật Bản vào tình thế đi ngược trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn khác đang chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Bart Wakabayashi, đồng Giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng State Street ở Tokyo cho rằng, có lẽ thông điệp mà BOJ muốn đưa ra là cam kết duy trì lãi suất cố định mỗi ngày, tức là muốn thị trường hiểu “họ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào” để giữ sự ổn định chính sách hiện nay. Điều này cũng hàm ý, mặc dù lạm phát đang có chiều hướng tăng lên, trong khi đồng Yen giảm giá nhưng BOJ vẫn sẽ không vội vã chuyển sang chính sách thắt chặt.

Dù áp lực lạm phát gia tăng và đồng Yen mất giá nhưng BOJ vẫn quyết định giữ nguyên chính sách

Ngay sau quyết định của BOJ, một đợt bán tháo mới đối với đồng Yen đã diễn ra nhưng các chỉ số chứng khoán lại phản ứng tích cực, ghi nhận tăng giá mạnh trong phiên 28/4. Theo đó, đồng Yen xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ, về ngưỡng 130,31 Yen/USD; chỉ số Nikkei 225 tăng 1,75%, chỉ số Topix tăng trên 2% trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm chuẩn giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tuần là 0,215%.

Phản ứng của thị trường phần nào phản ánh những đồn đoán gia tăng trước cho rằng tại cuộc họp chính sách hôm thứ Năm, BOJ có thể cho phép lãi suất dài hạn tăng lên, hoặc ít nhất là sẽ có điều chỉnh các hướng dẫn liên quan đến chính sách ôn hòa hiện nay để chống lại đà giảm giá của đồng Yen. Trước đó, một số nhà lập pháp quan ngại việc đồng Yen giảm giá có thể làm tổn hại nền kinh tế do chi phí hàng hóa nhập khẩu tăng [hiện Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu năng lượng và nhiều hàng hóa nguyên liệu đầu vào khác]. Tuy nhiên ở chiều xuất khẩu, việc đồng Yen giảm giá lại có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.

Lạm phát tăng nhưng có thể không kéo dài

Việc không thay đổi lãi suất ngắn hạn [duy trì ở mức âm 0,1%], lãi suất dài hạn duy trì ở mức gần bằng 0 và cam kết hướng lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm về mức 0% cho thấy chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sẽ tiếp tục được duy trì. "Chúng tôi dự kiến lãi suất chính sách ngắn hạn và dài hạn sẽ giữ nguyên ở mức hiện tại hoặc thấp hơn", BOJ cho biết trong một tuyên bố, đồng thời khẳng định không thay đổi các hướng dẫn ôn hòa đã có từ cuộc họp chính sách trước đó vào tháng 3.

Các nhà phân tích nhận định tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ “dậm chân tại chỗ” trong quý đầu tiên và sau đó có thể phục hồi ở mức khiêm tốn trong quý II này, do thận trọng về đại dịch và chi phí sinh hoạt tăng cao làm ảnh hưởng đến tiêu dùng. Trong dự báo hàng quý mới nhất, BOJ dự báo lạm phát cơ bản sẽ đạt mức 1,9% trong năm tài khóa hiện tại, trước khi điều chỉnh xuống 1,1% trong các năm tài khóa 2023 và 2024. Đây là dấu hiệu cho thấy BOJ nhìn nhận đà tăng giá do chi phí đẩy hiện nay sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên trước áp lực lạm phát gia tăng, BOJ cho rằng lương và giá cả dự kiến sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi.

“Rủi ro về giá đang có xu hướng tăng lên trong thời điểm hiện tại, chủ yếu phản ánh những bất ổn về giá năng lượng, nhưng nhìn chung sẽ trở về cân bằng sau đó. Tuy nhiên, sự gia tăng của lạm phát cơ bản có thể sẽ tiếp tục đẩy kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn lên”, báo cáo của BOJ cho biết. Các quan chức của BOJ coi xu hướng phát triển của kỳ vọng giá dài hạn là rất quan trọng để đánh giá liệu lạm phát có trở nên trầm trọng hay không, từ đó đảm bảo cho việc rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ. Lạm phát tiêu dùng cơ bản đạt mức 0,8% vào tháng 3 và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 2% từ tháng 4, chủ yếu do chi phí nhiên liệu tăng chứ không phải do mức lương cao hơn, hay các nhu cầu cơ bản tăng.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tokyo vẫn chưa thể đạt được mục tiêu đưa lạm phát lên mức 2% và đại dịch Covid-19trỗi dậy làm gia tăng những điều khó đoán định. Tuy nhiên, Thống đốc BOJ Kuroda Haruhiko cho biết, chưa thấy cần thiết phải thay đổi chính sách tiền tệ hiện tại hoặc thảo luận về việc tăng lãi suất bởi ông đánh giá lạm phát đang gia tăng do các yếu tố tạm thời như giá hàng hóa cao hơn.

“Chúng tôi không nghĩ đến và cũng không thảo luận về những khả năng như vậy”, ông Kuroda phát biểu với báo giới sau cuộc họp chính sách của BOJ kéo dài hai ngày.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh:Reuters

Bên cạnh đó, Thống đốc Kuroda đánh giá rằng, đồngyensuy yếu là điều tích cực đối với nền kinh tế Nhật Bản chứ không hẳn là tin xấu. Dẫu vậy, nhiều chuyên gia nhận định, việc đồngyenmất giá sẽ làm tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu của nước này nhưng cũng làm tăng chi phí nhập khẩu-một vấn đề đau đầu đối với quốc gia vốn khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản, đồng thời làm giảm sức mua của các hộ gia đình.

Sau khi sụt giảm kỷ lục 4,6% trong tài khóa 2020 do sự bùng phát của đại dịch, kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại vào cuối năm ngoái nhờ những tiến bộ trong chương trình tiêm chủng và việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế Nhật Bản, BOJ ước tính chỉ số giá tiêu dùng [CPI], không tính thực phẩm tươi, tăng 1,1% trong tài khóa 2022, nhỉnh hơn 0,2% so với dự báo trước đó. Đồng thời, BOJ cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm nay sẽ đạt 3,8%, tăng 0,9% so với dự báo hồi tháng 10-2021, bất chấp những lo ngại gia tăng liên quan đến sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, lạm phát trong nước duy trì ở mức thấp, ngay cả khi chính phủ tung ra các gói kích cầu khổng lồ, BOJ thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng và giá dầu thô liên tục tăng, đang là một trong những vấn đề đáng quan ngại làm kiềm chế sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản.

Mới đây, BOJ dự báo lạm phát ở Nhật Bản có thể sẽ chỉ tăng lên khoảng 1% vào giữa năm 2022. Nếu lạm phát vẫn ở mức thấp, nó sẽ gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ của thể chế tài chính này. Trên thực tế, lạm phát tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu do giá chi phí đầu vào tăng cao, không phải do nhu cầu tiêu thụ thấp.

Vì vậy, ông Kodama Yuichi, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Yasuda Meiji [Nhật Bản] cho rằng, lạm phát do chi phí tăng cao khó có thể kéo dài, đồng nghĩa với việc mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2% vẫn nằm ngoài tầm với của nước này.

Vấn đề lạm phát ở xứ sở mặt trời mọc tăng chậm trái ngược với những diễn biến ở Mỹ và châu Âu, những nơi mà lạm phát tăng cao nhờ sự hồi phục của các hoạt động kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Chính vì vậy, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED], Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] hay nhiều ngân hàng trung ương khác đã bắt đầu triển khai chính sách thắt chặt tiền tệnhằm kiềm chế lạm phát tăng nhanh, thì BOJ lại thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, bất chấp những lo ngại về “tác dụng phụ” của môi trường lãi suất thấp kéo dài như tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Bên cạnh việc tiếp tục bơm hàng chục tỷ USD vào nền kinh tế, BOJ đang duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% để giữ chi phí vay vốn của các công ty và hộ gia đình ở mức thấp.

VĂN HIẾU

Video liên quan

Chủ Đề