Chờn và giới thiệu một nhân vật đồng thoại mà em yêu thích theo số đó gợi dẫn

1;giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích bằng hiện các yêu cầu sau a] Xác định người kể chuyện b] Chỉ ra một số đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại c] Chọn một nhân vật yêu thích liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật đó hãy kể bảo và vợ theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý

Lưu ý : Phải trả lời những câu trên trong bài ''Em gái tôi''

Giúp mình với ạ !

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 [trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích và thực hiện theo các yêu cầu sau:

a. Xác định người kể chuyện.

b. Chỉ ra một vài đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại.

c. Chọn một nhân vật yêu thích. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật đó [Kẻ bảng vào vở theo mẫu].

d. Từ bảng đã hoàn thành hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật

Phương pháp giải:

Chọn một truyện đồng thoại về loài vật mà em đã được đọc và làm theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Những chiếc áo ấm – Võ Quảng.

a. Xác định người kể chuyện: ngôi thứ ba [tác giả kể chuyện].

b. Đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại:

- Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi.

- Tác giả lấy loài vật [con thỏ, nhím, tằm,…] làm nhân vật.

- Các nhân vật trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của các nhân vật đó ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi. 

c. Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con nhím:

Ngoại hình

Lời nói

Hành động và suy nghĩ

Mối quan hệ với các nhân vật khác

Mình mẩy vô số những chiếc kim nhọn.

- Giúp đỡ thỏ, xù lông lên tặng kim cho thỏ.

- Cùng thỏ đi tìm người may áo.

- Trời rét, không có áo thì chịu sao được!

- Ừ, muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim!

Bạn bè giúp đỡ các nhân vật khác.

d. Từ bảng đã hoàn thành hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật

Nhân vật Nhím là nhân vật xuất hiện trong truyện với vai trò là cậu bạn tình nguyện giúp đỡ Thỏ trong việc tặng kim để Thỏ có chiếc áo ấm và cùng Thỏ song hành tìm chỉ, tìm người may áo cho Thỏ. Nhím còn thuyết phục những bạn khác giúp đỡ Thỏ để Thỏ có áo ấm với câu nói quen thuộc “Có biết sống vì mọi người thì người ta mới sung sướng được”. Nhím là nhân vật đại diện cho những người bạn tốt, đã biết giúp đỡ, chia sẻ cùng bạn bè và tìm thấy niềm vui cho mình trong những việc tốt đó.

Câu 2

Câu 2 [trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Hãy kể về một thay đổi tích cực của bản thân mà em có được nhờ tình bạn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại và kể về thay đổi của bản thân.

Lời giải chi tiết:

      Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Nhờ tình bạn, em cũng có được những thay đổi tích cực với bản thân mình. Bạn của em là cô bé không may mắn vì không có cha, cô bé luôn chăm học, yêu thương mẹ mình và luôn khao khát tình cảm của cha. Bạn cũng dạy em nhiều điều tốt. Vì thế mà em cảm thấy biết ơn cuộc đời vì đã cho em một cuộc sống tuy không dư dả vật chất nhưng lại đầy đủ tình yêu thương của mẹ cha. Nhờ thế mà em thấy vui và sống tốt hơn mỗi ngày.

Loigiaihay.com

Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

ngoc284 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 Kết nối tri thức trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 6: soạn bài cái tết của mèo con. Hãy cùng tham khảo với onthihsg nhé.

Soạn văn 6 Củng cố, mở rộng bài 6 trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

a. Xác định người kể chuyện. b. Chỉ ra một số đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại. c. Chọn một nhân vật yêu thích. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật đó. [Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý.]

d. Từ bảng đã hoàn thành, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật.

Trả lời:

Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Cái tết của mèo con của tác giả Nguyễn Đình Thi. a. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba b. Một số đặc điểm nhận biết truyện Cái tết của mèo con là truyện đồng thoại: Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi. Tác giả lấy loài vật [con mèo] làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi. c. Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con mèo: Ngoại hình: Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết. Hành động: Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi! Lời nói: Mèo Con vẫn không chịu ăn.- Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi. Mối quan hệ với nhân vật khác: Mèo ở nhà bà và Bống.

d. Cảm nhận của em về nhân vật con mèo: kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình, là bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ. Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành như thế nào. Chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện hấp dẫn này nhé!

Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích nếu cậu muốn có một người bạn…, cáo bày tỏ nếu được kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Hãy kể về một thay đổi tích cực của bản thân mà em có được nhờ tình bạn.

Trả lời:

Bài 1:
Bạn cùng lớp và cũng là bạn thân của em – Tuấn Anh là một tấm gương tốt trong học tập lại hay giúp đỡ bạn bè. Chúng em đã trở thành những người bạn của nhau từ khi nào có lẽ cả hai đều không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ rằng, ngày đầu tiên bước chân vào mái trường trung học cơ sở, Tuấn Anh là người bạn đầu tiên mà em quen biết. Em là một cậu bé có tính cách hướng nội nên ngại giao tiếp. Nhưng nhờ có Tuấn Anh mà em đã dần trở nên hòa đồng hơn. Không chỉ vậy, em và Tuấn Anh còn có chung sở thích với môn bóng rổ. Ước mơ của cả hai là trở thành những tuyển thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Bởi vậy, chúng em đã cùng nhau tập luyện để có thể tham gia vào đội tuyển bóng rổ của trường. Những khi em cảm thấy nản lòng, Tuấn Anh sẽ là người động viên, giúp em có thêm tinh thần cố gắng vì đam mê.

Bài 2:
Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Nhờ tình bạn, em cũng có được những thay đổi tích cực với bản thân mình. Em cố gắng chăm học, hòa đồng với mọi người, đoàn kết với bạn bè hơn, nhất là giúp đỡ các bạn yếu hơn mình để cùng nhau tiến bộ.

Ví dụ về một truyện đồng thoại mà em yêu thích: “Cái Tết của Mèo Con” [Nguyễn Đình Thi]

a. Người kể chuyện: ngôi thứ ba.

b. Một số đặc điểm nhận biết:

– Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi.

– Tác giả lấy loài vật [con mèo] làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi.

c. 

Nhân vật Mèo Con [Miu]
– Ngoại hình: 

+ Hai con mắt xanh, 

+ Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung; 

+ Lông màu trắng, … 

– Hành động và suy nghĩ: 

+ Khi gặp bác Nồi Đồng, Mèo con sợ quá , đứng thót lên xù lông và phì một tiếng. 

+ Nằm hồi hộp không ngủ được. 

+ Xấu hổ và tức giận. 

+ Nằm sưởi nắng, liếm mình, liếm chân. 

+ Mèo con ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột.….. 

– Lời nói: 

+ Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?

+ Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi. 

+ Chuột Cống là đứa nào mà ác thế? …

– Mối quan hệ với các nhân vật khác:  

+ Mèo ở cùng nhà với bà, Bống và mẹ. 

+ Bác Nồi Đồng, chị Chổi, ông Chuột Cống, Chuột Nhắt, …

d. Cảm nhận về nhân vật Mèo Con:

“Cái Tết của Mèo Con” là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Thi, kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình. Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành đáng khâm phục. Qua nhân vật Mèo Con, tác giả đã gửi gắm bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ.

– Câu chuyện em học kém, được bạn giúp đỡ và cả hai cùng có kết quả tốt trong học tập.

– Câu chuyện từ hành động bao dung của bạn mà cảm thấy mình ích kỉ, từ đó thay đổi bản thân trở nên tốt hơn.

Cái tết của mèo con thuộc thể loại truyện gì : “Cái Tết của Mèo con” là tập truyện ngắn tuyển chọn giới thiệu những tác phẩm đặc sắc dành cho thiếu nhi của các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Đình Thi, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam và Xuân Quỳnh. Quyển sách sẽ đưa các bạn nhỏ vào thế giới trong trẻo hồn nhiên nhưng cũng ấm áp tình người

Cái Tết của mèo con được nhà văn Nguyễn Đình Thi viết năm 1961, là một tác phẩm được yêu thích của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Đó là một truyện ngắn xinh xắn viết về một chú Mèo con non nớt đã vươn mình trở thành mèo như thế nào.

Câu chuyện bắt đầu bằng một nét đẹp tình cảm gia đình rất thân thuộc: Bà đi chợ về mua cho cháu một món quà.. Một cái bánh ư? Một món đồ chơi ư? Ồ không, một món quà rất sinh động: Một con mèo nhỏ.. một thú cưng? Bạn đọc hiện đại hôm nay thường nghĩ đến con mèo con như một thứ đồ chơi, một “em bé” để chúng ta vuốt ve, cho ăn sữa và tắm rửa cho nó bằng xà phòng thơm.. Mèo con của nhà văn Nguyễn Đinh Thi lại rất khác!

Bạn đọc sẽ được tác giả dẫn dắt vào một không gian cái bếp truyền thống xa xưa, với cái kiềng, bếp tro, với bác nồi đồng, chị chổi rơm, cái chạn bếp.. Trong không khí một đêm đông cổ tích tối tăm, lũ chuột nhắt và con chuột cống dữ tợn xuất hiện. Chúng phá phách, ăn uống, hát hò nghênh ngang như những tên du côn ăn cướp. Chú Mèo nhỏ yếu ớt cùng những nhân vật hiền lành của cái bếp cổ truyền đó tưởng chừng như sẽ bị lũ chuột côn đồ bắt nạt ăn hiếp mãi mãi..

Những trang chữ lại dẫn chúng ta tới một mảnh sân làng quê cổ truyền với cây cau, với hoa đỏ, bướm vàng.. chú Mèo con bắt đầu gặp gỡ với Gián đất, với cụ Cóc Tía với đàn gà, Gà mẹ và ổ trứng.. Mèo con bắt đầu nhận ra mình biết nhảy nhanh, trèo giỏi, mình có móng, có vuốt, có răng sắc.. mình là kẻ có sức mạnh! Thế rồi cuộc va chạm đầu tiên với con rắn Hổ mang để cứu ổ trứng của Gà mẹ đã khiến chú Mèo con phấn chấn.. Mèo con đã tỉnh ngộ, nó không muốn bị bắt nạt nữa.

Đêm đông giáp Tết đã đến, trong cái bếp cổ truyền đầy ắp thức ăn thơm lừng. Lũ chuột côn đồ quen mui kéo tới, nhưng nơi đây đã khác trước, lũ chuột không còn tự do hoành hành được nữa, Mèo con đã dám đối đầu đánh lại Chuột cống. Sự dũng cảm của Mèo con đã khiến chị Chổi và bác Nồi đồng vùng dậy góp sức, ra tay! Lũ Chuột đã bị đánh tơi bời trong sự hả hê của bạn đọc.

Thế là trong cái Tết đầu tiên của mình, Mèo con được âu yếm hưởng thụ một mùa xuân tươi đẹp thanh bình.

Bằng một giọng văn dung dị, đượm chất quê, nhà văn đã thực sự đưa các độc giả về với một không gian hoàn toàn khác, nơi ấy không có khói bụi, không có ồn ã, chỉ có những con người, những vật dung dị. Nhưng trong câu chuyện của Miu con lại ẩn chứa bài học cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Đó là bài học về sự mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để trưởng thành, để sống xứng đáng với bản thân mình.

Dưới đây là nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của chú mèo con trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng một từ láy [gạch chân từ láy].

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?”

Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?

– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu.

Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi!

Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm [1]. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột.

Không phải, chắc là một con “phòng phòng”, con gà bằng bột bỏng xanh đỏ, thổi kêu te te, chơi xong lại ăn được nhé! Thèm quá, thế có khổ không!

Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”.

Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”.

– Nào. Miu ra với chị nào!

Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo:

– Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá!

Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm.

Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”.

Mèo Con vẫn không chịu ăn.

– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.

Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi:

– Con Mèo Con ở đâu thế Bống?

– Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé!

– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ.

Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ.

Video liên quan

Chủ Đề